1. S/I là gì?
S/I hay Shipping Instruction hay Details of Bill of Lading hay Chi tiết (làm) B/L, chính là nội dung mà shipper phải gửi cho hãng tàu để hãng tàu dựa vào đó để phát hành B/L (trước hết là B/L nháp) cho shipper. Nếu không có S/I, hãng tàu không thể phát hành B/L, lô hàng không thể được chở đi.
Bạn đang xem: Shipping advice là gì
Ảnh: mộtS/I – Shipping Instruction
2. Nội dung của một S/I – Cách soạn ra S/I
Hiểu nôm na, nội dung của S/I chính là nội dung của một Vận đơn, tuy nhiên S/I có phần ngắn gọn hơn.
Dù là dưới hình thức một bản word, excel hay vài dòng thông tin ghi trên email đi chăng nữa, một S/I cũng ít nhất phải đảm bảo những nội dung như sau:
Tên Shipper
Người xuất khẩu dùng chính thông tin của mình để điền vào đây. Gồm 04 ý: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, số fax;
Tên Consignee và tên Notifying Part
Chỉ có người mua mới biết ai sẽ là là Consignee và ai sẽ là Notifying Party khi hàng đến, nên để điền được ô này, người XK phải hỏi người NK. Gồm 04 ý: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, số fax của Consignee và Notifying Party. Đây là một bước nghiệp vụ vô cùng quan trọng. Vì nếu người NK cung cấp không chính xác tên của Consignee và Notifying party thì sẽ không thể lấy được hàng. Do vậy, người XK không được tuỳ tiện lấy thông tin của người NK trên hợp đồng mua bán và hiểu đó là thông tin của Consignee, vì có thể người NK muốn bán lô hàng này cho một bên khác, thì người nhận hàng sẽ không phải là người NK. (và còn nhiều trường hợp khác nữa, Consignee không phải là người NK). Tóm lại, chỉ người NK mới biết chính xác ai là Consignee, do vậy, người XK phải làm theo hướng dẫn gửi hàng của người NK.
Tên tàu, số chuyến, cảng đi, cảng đến: lấy từ Booking Note.
Xem thêm: Onecoin Là Gì Không Phải Mọi đồng Tiền ảo đều Là Thật
Số container, số seal: Nguyên tắc là khi tài xế chở cont rỗng về đến kho rồi mới thấy được số cont trên cánh cửa cont. Tuy nhiên, chủ hàng có thể liên hệ với tài xế/nhà xe đầu kéo để họ gửi cho mình, vì họ chính là người đầu tiên nhận cont và seal từ hãng tàu. Cách lấy cont, seal ngẫu nhiên hay định danh đọc thêm ở phần Lấy container Rỗng. Nếu hãng lẻ LCL, thì không có số cont, số seal, mà thay vào đó chủ hàng sẽ gửi “shipping mark” cho FWD, đó là vài dòng thông tin ngắn gọn, gồm: Tên hàng Commodity name, Quy cách Specfication, Số hợp đồng Contract No./Số đơn hàng Order No., Ngày sản xuất Production date, Xuất xứ Origin…).
Số lượng container, loại cont.
Mô tả hàng hóa – HS code
Số trọng lượng NET, trọng lượng GROSS và số KHỐI
Ngày tàu chạy: ETD date
Đồng thời người chủ hàng cũng đề cập với hãng tàu/FWD loại B/L mà hãng tàu sẽ phát hành (B/L gốc hay Surrendered hay SWB)
Thực chất, nội dung của một S/I rất giống với nội dung của một Packing List. Do vậy, một số chủ hàng xuất khẩu sẽ soạn thảo Packing List trước. Sau đó, họ đổi tên file Packing List thành Shipping Instruction – S/I rồi gửi cho hãng tàu.
Xem thêm: Game Là Gì – Vậy Hiệp Sĩ Bão Táp
Bài viết độc quyền của tác giả:Ths. Lê Sài Gòn- Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn – thienmaonline.vn
Xuất nhập khẩu Sài Gòn – thienmaonline.vnlà trung tâm hàng đầu Việt Nam hiện nay chuyên cung cấp các khóa đào tạo xuất nhập khẩu từ cấp độ tổng quan đến chuyên sâu trong ngành Ngoại thương, Kinh doanh quốc tế, Xuất nhập khẩu, Logistics, Purchasing, Merchandise, Đào tạo In-House… Bao gồm:
Nghiệp vụ xuất nhập khẩu Tổng hợp
Chuyên sâu mua bán hàng hóa quốc tế
Chuyên sâu Merchandise – Triển khai đơn hàng quốc tế
Chuyên sâu Chứng từ Xuất nhập khẩu và Khai báo hải quan
Chuyên sâu Logistics và Cước vận tải
Chuyên sâu Tiếng Anh Thương Mại
Chuyên sâu Đào tạo In-house theo yêu cầu doanh nghiệp
Mọi chi tiết vềKhóa học,Giảng viênvàLịch khai giảng, vui lòng tham khảo tạiwww.thienmaonline.vnhoặcHotline 0327567988để được tư vấn Chuyên môn và tư vấnKhóa học xuất nhập khẩu miễn phí.
Chuyên mục: Hỏi Đáp