Home»Analytics • audit • Google » 7 chỉ số Google Analytics quan trọng nhất để dễ dàng đọc báo cáo

*

Trong báo cáo website, Google Analytics là một công cụ phổ biến và miễn phí hỗ trợ việc đo lường. Tuy nhiên, giữa vô vàn chỉ số Google Analytics, đâu là các chỉ số quan trọng nhất? Đâu là chỉ số cần tập trung và chú ý để thể hiện trong báo cáo? Dưới đây là 7 chỉ số phục vụ tốt nhất cho việc đo lường và kiểm tra hiện trạng website cùng các hướng dẫn chi tiết về cách xem các chỉ số này.

Bạn đang xem: Số phiên trong google analytics là gì

1. Chỉ số Google Analytics – Người dùng (User)

Chỉ số Người dùng (User) cho biết số lượng người đã truy cập vào website của bạn trong một thời điểm nhất định. Mỗi người dùng khi truy cập website sẽ được gắn cho một mã theo dõi (Client ID), nhờ đó Google Analytics có thể xác minh được bao nhiêu người ghé thăm website.

Để xem chỉ số này, bạn vào Đối tượng / Tổng quan / Người dùng (khoanh đỏ). Hãy nhớ rằng số lượng người dùng này là trong khoảng thời gian xác định (khoanh đỏ).

*

Đây là chỉ số cơ bản nhất trong Google Analytics mà mọi báo cáo website đều có. Ngoài ra, trong Google Analytics sẽ có thống kê khác nhau là người dùng mới và người dùng cũ. Tổng người dùng truy cập website chính là 2 chỉ số này cộng lại. Thuật ngữ “traffic của website” mà chúng ta hay gặp cũng chính là số lượng “user” được xem ở phần này.

2. Chỉ số Google Analytics – Phiên (Session)

Phiên là một nhóm các tương tác của người dùng với trang web diễn ra trong một khung thời gian nhất định. Trong Google Analytics ở chế độ mặc định, “khung thời gian nhất định” là 30 phút. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi khoảng thời gian này tùy theo nhu cầu. Một phiên có thể có nhiều lần xem trang, sự kiện, tương tác trên mạng xã hội và giao dịch thương mại điện tử.

Giả sử anh Hồng là một người dùng truy cập vào website của bạn. Google Analytics sẽ bắt đầu tính “phiên” từ thời điểm đó. Nếu 30 phút trôi qua mà anh Hồng không có bất kỳ tương tác nào trên website thì phiên sẽ kết thúc. Tuy nhiên, giả sử ngược lại. Nếu anh Hồng tương tác với một yếu tố (ví dụ click các nút trên trang, cuộn chuột,…) thì cứ mỗi lần tương tác, Google Analytics sẽ đặt lại thời gian hết hạn phiên bằng cách cộng thêm 30 phút khác kể từ thời điểm tương tác đó.

Một người dùng có thể mở nhiều phiên. Các phiên đó có thể xảy ra trong cùng một ngày hoặc trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Ngay sau khi một phiên kết thúc, một phiên mới có thể bắt đầu.

Để xem chỉ số này, bạn vào Đối tượng / Tổng quan / Số phiên.

*

Màn hình xem báo cáo Số phiên của một website

3. Chỉ số Google Analytics – Số lần xem trang (Pageview)

a. Thế nào là Số lần xem trang?

Số lần xem trang (số lần truy cập trang) được xác định là tổng số trang được xem. Mặc dù bạn có thể dự kiến chỉ số này giống như số phiên, nhưng bạn có thể thấy giá trị khác nhau cho những chỉ số này trong báo cáo của bạn. Lý do là vì sao? Số lần xem trang sẽ tăng lên trong lượt xem trang hoặc lượt xem page đầu tiên của phiên. Ngược lại, Số phiên sẽ tăng lên trong lượt xem trang đầu tiên của phiên, bất kể loại lượt xem trang.

b. Ví dụ về Số lần xem trang

Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi rắc rối. Dưới đây sẽ là ví dụ cho bạn dễ hiểu:

Chị Linh truy cập vào một trang web và điều hướng đến hai trang:

Truy cập → Trang GEM 01 → Trang GEM 02 → Thoát

Bạn hãy thử dừng lại vài giây suy nghĩ xem số phiên và số lần xem trang của chị Linh ở hai trang GEM 01 và GEM 02 là bao nhiêu. Đáp án đúng, dữ liệu cho mỗi trang chính là:

Trang GEM 01: 1 Lần truy cập, 1 Phiên, 1 Lần xem trangTrang GEM 02: 0 Lần truy cập, 0 Phiên, 1 Lần xem trang

Chị Linh truy cập vào Trang GEM 01 sẽ được tính là một lượt xem trang và một phiên (bởi trên trang này, chị Linh phát sinh “tương tác” là chuyển sang trang GEM 02). Sau đó, chị chuyển sang trang GEM 02 trước khi rời khỏi trang web và kết thúc phiên. Tại trang GEM 02, chị Linh không thực hiện “tương tác” nào trên trang – điều kiện để được tính là một “phiên”. Do đó Google Analytics ghi nhận trang GEM 02 không có phiên nào.

Xem thêm: Nội Trợ Tiếng Anh Là Gì

c. Cách xem chỉ số Số lần xem trang trên Google Analytics

Để xem chỉ số này, ban vào Đối tượng / Tổng quan / Số lần xem trang.

*

Màn hình hiển thị “số lần xem trang” của Google Analytics.

4. Chỉ số Google Analytics – Thời gian trung bình của phiên (Avg. time per sessions)

Tại các phần trên, bạn đã hiểu thế nào là phiên. Ngoài việc tính số phiên, thời gian trung bình trên phiên cũng là một điểm nên lưu ý.

Thời gian trung bình của phiên = Tổng thời lượng của tất cả phiên / Tổng tất cả các phiên.

Để xem chỉ số này, ban vào Đối tượng / Tổng quan / Thời gian trung bình của phiên.

*

Ví dụ một trang web có thời gian trung bình của phiên là 1 phút 15 giây

5. Chỉ số Google Analytics – Số trang/phiên (Avg. pageviews per sessions)

Số trang/phiên là một chỉ số rất quan trọng để đánh giá tổng thể website của bạn có thật sự giá trị với người dùng hay không. Số trang/phiên là số trang trung bình được xem trong một phiên. Số lần xem lặp lại của một trang vẫn sẽ được tính. Trung bình, nếu lớn hơn 2 thì đây là một tín hiệu tốt cho thấy người dùng có hứng thú với website của bạn nên họ thường xem nhiều page. Chỉ số này nên càng cao càng tốt.

Để xem chỉ số này, ban vào Đối tượng / Tổng quan / Số trang/phiên.

*

Khu vực khoanh đỏ là chỉ số Số trang/phiên bạn có thể xem trên Google Analytics

6. Chỉ số Google Analytics – Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)

Để xem chỉ số này, ban vào Đối tượng / Tổng quan / Tỷ lệ thoát.

Xem thêm: Brand Association Là Gì – Nhận Diện Thương Hiệu Và

*

Tỷ lệ thoát càng cao thì website đó càng bị đánh giá càng thấp

7. Chỉ số Google Analytics – Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate)

Tỷ lệ chuyển đổi là một chỉ số dùng để so sánh tổng số khách truy cập vào một trang web với số người trong đó trở thành khách hàng mua hàng, người đăng ký hoặc người sử dụng. Công thức để tính tỷ lệ chuyển đổi với điều kiện mục tiêu và lưu lượng truy cập được tính trên cùng một đơn vị thời gian như sau:

Tỷ lệ chuyển đổi = Tổng số mục tiêu đạt được x100% / Tổng số truy cập website

Tỷ lệ chuyển đổi này có thể được đánh giá thông qua yêu cầu liên lạc, các cuộc gọi điện thoại đến hotline, số lượng khách mua hàng, báo giá,…

Bài viết trên đã liệt kê 7 chỉ số quan trọng nhất trong Google Analytics, ý nghĩa và cách xem các chỉ số đó. Đây là các yếu tố phản ánh tình trạng của website. Nếu các chỉ số này trên website của bạn chưa tốt, bạn có thể tham khảo cách tối ưu website trong bài viết “Tối ưu website – Cần phải làm thế nào từ góc nhìn Marketing?”.

Chuyên mục: Hỏi Đáp