Ý thức bao gồm tất cả những thứ bên trong sự nhận biết của bạn về những gì diễn ra xung quanh ở thời điểm hiện tại như là ý nghĩ, cảm xúc, giác quan và một phần trí nhớ. Bạn có thể diễn giải chúng một các dễ dàng. Ý thức chỉ chiếm 10% chức năng hoạt động của não. Đây là phần tâm trí duy nhất bạn toàn quyền kiểm soát.

Bạn đang xem: Subconscious là gì

Ví dụ, bạn đang ở trong siêu thị, cầm một quả táo đỏ trên tay, bạn thấy nó có màu đỏ (thị giác), mùi thơm (khứu giác), mịn màng cầm rất sướng tay (cảm giác). Nó khiến bạn thèm (cảm xúc) và bạn muốn mua nó về ăn luôn và ngay (ý nghĩ). Bạn sờ vào túi và nhận ra hôm nay bạn quên ví tiền ở nhà. Bạn đành ngậm ngùi bỏ nó lại.

Mình có viết trong kỳ 3 của Series Hiểu về não – Tại sao bạn ngủ? rằng phần Vỏ não trước trán – Prefrontal cortex chịu trách nhiệm cho suy nghĩ có ý thức của bạn và việc hoạt động liên tục không nghỉ ngơi sẽ khiến phần não này quá tải, dẫn tới các quyết định sai lầm. Và đó cũng là lý do nó chỉ chiếm 10% chức năng hoạt động của não. Vì nếu nó chiếm 100%, bạn sẽ mất nhiều calos hơn mà năng suất thì giảm. Cũng giống như lập trình sinh ra để giúp chúng ta tự động hóa máy móc, giảm thời gian lao động chân tay vào những công việc vô nghĩa. Vỏ não trước trán chỉ được nghỉ ngơi khi bạn ngủ nên bạn cần ngủ đủ để bảo vệ nó.

Tiền ý thức – Subconscious mind

Tiền ý thức khác với ý thức ở chỗ bạn không nhận biết được sự tồn tại của nó trong thời điểm hiện tại nhưng bạn có thể đưa nó tới phần ý thức. Nó chiếm từ 50% – 60% chức năng của não.

Khi ai đó hỏi bạn về số điện thoại của bản thân, bạn không cần phải nghĩ về nó 24/7 mà vẫn có thể trả lời dễ dàng. Hay khi bạn học lái xe máy, lần đầu có vẻ bạn sẽ bỡ ngỡ khi phải học cách bóp phanh, lên số, … và não bạn tập trung cao độ và việc lái xe vì nếu không cẩn thận bạn sẽ tèo (ý thức). Khi đi được vài tuần, bạn bắt đầu quen dần với việc lái xe. Bạn vừa nói chuyện với gấu vừa lái xe, vừa ngắm phố vừa lái xe, … Bạn lái xe một cách tự động. Lúc này, não bạn lấy dữ liệu từ phần tiền ý thức đưa nó tới phần ý thức để xử lý.

Vô thức – Unconscious mind

Vô thức là phần chìm sâu trong tảng băng tâm trí của bạn. Bạn không nhận biết được sự tồn tại của vô thức. Nó chiếm từ 30% – 40% chức năng hoạt động của não.

Một ví dụ điển hình là bạn biết rằng nếu bạn dành ra tối thiểu 30 phút đọc tài liệu tiếng anh mỗi ngày, từ vựng của bạn sẽ tăng đáng kể (ý thức) nhưng rốt cuộc bạn lại lướt mạng xã hội ngày qua ngày (vô thức). Khi ai đó khuyên bạn nên tập trung học và hạn chế dùng mạng xã hội, ngay lập tức có tiếng nói trong đầu bạn bắn ra cả tỷ lý do nào thì do bạn không thông minh, học mãi vẫn dốt, nào là bạn lười biếng, nào là bạn phải đi làm không có thời gian, … Lúc này, bạn tự thuyết phục mình bỏ cuộc rồi đó.

Những cái nhãn

Trên thực tế, có một sự sai lệch giữa phần ý thức và phần vô thức khiến bạn mất tự chủ. Mặc dù không muốn nhưng không hiểu sao vẫn làm. Nguyên nhân sâu xa đến từ nhiều lý do, có thể trong quá khứ, những ngày đầu học tiếng anh, bạn mải tìm cách cưa cẩm một bạn gái xinh nên học đuối hơn các bạn xung quanh và vô tình bị “gán mác” dốt tiếng anh. Hoặc có thể bố mẹ bạn xưa kia phải vật lộn học tiếng anh nhưng mãi vẫn không tiến bộ và họ gán cho bạn cái mác bẩm sinh dốt tiếng anh giống họ.

Xem thêm: Idm Là Gì – Internet Download Manager

Mình hay áp dụng một trick nhỏ giúp mình tư duy tốt hơn đó là khi mình có một nhận định rằng mình không thể làm được A thì mình sẽ tìm mọi lập luận chứng minh là mình làm được A.

Hồi xưa, mình rất ghét ăn tỏi, hành tây, gừng và mình không bao giờ ăn món gì có 3 thứ trên. Mình đã nghĩ là bẩm sinh mình ghét chúng. Tới một ngày, mình vô tình ăn đồ ăn có tỏi (mình không biết trong đó có tỏi), mình đã ăn nó một cách ngon lành. Chỉ tới khi hỏi bạn mình nấu nó thế nào mình mới ngớ người ra. Bên cạnh đó, mình vô tình phát hiện việc ăn gừng thường xuyên khiến mình chịu rét tốt hơn.

Từ đó, mình bắt đầu suy nghĩ về sở thích của mình. Bao nhiêu cái là mình sinh ra đã tự thích? Bao nhiêu cái là do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh? Và câu trả lời là hầu hết những sở thích của mình là do ảnh hưởng của môi trường. Mình thích màu hồng là do hồi bé toàn xem phim có công chúa mặc váy hồng trên kênh Disney. Mình không thích tỏi là do mẹ mình không nấu nó bao giờ. Mình ăn tỏi mình thấy vị lạ, không quen với vị đồ ăn của mẹ mình.

Thường thì chúng ta gắn cảm giác không quen với cảm giác ghét. Lần đầu nâng tạ, bạn không quen, bạn đau và bạn nói rằng bạn ghét tập tạ. Lần đầu học phát âm, bạn nói lắp bắp như con nít. Bạn không quen. Bạn cho rằng bạn không có gen học tiếng anh. Rất nhiều lần đầu bạn thử và bạn kết luận bạn không có năng khiếu. Câu bạn hỏi bản thân là mình đã thử đủ chưa thay vì mình cảm thấy thế nào.

Tổng kếtTheo học thuyết phân tầng nhận thức của Freud, nhận thức bao gồm ba cấp độ: ý thức (conscious mind), tiền ý thức (subconscious mind) và vô thức (unconscious mind).Phần ý thức (tức phần bạn làm chủ được) chỉ chiếm 10% hoạt động não. Cho nên, nếu bạn thấy bạn lười mà không-hiểu-vì-sao-mình-lười thì đó là chuyện bình thường thôi.Bạn không phải là những cái mác. Nếu người ta gắn bất kỳ cái mác vô hình nào cho bạn (dốt bẩm sinh, học ngu, mặt mụn, …), kệ họ.Một trick hay giúp các bạn tư duy tốt hơn là nếu bạn tin vào cái gì, hãy thử dành thời gian làm điều ngược lại. Nếu bạn tin bạn không thể tập thể dục hay tập phát âm tiếng anh, hãy thử làm chúng.Bài tập cho bạn

Chỉ đọc mà không hành thì bạn chỉ dừng ở mức biết thôi chứ chưa gọi là hiểu. Để thật sự hiểu, bạn cần phải làm bài tập. Và đó là lý do tại sao Series về Não lại có bài tập.

Liệt kê những cái nhãn mà người khác hoặc bạn tự dán cho mình, tìm ra lý do tại sao mình bị dán nhãn và tìm giải pháp để bỏ cái nhãn đó.

Ví dụ, giao tiếp kém vì mặt nhiều mụn, hồi bé hay bị các bạn trêu trọc nên nảy sinh tâm lý xa lánh mọi người, ngại giao tiếp -> Giải pháp: Trị mụn. -> Mặt xinh -> Tự tin, yêu đời, có gấu.

Xem thêm: Odo Là Gì – Odo Và Trip Trên Xe ô Tô

Nếu bạn muốn có nhiều cơ hội trải nghiệm hơn, hãy tham gia cộng đồng học lập trình miễn phí CodersX với chúng mình. Together, we change the world.

Chuyên mục: Hỏi Đáp