Lặn Snorkeling và Scuba Diving là hoạt động vui chơi dưới nước được ưa chuộng nhất hiện nay. Bạn sẽ được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp dưới đáy Đại Dương với hàng trăm loài san hô và hàng nghìn loài cá đầy màu sắc. Tuy nhiên, để giúp các bạn mất tiền oan cho những chiêu trò lừa đảo. Bài viết dưới đây sẽ review chi tiết về lặn Snorkeling và Scuba Diving. Chúng sẽ là tiền đề cho bạn không bị bỡ ngỡ khi tham gia bất kì tour lặn biển nào tại Nha Trang và Việt Nam…

Bạn đang xem: Snorkel là gì

Liên hệ ngay

Danh mục

Snorkeling là gì?Scuba Diving là gì?Scuba Dive (lặn bình) bao gồm những loại hình nào?Thời điểm thích hợp đi lặn biển Nha TrangĐối tượng du khách tham gia lặn biểnLặn tự do và Lặn bình khí khác nhau thế nào?Về kỹ thuậtVề rủi roVề bạn lặnVề trang thiết bịLưu ý trước khi lặn ngắm san hô tại Nha TrangCần chuẩn bị những gì đối với người không biết bơi?Địa điểm lặn ngắm san hô Snorkeling & Diving Nha TrangHòn Mun Nha TrangVịnh San Hô Nha TrangĐảo Bình BaĐảo Khỉ Nha TrangBãi Tranh Nha TrangTour lặn biển Snorkeling và Scuba Diving nha trangKết Luận!Xem tiếp

Snorkeling là gì?

Snorkeling là hình thức lặn biển với kính lặn và ống thở. Nói cho dễ hiểu là khi bạn tham gia một tour lặn Snorkeling nào bạn được cung cấp một ống thở, một mắt kính bơi và một áo phao để tự do lặn biển. Trong quá trình phát dụng vụ lặn Snorkeling, du khách sẽ được training cơ bản về cách sử dụng ống thở, kính bơi để việc ngắm san hô được thuận lợi nhất. Đồng thời bạn sẽ được di chuyển đến những địa điểm nước cạn hoặc nước nông, vùng san hô gần bờ để lặn.

Du khách chỉ cần ngụp xuống nước là có thể dễ dàng thấy san hô. Một điều lưu ý nữa đó là bắt buộc mặc áo phao nếu bạn tham gia tour lặn Snorkeling tại Nha Trang.

*

Loại hình lặn Snorkeling phù hợp với cả người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ hoặc những bạn không biết bơi. Bởi không cần bạn chuẩn bị gì cả, chỉ cần nghe theo hướng dẫn, ngụp xuống nước là đã thấy san hô. Tuy nhiên, điểm trừ lớn nhất cho loại hình này chính là bạn không thể ra vùng nước sâu để thấy được nhiều san hô đẹp và nổi tiếng, san hô gần bờ thì ít đẹp bằng mà còn rất hay chết.

Scuba Diving là gì?

Scuba Diving là hình thức lặn biển bằng bình dưỡng khí có thợ lặn đi kèm. Muốn trải nghiệm dịch vụ này ít nhất bạn phải có chút kiến thức về lặn biển, về cách thở dưới nước, cách ra dấu hiệu nhận biết, làm sao để không bị ù tai khi xuống dưới độ sau từ 6-8m… Và thường thì trong quá trình lặn sẽ có thợ lặn đi kèm bạn trong suốt hành trình.

Dụng cụ được phát khi lặn ScubaDiving gồm: bộ đồ bơi, cặp chân vịt, bình dưỡng khí, tạ chì, mắt kính. Với các bạn không biết bơi là một lợi thế, khi lặn xuống bạn phải đeo tạ chì nặng 14kg, bình dưỡng khí thêm 9kg nữa. Do đó với những bạn biết bơi cũng chẳng thể nổi được khi vác trên mình số cân đó.

*

Áo phao bơi được nối liền bình dưỡng khí, muốn lặn xuống bạn rút dần dần khí ra khỏi áo phao. Và khi nổi lên bạn từ từ bơm thêm dưỡng khí vào áo phao. Đối với bạn bị cận mà muốn lặn Scuba Diving Nha Trang cũng ok hết nhé, đội thợ lặn sẽ đo kính cận vừa với mắt của bạn.

Điểm cộng lớn nhất ở loại hình này là bạn được xuống tận đáy đại dương để thám hiểm. Tận mắt chứng kiến hàng nghìn sinh vật biển và rạn san hô đa đạng chủng loại hoặc khám phá các hang động kì bí tại Nha Trang. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ can đảm và sức khỏe để tham gia dịch vụ này.

*

Hơn nữa, loại hình Scuba Drive thường có giá đắt hơn nhiều so với Snorkeling Nha Trang. Nhưng với cá nhân mình thì khuyên bạn nên thử qua Diving 1 lần vì đây thật sự là trò chơi dưới nước đẳng cấp và tuyệt đẹp. Bạn nào không dám lặn biển Diving thì có thể chọn loại hình đi bộ dưới đáy biển Seawalker Nha Trang bằng mũ đồng nhé.

Scuba Dive (lặn bình) bao gồm những loại hình nào?

Dành cho những bạn muốn chuyên sâu hơn về dịch vụ lặn bình khí Scuba Dive. Ở đây sẽ chia thành 3 loại hình chính cho hình thức lặn này. Bao Gồm:

*

+ Discovery Scuba Diving (lặn biển cấp độ 2): được gọi là lặn biển cấp trung bình, là dịch vụ nâng cao của Try Dive. Ở mức này, bạn được học qua một vào kỹ năng cơ bản dưới nước. Độ sâu có thể đạt được là 12m cho mỗi lần lặn. Đây là cấp độ lặn biển được nhiều khách Tây ưu ái lựa chọn so với khách Việt.

*

+ Fun Dive (cấp độ cao nhất trong Scuba Dive): điều bắt buộc phải có nếu muốn tham gia Fun Dive phải là thợ lặn chuyên nghiệp, lâu năm hoặc có bằng lặn. Fun Dive là chương trình lặn biển tự do và thư giãn, có chuyên môn cao, độ sâu tùy ý. Riêng ở Nha Trang, muốn tham gia lặn Fun Dive phải có hướng dẫn trình độ Instructor hoặc Dive Master đi kèm mới được.

*

Nếu bạn là người Việt Nam và lần đầu tiên đi lặn thì cứ chọn bơi Snorkeling hoặc lặn bình khí Try Dive là hợp lý nhất.

Thời điểm thích hợp đi lặn biển Nha Trang

Để có thể xuất tàu ra các đảo đi lặn biển Nha Trang thì phải đủ các điều kiện về thời tiết, nguồn nước hay khí hậu. Nếu sóng quá mạnh, nước biển đục hay ảnh hưởng bởi áp thấp, mưa bão kéo dài thì bạn sẽ không thể lặn biển được.

Xem thêm: Thuế Suất Là Gì – Toàn Bộ Thuế Suất Mà Doanh Nghiệp Phải Biết

*

Ở tháng 10 – 11 Nha Trang thông thường sẽ đến mùa mưa và ảnh hưởng nhiều áp thấp nhiệt đới nên đa phần những ngày này tàu thuyền không được xuất cảng và chở khách ra đảo. Do đó nếu muốn trải nghiệm dịch vụ lặn biển thì hạn chế đi vào tháng này. Tuy nhiên muốn tham quan các đảo đẹp của Vịnh Nha Trang thì ở tour 4 đảo hay tour 3 đảo Hòn Tằm, tour đảo Robinson Nha Trang, Bãi Tranh vẫn hoạt động bình thường nhé.

Mùa đẹp nhất và lý tưởng để lặn biển là mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9. Lúc này nắng hơi gắt nhưng bù lại nước biển rất trong và mát, san hô tuyệt đẹp, có thể lặn sâu được. Ở những tháng khác thời tiết Nha Trang dịu hơn nhưng vẫn rất tuyệt cho những ai lần đầu trải nghiệm nhé.

Một lưu ý nhỏ nữa cho du khách là bạn nên lặn biển sau khi ăn khoảng 1-2 tiếng, nếu ăn quá no mà lặn thì dễ gây buồn nôn. Ngoài ra, cần giữ tâm lý thoải mái vì thể trạng tốt là vô cùng quan trọng trong quá trình lặn biển.

Đối tượng du khách tham gia lặn biển

Lặn biển là loại hình du lịch dành cho những ai có thể lực tốt, thích cảm giác mạnh, yêu thiên nhiên và muốn khám phá chinh phục đáy đại dương. Dù là Snorkeling hay Scuba Diving thì người không biết bơi cũng có thể trải nghiệm, chỉ cần quan sát và ghi nhớ những điều thợ lặn hướng dẫn và làm theo.

*

Đặc biệt chú ý: phải trang bị đầy đủ thiết bị lặn như áo phao, mắt kính, ống thở đối với Snorkeling và bình dưỡng khí với Scubadiving để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Bên cạnh đó bạn còn được kèm bởi 1 thợ lặn chuyên nghiệp khi tham gia dịch vụ lặn biển Nha Trang. Vì vậy, hãy nhớ các kí hiệu bằng tay để giao tiếp dưới nước và đi sát họ để tránh gặp nguy hiểm.

Lặn tự do và Lặn bình khí khác nhau thế nào?

Nhiều người cho rằng Lặn tự do và Lặn bình khí cơ bản là giống nhau. Thật ra không phải vậy. Free Dive và Scuba Dive là hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau này cũng giống như sự khác nhau giữa môn bơi và môn lặn vậy.

Về kỹ thuật

Free Dive dựa chủ yếu vào kỹ thuật giữ hơi (breath-hold). Bạn chỉ có một lần thở cho cả phiên lặn. Do đó, thông thường buổi lặn free như thế này sẽ chia ra nhiều phiên lặn, mỗi phiên hoạt động trong vòng vài phút. Trong khi đó khi tham gia lặn bình dưỡng khí, bạn được cấp khí để thở thường trực và có thể hít thở thoải mái như ở trên cạn. Một buổi lặn Scuba Dive thường chỉ gồm một phiên lặn kéo dài vài chục phút đến vài tiếng đồng hồ. Lặn biển Nha Trang thì dao động mỗi lần lặn tầm 25 phút/người.

Về rủi ro

Đối với Free Dive, bạn không hô hấp dưới áp suất nước, khí bạn hít vào một lần duy nhất được lấy trên mặt nước, tại áp suất khí quyển bình thường. Vì vậy bệnh ni-tơ không xuất hiện hoặc không đáng kể dù bạn phải trồi lên mặt nước rất nhanh. Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất đối với Free Dive chính là triệu chứng ngất do thiếu oxy (black-out).

Rủi ro lớn nhất đối với Scuba Dive là bệnh ni-tơ (decompression sickness). Bệnh xảy ra do quá trình hô hấp dưới áp suất nước sẽ làm phát sinh các bọt khí ni-tơ trong máu và mô. Khi bạn trồi lên mặt nước với tốc độ nhanh (trên 10m/phút), các bọt khí này sẽ giãn nở ra trong cơ thể và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên đây chỉ là trường hợp hy hữu, tính cho đến nay thì lặn biển Nha Trang Snorkeling hay Scubadiving đều chưa có trường hợp nào gặp nguy hiểm.

Về bạn lặn

Lặn nói chung là môn thể thao ẩn chứa nhiều rủi ro. Vì vậy một quy tắc an toàn trong khi lặn là luôn đi cùng với thợ lặn. Với Scuba Dive, bạn và thợ lặn thường lặn cùng nhau để hỗ trợ nhau khi gặp sự cố. Với Free Dive, bạn và bạn lặn của mình không lặn cùng nhau mà thay phiên nhau lặn, khi một người lặn thì người kia ở trên mặt nước quan sát. Quy tắc an toàn của Free Dive là bạn và bạn lặn của mình phải luôn ở hai trạng thái ém khí khác nhau. Có như vậy thì khi một người gặp sự cố, người kia mới đủ hơi để trợ giúp.

Về trang thiết bị

Free Dive có trang bị nhẹ nhàng hơn hẳn so với Scuba Dive. Không còn ống thở và bình khí cồng kềnh, bạn được tự do vùng vẫy trong nước. Tuy nhiên, bạn cũng cần một số trang thiết bị để hỗ trợ lặn tốt hơn: kính lặn (mask) để quan sát dưới nước, bộ quần áo lặn (wetsuit) để chống lạnh, cặp chân nhái (fins) để di chuyển dễ dàng dưới nước.

Xem thêm: Sửa Lỗi Thẻ Nhớ Không Format được

Các trang thiết bị dành cho Free Dive có một số khác biệt so với Scuba Dive. Kính lặn Free Dive áp sát mặt hơn (low-volume) để tiết kiệm khí bạn dùng cân bằng kính dưới áp suất nước. Bộ quần áo Free Dive bó sát người hơn và co giãn tốt hơn để bạn có thể hoạt động linh hoạt hơn dưới nước. Cặp chân nhái Free Dive dài hơn và mềm hơn giúp bạn di chuyển nhẹ nhàng và đỡ tốn nhiều sức.

Chuyên mục: Hỏi Đáp