Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thành – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế thienmaonline.vn Hạ Long.

Bạn đang xem: Smear là gì

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm ở nữ giới, đứng thứ ba trên thế giới về tỷ lệ gây tử vong, chỉ sau ung thư vú và buồng trứng. Tất cả phụ nữ đều là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khi bắt đầu quan hệ tình dục. Tuy nhiên, với xét nghiệm Pap smear, chị em hoàn toàn có thể tầm soát sớm ung thư cổ tử cung. Vậy xét nghiệm Pap smear là gì và bao lâu thì nên làm lại?

Xét nghiệm Pap smear (còn gọi là xét nghiệm Pap hay phết tế bào cổ tử cung), là một xét nghiệm tế bào học để tầm soát phát hiện ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Mặt khác, ung thư cổ tử cung có chữa khỏi được không còn tùy vào việc bệnh nhân phát hiện bệnh sớm hay muộn.

Pap smear được thực hiện bằng cách thu thập và kiểm tra các tế bào ở khu vực cổ tử cung – một đoạn hẹp nằm dưới tử cung, ngay phía trên âm đạo của nữ giới.

Xét nghiệm cổ tử cung

Việc sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap smear có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đem lại cơ hội chữa trị cao hơn cho bệnh nhân. Không những thế, phết tế bào cổ tử cung còn giúp phát hiện những bất thường trong cấu trúc và hoạt động của tế bào cổ tử cung, từ đó cho thấy nguy cơ xảy ra ung thư trong tương lai. Thực hiện tầm soát những tế bào bất thường này là bước đầu tiên trong việc ngăn chặn sự phát triển có thể có của bệnh ung thư cổ tử cung.

Phết tế bào cổ tử cung được thực hiện tại phòng lấy mẫu dành riêng cho phụ nữ, bác sĩ là người trực tiếp thực hiện và quy trình này chỉ mất vài phút. Thường thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thoát y một phần, từ thắt lưng trở xuống. Trong lần đầu thực hiện các xét nghiệm như vậy, bạn có thể cảm thấy ngại đôi chút. Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm, vì Pap smear hoàn toàn không gây đau, rất an toàn mà lại nhanh chóng nữa.

Để thực hiện, bạn cần nằm ngửa trên giường bệnh, trong tư thế thả lỏng, đầu gối cong lại. Tiếp theo, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng chèn một dụng cụ gọi là mỏ vịt vào bên trong âm đạo. Mỏ vịt giúp mở rộng và cố định thành âm đạo của bạn để bác sĩ có thể dễ dàng nhìn thấy khu vực cổ tử cung bên trong. Đôi khi việc chèn mỏ vịt vào âm đạo có thể gây ra cảm giác chèn ép đối với vùng xương chậu của bạn.

Quy trình xét nghiệm
Quy trình thực hiện phết tế bào cổ tử cung

Sau đó, bác sĩ sẽ dùng bàn chải mềm và một dụng cụ giống như cái thìa để lấy mẫu tế bào cổ tử cung. Đối với xét nghiệm Pap, rất hiếm khi tình trạng đau hay tổn thương xảy ra, nhưng thường bạn sẽ cảm thấy không quen khi làm lần đầu.

3. Sau khi làm Pap smear bao lâu thì nên làm lại?

Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ, phụ nữ nên lặp lại xét nghiệm Pap mỗi ba năm một lần trong độ tuổi từ 21 đến 29 tuổi. Đối với phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, vấn đề sau bao lâu nên làm lại Pap smear sẽ tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm HPV.

Xét nghiệm HPV giúp phát hiện sự có mặt của virus HPV, một trong những tác nhân phổ biến dẫn đến ung thư cổ tử cung. Do đó, bạn có thể lựa chọn thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap và HPV (bộ hai xét nghiệm này gọi chung là Co-testing).

Có 2 trường hợp xảy ra ứng với kết quả cận lâm sàng HPV là âm tính hay dương tính.

Trường hợp HPV âm tính (không bị nhiễm HPV): Bạn nên ưu tiên thực hiện Co-testing mỗi 5 năm một lần, hoặc tiếp tục làm Pap smear 3 năm/lần.Trường hợp HPV dương tính (có nhiễm HPV): Bệnh nhân cần thực hiện Co-testing trong 12 tháng tiếp theo.

Xem thêm: Dụng Cụ Tiếng Anh Là Gì – Dụng Cụ Cầm Tay Tiếng Anh Là Gì

Quy trình xét nghiệm HPV có thể được thực hiện dựa trên mẫu tế bào lấy từ cổ tử cung của phụ nữ, tương tự như Pap smear. Hình thức thực hiện như vậy gọi là “xét nghiệm HPV phân biệt”, nhằm phát hiện hai loại HPV chủ yếu gây ra ung thư cổ tử cung là HPV 16 và HPV 18. Đối với trường hợp dương tính với HPV, bạn cần phải làm thêm xét nghiệm HPV phân biệt để kiểm tra xem đó có phải là hai loại HPV gây ra ung thư cổ tử cung hay không.

Nếu nhận thấy một số yếu tố nguy cơ nhất định, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên làm xét nghiệm Pap với tần suất nhiều hơn, bất kể tuổi tác của bạn là bao nhiêu. Những yếu tố nguy cơ này bao gồm:

Đã chẩn đoán phát hiện tế bào ung thư cổ tử cung hoặc xét nghiệm Pap cho thấy có sự xuất hiện của các tế bào tiền ung thưĐã sử dụng thuốc diethylstilbestrol (một loại estrogen tổng hợp) trước khi sinhNhiễm HIVHệ thống miễn dịch suy yếu do phẫu thuật ghép tạng, hóa trị hoặc sử dụng thuốc có chứa corticosteroid trong thời gian dàiCó thói quen hút thuốc lá

Như vậy, vấn đề “làm Pap smear bao lâu thì nên làm lại” tùy thuộc vào quyết định của bác sĩ và sự cân nhắc của người phụ nữ đối với những yếu tố nguy cơ của bản thân.

Cổ tử cung
Virus HPV gây ra lở loét, nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung

4. Tại sao cần phải làm lại Pap smear nhiều lần?

Xét nghiệm Pap smear là phương pháp an toàn và hiệu quả để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, không có xét nghiệm nào là hoàn hảo cả. Trên thực tế, mặc dù rất hiếm nhưng phết tế bào cổ tử cung vẫn có thể nhận được kết quả âm tính giả – có nghĩa là, kết quả xét nghiệm không phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu ung thư nào, trong khi sự thật là bạn đang có các tế bào bất thường trong cơ thể.

Khi kết quả xét nghiệm là âm tính giả, không có nghĩa là quy trình thực hiện có vấn đề. Nói chung, vẫn có các yếu tố khách quan gây ra kết quả âm tính giả mà chúng ta không thể kiểm soát được, bao gồm:

Số lượng tế bào phết cổ tử cung thu được quá ítChưa đủ ngưỡng phát hiệnCác tế bào bất thường bị che khuất bởi các tế bào máu.

Tuy mầm mống ung thư có thể không bị phát hiện qua một lần xét nghiệm Pap, nhưng thời gian dành cho bạn vẫn còn khá nhiều. Ung thư cổ tử cung phải mất vài năm để phát triển. Bên cạnh đó, rất có thể những tế bào bất thường này sẽ không thể “thoát khỏi” trong lần xét nghiệm tiếp theo.

Hơn nữa, việc xét nghiệm Pap smear tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ nhiều lần để kịp thời phát hiện nguy cơ mắc bệnh, từ đó triển khai điều trị sớm nhất có thể.

5. Khi nào có thể ngừng làm xét nghiệm Pap smear?

Trong một số trường hợp sau đây, bác sĩ sẽ cho ngừng thực hiện xét nghiệm Pap smear:

5.1. Phụ nữ sau khi cắt toàn bộ tử cung

Nếu chị em vì lý do nào đó phải cắt bỏ tử cung hoàn toàn (bao gồm cả cổ tử cung), bác sĩ sẽ cân nhắc ngừng thực hiện xét nghiệm Pap. Cụ thể:

Nếu phẫu thuật cắt tử cung bắt nguồn từ bệnh lý không liên quan đến ung thư, chẳng hạn như u xơ tử cung, bạn sẽ không phải làm xét nghiệm Pap smear nữa.Nhưng nếu phẫu thuật cắt tử cung để loại bỏ các tế bào tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tiếp tục thực hiện phết tế bào cổ tử cung.

5.2. Phụ nữ cao tuổi

Ung thư cổ tử cung sẽ điều trị được nếu phát hiện sớm
Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi được nếu được phát hiện sớm

Xét nghiệm Pap smear thường quy ở phụ nữ ngoài tuổi 65 là không cần thiết, đặc biệt là khi các kết quả trước đây đều âm tính.

Sàng lọc Tầm soát và phát hiện sớm ung thư phụ khoa bằng xét nghiệm Pap smear được xem là “chìa khóa vàng” giúp kết quả điều trị mang lại hiệu quả cao. Qua đó, bệnh nhân giảm nguy cơ tử vong và giảm chi phí đáng kể.

Xem thêm: Bon Appetit Là Gì – điều ước Chung: ‘bon Appétit’

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Chuyên mục: Hỏi Đáp