Khái niệm Six Sigma trở nên phổ biến từ năm 1995 sau khi được CEO Jack Welch sử dụng triệt để trong các chiến lược kinh doanh của ông tại General Electric. Đến ngày nay, phương pháp này đang được sử dụng linh hoạt trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy Six Sigma là gì và vai trò của chúng cụ thể trong ngành sản xuất như thế nào?
Khái niệm Six Sigma là gì?
Theo CEO Jack Welch, Six Sigma là một hệ phương thức chất lượng, khi tất cả được lên ý tưởng và thực hiện nhằm cải thiện trải nghiệm của khách hàng, giảm chi phí và giúp các nhà lãnh đạo xây dựng doanh nghiệp của mình tốt hơn.
Chữ Sigma ( σ) theo ký tự Hy Lạp đã được dùng thể hiện độ lệch chuẩn trong toán thống kê, do vậy 6 Sigma đồng nghĩa với 6 đơn vị lệch chuẩn . Khái niệm Six Sigma là gì đầu tiên không phải do Jack viết lên mà chúng được Motorola phát triển vào những năm 1980 và được sử dụng như một bộ công cụ và kỹ thuật để cải thiện quy trình sản xuất của họ. Cho đến năm 1995, khái niệm 6 Sigma này đã được Jack Welch sử dụng như chiến lược kinh doanh cốt lõi của General Electric. Năm 2011, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã xuất bản bộ tiêu chuẩn các phương pháp định lượng Six Sigma nhằm nâng cao quy tr ình hoạt động của doanh nghiệp.
Six Sigma là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp xác định và loại bỏ các yếu tố gây ra các lỗi trong một quá trình, đồng thời giảm sự thay đổi của quy trình sản xuất và kinh doanh để cải thiện chất lượng đầu ra. Ứng dụng Six Sigma trong sản xuất có thể giúp một tổ chức giảm lãng phí, giảm thời gian của một hoặc nhiều quy trình và giảm chi phí sản xuất để tăng lợi nhuận và mức độ hài lòng của khách hàng.
Đọc thêm: Lean manufacturing là gì? Lịch sử hình thành và phát triển
Cách thức hoạt động của Six Sigma
Thực tế cho thấy thành công của một công ty phụ thuộc chủ yếu vào những nỗ lực liên tục để đạt được các quy trình sản xuất ổn định. Quá trình cải tiến liên tục rất cần được đo lường để dựa vào đó doanh nghiệp có thể nhìn thấy những điểm cần phải cải thiện hơn nữa thông quá các báo cáo phân tích số liệu.
Six Sigma được sử dụng để thiết lập hệ thống và quy trình bao gồm các số liệu có thể đo lường được trong sản xuất, dịch vụ, quy trình tài chính,… Nhờ phương pháp này, doanh nghiệp có thể xác định dự án sản xuất nào phù hợp nhất với chiến lược kinh doanh đã được đề ra của họ. Khi một dự án hoặc mục tiêu được xác định, doanh nghiệp cần thực hiện quy trình Six Sigma đúng và đủ theo năm giai đoạn:
Xác định – Define
Bước đầu tiên trong vòng tròn Six Sigma, doanh nghiệp cần xác định các quy trình và các vấn đề cần cải thiện ở trong đó. Việc xác định vấn đề đúng đắn sẽ hỗ trợ các bước thực hiện sau đây được chính xác và hiệu quả hơn.
Đo lường – Measure
Trong giai đoạn thứ 2 này, hoạt động đo lường cần được thực hiện trong các hệ thống sẵn có nhằm nghiên cứu những gì có thể được coi là đường cơ sở hoặc đường tiêu chuẩn khi so sánh với những thức khác.
Phân tích – Analyze
Bước này tập trung vào phân tích hệ thống để xác định các cách thức để loại bỏ lỗi/vấn đề. Điều này có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm phân tích thống kê để xác định nguyên nhân gốc của vấn đề.
Cải tiến – Improve
Tại giai đoạn thứ 4 này, các nhóm dự án được phân công tìm kiếm các giải pháp tối ưu, sau đó phát triển và thử nghiệm các kế hoạch hành động để cải thiến một quy trình hoặc mục tiêu cụ thể.
Kiểm soát – Control
Các hoạt động được thực hiện chủ yếu trong bước Kiểm soát là sửa đổi các hướng dẫn, chính sách hoặc quy trình vận hành giúp ngăn ngừa các lỗi có thể xảy ra trong tương lai.
Bạn đang xem: Six sigma là gì
Xem thêm: Pcb Là Gì – Tìm Hiểu Về Bảng Mạch điện Tử Pcb
Xem thêm: Bảo Hiểm Xã Hội Tiếng Anh Là Gì, Bảo Hiểm Xã Hội Trong Tiếng Tiếng Anh
Đặc điểm và mục tiêu của Six Sigma
Six Sigma tập trung vào hoạt động định lượng và đo lường lợi nhuận tài chính dự án. Tính năng này giúp doanh nghiệp nhìn nhận được vai trò của từng thành viên trong từng nhóm dự án và cân bằng được nguồn nhân lực và tài lực trong quá trình triển khai nó.
Six Sigma đảm bảo quy trình sản xuất được diễn ra thuận lợi với số lượng lỗi ít nhất có thể. Hiệu quả hoạt động của một công ty cũng được đo bằng mức sigma công ty đó đạt được khi thực hiện các quá trình sản xuất kinh doanh.
Thông thường các công ty thường đặt ra mức 3 hoặc mức 4 sigma tương ứng xác xuất sai lỗi Six.897 tới Six.210 trên một triệu sản phẩm. Nếu đạt tới Six Sigma, con số này sẽ còn là 3,4 lỗi trên một triệu sản phẩm. Tỷ lệ xuất hiện lỗi là 3.4/1 triệu cơ hội là mục tiêu cuối cùng của Six Sigma.
Vai trò của Six Sigma trong sản xuất là gì?
Six Sigma cơ bản được thiết kế để cải thiện sản xuất. Đây là một phương thức kiểm soát chất lượng ban đầu được phát triển cho các nhà sản xuất quy mô lớn. Nó được thiết kế để tăng cường sức mạnh các quy trình và loại bỏ số lượng khiếm khuyết có thể được tìm thấy trong đó.
Từ vòng tròn hoạt động của Six Sigma, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về quy trình sản xuất và xác định các khiếm khuyết, làm lại, kiểm soát và cải thiện chất lượng công việc, nâng cao năng suất.
Bên cạnh đó, Six Sigma với công nghiệp Máy đang hỗ trợ doanh nghiệp phát huy tối ưu các chức năng của máy móc, thiết bị trong sản xuất. Máy móc trong công nghiệp không có tác dụng gì nếu chúng không được sử dụng chuẩn xác và hiệu quả.
Quay trở lại doanh nghiệp đầu tiên sử dụng khái niệm và đặc tính của Six Sigma trên thế giới: Motorola. Doanh nghiệp này đã đạt được những thành tựu rất đáng kinh ngạc khi triển khai phương pháp Six Sigma. Sau khoảng 10 năm áp dụng, vào năm 1997, các kết quả công ty này thu được khi thực hiện 6 Sigma là: Sản phẩm được tiêu thụ tăng gấp 5 lần với lợi nhuận đạt được xấp xỉ 20% một năm; các khoản tiết kiệm tích lũy có được nhờ các nỗ lực thực hiện 6 Sigma ổn định ở mức 14 tỷ USD; giá cổ phiếu của Motorola hàng năm tăng 21,3%. Vào cuối năm 2006, Motorola tiết lộ họ đã tiết kiệm được hơn 17 tỷ USD với sự trợ giúp của các quy trình cải tiến chất lượng được cung cấp bởi hệ thống độc đáo này.
Kết
Ban đầu khi Six Sigma được đưa vào sử dụng, rất nhiều quan ngại đã được bày tỏ về tính khả thi của mục tiêu hạn chế các lỗi phát sinh trong quá trình sản xuất trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp đã đạt được các thành tựu nhờ sử dụng hiệu quả phương pháp trên không chỉ riêng Motorola hay General Electric. Ngay chính doanh nghiệp của bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này nếu hiểu đúng khái niệm Six Sigma là gì, đầu tư và triển khai nghiêm túc phương thức này từ ngày hôm nay.
Đọc thêm: Kinh nghiệm quản lý sản xuất hiệu quả
Chuyên mục: Hỏi Đáp