*

Có hai nghiên cứu lý thuyết là thuyết minh (narrative) và hệ thống (systematic). Một bài nghiên cứu thuyết minh có thể là nền tảng cho nghiên cứu hệ thống và ngược lại. Đa số các nghiên cứu lý thuyết của bài báo khoa học hoặc luận văn thường sẽ nằm đâu đó ở giữa hai loại này. Nghiên cứu phân tích tổng hợp (meta-analysis) là một ví dụ chuẩn mực của nghiên cứu lý thuyết hệ thống (systematic literature review).

Bạn đang xem: Systematic review là gì

Nghiên cứu lý thuyết thuyết minh (narrative literature review)Phân tích, tổng hợp một cách tường tận và thấu đáoKhông theo một quy trình rõ ràng, cụ thể (non-explicit protocol)Các nghiên cứu chọn để phân tích là những nghiên cứu yểm trợ những đề xuất của tác giả (nhưng vẫn mang tính khách quan, cân bằng)Có thể đánh giá chất lượng và điểm mạnh của từng nghiên cứu khác nhau một cách định tínhKhi thiếu dữ kiện, tác giả có thể đề xuất dựa trên ý kiến và kinh nghiệm của chính mình – và độ thuyết phục của những đề xuất cá nhân này tùy thuộc vào độ mạnh của những dữ kiện cơ sở mà tác giả sử dụng trong bài (underlying evidence)Nghiên cứu lý thuyết hệ thống (systematic literature review)Sử dụng bằng chứng từ nghiên cứu thực nghiệm (empirical evidence)Có quy trình rõ ràng (explicit protocol)Có tiêu chí chọn lựa và loại trừ cụ thể (inclusion/exclusion criteria)Dữ kiện từ từng nghiên cứu riêng lẻ có thể được tổng hợp thành một nghiên cứu phân tích tổng hợp (meta-analysis)Thường gồm các nghiên cứu đjnh lượngKhi thiếu dữ kiện, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tương lai để bổ khuyết cho khoảng trống nghiên cứuDựa vào mục đích của báo cáo, Baumeister (1997) chia nghiên cứu lý thuyết thành năm kiểu, đó là:Phát triển lý thuyết (theory development)Đánh giá lý thuyết (theory evaluation)Khảo sát hiện trạng kiến thức về một chủ đềXác định vấn đề nghiên cứuLịch sử phát triển một lý thuyếtNghiên cứu lý thuyết khác với một bài viết tổng hợp thông thường ở tính khoa họctínhhệ thống trong việc tìm kiếm và chọn lựa tài liệu. Hơn nữa, nghiên cứu lý thuyết là một hoạt động khoa học nên quy trình của nó cũng phải được thực hiện với sự tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc của phương pháp khoa học, chẳng hạn như tính minh bạch khách quan. Trước tiên, nguồn của nghiên cứu lý thuyết phải là các bài báo cáo khoa học. Thứ hai, việc xác định tài liệu phải được tiến hành đầy đủ và không thiên vị (non-bias), nghĩa là bạn phải chọn hết các nghiên cứu có liên quan nếu nó thoả mãn tiêu chí chọn ban đầu mà bạn đề ra. Bạn chỉ có thể không chọn một nghiên cứu nếu nó nằm trong nhóm tiêu chí loại trừ đã được nêu từ đầu. Làm sao để người đọc thẩm định điều này? Một cách làm đó là công bố báo cáo về quá trình nghiên cứu lý thuyết (literature review protocol) cùng với bài nghiên cứu chính hoặc lưu trữ lại phòng khi có người hỏi (ban bình duyệt hoặc nhà nghiên cứu muốn tái lập nghiên cứu). Nếu có quá nhiều nghiên cứu đạt yêu cầu thì sao? Bạn có thể lấy mẫu ngẫu nhiên. Không nên chọn đại khái qua loa vài nghiên cứu đầu tiên tìm thấy, hoặc chỉ lựa ra nghiên cứu hợp ý mình và bỏ qua tất cả các nghiên cứu trái chiều với quan điểm của bạn.

Các bước tiến hành nghiên cứu lý thuyết

1) Xác định phạm vi (scoping)Phạm vi của cuộc nghiên cứu lý thuyết được quyết định bởi câu hỏi hoặc giả thuyết nghiên cứu.

Xem thêm: File System Là Gì – Overview Of Fat, Hpfs, And Ntfs File Systems

Xem thêm: Giấy Nhận Nợ Là Gì – Giấy Nhận Nợ Hợp Pháp

Để có được một câu hỏi nghiên cứu rõ ràng, bạn nên trả lời được các câu hỏi như nghiên cứu về điều gì, ở đâu? những khái niệm hoặc biến số quan tâm là gì? các biến này có liên hệ với nhau như thế nào? v.v…2) Lên kế hoạch (planning)Lúc này, bạn chia nhỏ (các) câu hỏi nghiên cứu thành những khái niệm riêng lẻ để hình thành từ khóa tìm kiếm (search tems). Hãy định nghĩa các từ khóa này. Bạn có thể nghĩ tới các từ đồng nghĩa, gần nghĩa với khái niệm hoặc thuộc tính, biến số mà bạn quan tâm, nói chuyện với chuyên gia về chủ đề đó, đọc sách giáo khoa, hoặc tra từ điển Việt – Việt, Hán – Việt để chắc chắn rằng bạn không bỏ sót các từ khóa quan trọng liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Chẳng hạn, bạn muốn làm một nghiên cứu về mối quan hệ giữa thực hành chánh niệm và trí thông minh xúc cảm (EQ). Một từ khóa quan trọng ở đây là chánh niệm. Chánh niệm được định nghĩa là sống trong hiện tại, là khi ta dồn hết giác quan, cảm xúc, và suy nghĩ vào sự việc trước mắt và không có bất kỳ phán xét nào trong thời điểm hiện tại. Theo nghĩa này, Phật Giáo còn có từ gần nghĩa là tỉnh giác, tài liệu tiếng Anh dùng từ mindfulness. Từ có liên quan gần thì có thiền chánh niệm (mindful meditation), kiểm soát hơi thở, và yoga. Như vậy, bạn có một số từ khóa để bắt đầu công cuộc tìm kiếm tài liệu.Thông thường người nghiên cứu phải cân bằng giữa độ nhạy (sensitivity) – tìm được càng nhiều tài liệu càng tốt, và độ cụ thể (specificity) – phải đảm bảo là bài được chọn có liên quan đến câu hỏi nghiên cứu. Ở bước này, ta chú trọng vào độ nhạy hơn để có thể nhìn vấn đề nghiên cứu ở bề rộng, tổng quan. Kế tiếp, cần xác định tiêu chí bao gồm và loại bỏ (inclusion/exclusion criteria) bằng cách cân nhắc các yếu tố: câu hỏi nghiên cứu, thao tác hóa khái niệm, cách đo lường/ các biến liên quan, thiết kế nghiên cứu, người tham gia (hay là quần thể quan tâm). Chẳng hạn, bạn chỉ muốn tìm hiểu về mối tương quan giữa chánh niệm và EQ ở thanh thiếu niên nên tiêu chí bao gồm của bạn là nghiên cứu phải có cả hai từ khóa này như là hai biến số chính, và tiêu chí loại trừ là các nghiên cứu về số người thực hành chánh niệm tại gia và tại điểm tập trung hay là ảnh hưởng của chánh niệm lên sức khỏe thể chất ở người trung niên, v.v…3) Tìm kiếm (Identification/ searching)Khi bắt đầu tìm kiếm, bạn hay ghi chép lại rõ ràng và hệ thống bạn đã làm gì và làm như thế nào, chẳng hạn như:- Bạn dùng bao nhiêu từ khóa tìm kiếm, kể ra.- Các biến độc lập và biến phụ thuộc, các khái niệm, vv…- Bạn đã kết hợp các từ khóa tìm kiếm như thế nào?- Bạn có dùnglogic Boolean không, nếu có thì làm như thế nào?- Bạn đã chọn những từ khóa đó như thế nào?Bạn hãy nghĩ về những từ đồng nghĩa, gần nghĩa với biến số mà bạn quan tâm, nói chuyện với chuyên gia, đọc sách giáo khoa, tra từ điển Việt, Hán Việt, vv…Tiêu chí bao gồm/ tiêu chí loại trừ là gì? Tại sao?Cuối cùng, bạn có bao nhiêu từ hoặc dãy từ khóa tìm kiếm?Khi tìm kiếm, ta nên dùng ít nhất 2 cơ sở dữ liệu (databases), bộ máy tìm kiếm (search engines), tạp chí khoa học (journals) có liên quan, và bắt đầu việc tìm kiếm ở những nguồn đó.Tiếp đó, bạn kiểm tra sơ bộ một vài các kết quả tìm kiếm đầu tiên xem có cần phải thay đổi tiêu chí bao gồm và loại bỏ không hoặc từ khóa tìm kiếm không? Có cần thêm từ khóa nào mới không?Nếu phải thay đổi các yếu tố trên thì bạn cần quay trở lại bước lên kế hoạch.Nhưng như vậy có thể vẫn chưa đủ, vì có nhiều nghiên cứu không (hoặc chưa) được xuất bản; vấn đề trong xuất bản (hiệu ứng lưu kho – file-drawer effect; sai lệch trong xuất bản – publication bias), vậy ta cũng nên rà soát bài báo mình đọc, mục danh sách tham khảo, truy cập trực tiếp vào trang web của hội nghị, hội thảo, tạp chí khoa học, website tổ chức, liên hệ với tác giả, đọc trích dẫn(citation) vv…Một số cơ sở dữ liệu phổ biến như:- EBCOhost- PsychINFO- ProQuestDissertations and Theses- WorldCat- SSRN- PubMed- Scopus- ISI Web of Knowledge- Google Scholar- Tâm lý và các ngành liên quan:goo.gl/AFG3Ny

Chuyên mục: Hỏi Đáp