SDR là gì?

SDR – Special Drawing Rights (Quyền rút vốn đặc biệt) là một dạng tiền dự trữ quốc tế do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đặt ra vào năm 1969, có vai trò như một đơn vị tính toán và cũng là một phương tiện thanh toán giữa các thành viên Quỹ, của bản thân Quỹ và “các chủ sở hữu quy định khác”. SDR được tạo ra để giải quyết những lo ngại về những hạn chế của vàng và đôla Mỹ là phương tiện duy nhất để thanh toán các tài khoản quốc tế, SDR tăng cường thanh khoản quốc tế bằng cách bổ sung thêm đồng tiền dự trữ tiêu chuẩn.

Bạn đang xem: Sdr là gì

SDR về bản chất là một công cụ tiền tệ nhân tạo được IMF xây dựng và sử dụng từ một rổ các loại tiền tệ của những quốc gia quan trọng. IMF sử dụng SDR cho mục đích kế toán nội bộ. SDR được IMF phân bổ cho các quốc gia thành viên và được bảo đảm bởi sự tin cậy và tín nhiệm hoàn toàn của các nước thành viên. Các thành viên và chủ sở hữu khác có thể mua, bán SDR để lấy ngoại hối; có thể vay, cho vay, hay thế chấp SDR; có thể dùng SDR trong các giao dịch swap và giao dịch kỳ hạn; có thể dùng SDR trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính; và có thể cho và nhận viện trợ bằng SDR.

Lịch sử hình thành SDR

Do sức ép của Mỹ, Hội nghị Bretton Woods phải chấp nhận 1 tỷ lệ vàng USD là 35 USD – 1 ounce vàng. Cuối 1947 Bộ Trưởng Tài chính Mỹ, ông Johw Suyder đã tuyên bố với Tổng giám đốc của IMF là Mỹ bán và mua vàng bằng USD với giá 35 USD/ ounce cho tất cả các NHTW nào có yêu cầu. Ðiều này biến hệ thống Bretton Woods thành một hệ thống bản vị USD.

Để giải quyết vấn đề dự trữ của quỹ tháng 6-1967 Hội đồng Thống đốc IMF đã nhóm họp ở Rio de Janeiro, thủ đô Brazil và đã chấp nhận nguyên tắc tạo ra một loại dự trữ quốc tế mới là SDR (Special drawing right). Dự trữ SDR được thể hiện dưới hình thức bút tệ, được ghi trong tài khoản đặc biệt của mỗi nước thành viên và có thể sử đụng qua chuyển khoản. Giá trị của mỗi đơn vị SDR lúc ban đầu được ấn định là 0,888671 gram vàng, tương đương với hàm lượng vàng của 1 USD. Ðến năm 1973 vì có sự thả nổi hối suất của USD, giá trị của SDR được quy định căn cứ vào giá trị tổng hợp của 16 loại tiền tệ có cân nhắc tỷ trọng theo tầm quan trọng của mỗi đơn vị tiền tệ thể hiện qua phần giá trị xuất khẩu của mỗi quốc gia trong tổng giá trị xuất khẩu của thế giới. Năm 1981, giá trị tổng hợp đó chỉ còn căn cứ vào 5 đồng tiền của 5 nước có khối lượng xuất khẩu lớn nhất thế giới từ 1975-1979 là USD 40%; FRF 11%; GDB 11%; JPY 17%; DEM 21%; Cứ 5 năm duyệt lại một lần: một lần vào đầu năm 1986, một lần vào đầu năm 1991.

Mục đích của SDR

SDR được tạo ra qua quá trình đóng góp và phân bổ của các thành viên IMF để trở thành bộ phận chính của dự trữ quốc tế, còn vàng và các tiền tệ dự trữ chỉ là phần bổ sung nhỏ cho dự trữ quốc tế. Để tham gia vào hệ thống này, một quốc gia bắt buộc phải có dự trữ chính thức. Dự trữ chính thức bao gồm vàng và ngoại tệ được chấp nhận phổ thông trong giao dịch quốc tế của ngân hàng trung ương hoặc chính phủ có thể được dùng để mua lại nội tệ nhằm duy trì tỉ giá ổn định.

Lần phân bổ SDR gần đây nhất được thực hiện năm 1981, nâng tổng số phân bổ tích lũy lên tới 21,4 tỷ SDR. Các phân bổ SDR phải được 85% tổng phiếu bầu IMF thông qua và số phiếu bầu được chia cho các nước thành viên theo tỷ lệ hạn ngạch. IMF có thể hủy bỏ SDR nhưng việc này chưa từng xảy ra.

Năm 1997, các thành viên IMF đồng ý sửa đổi Điều khoản IMF cho phép phân bổ SDR đặc biệt một lần, gọi là phân bổ “công bằng” nhằm cung cấp cho các nước cộng hòa thuộc Liên xô cũ và các quốc gia chuyển đổi khác, cũng như những nước nghèo phần chia lớn hơn cách chia thông thường theo tỷ lệ hạn ngạch.

Việc sửa đổi các Điều khoản cũng cần phải được 85% phiếu bầu thông qua. Tháng 12 năm 2001, các thành viên đại diện cho 72,7% số phiếu bầu đã thông qua Bản sửa đổi lần thứ 4. Sự thôn g qua của Mỹ, chiếm 17,13% trong tổng số phiếu bầu, là cần thiết để đưa tổng số phiếu bầu vượt qua giới hạn (85%). Điều này cần phải được Quốc hội Mỹ phê chuẩn. Việc thông qua bản sửa đổi sẽ khởi đầu ngay một đợt phân bổ mới trị giá 21,433 tỷ SDR, gấp đôi tổng số dư nợ và đẩy mạnh dự trữ ngoại hối của các quốc gia nghèo và đang chuyển đổi, dù vậy các thành viên giàu hơn vẫn nhận hai phần ba tổng số phân bổ theo công thức đã sửa đổi.

Phân bổ SDR tới thành viên

Theo các điều khoản t thỏa thuận (Điều XV, mục 1 và điều XVIII), IMF có thể phân bổ SDR tới các quốc gia thành viên theo tỷ lệ hạn ngạch thương mại của họ trong IMF. Sự phân bổ như vậy cung cấp cho mỗi thành viên một tài sản dự trữ quốc tế vô điều kiện, không tốn chi phí. Cơ chế SDR là tự chủ về tài chính và các khoản thu thuế phân bổ sau đó được sử dụng để trả lãi cho việc nắm giữ SDR. Nếu một thành viên không sử dụng bất kỳ sự nắm giữ SDR được phân bổ thì chi phí nay tương đương với lãi nhận được. Tuy nhiên, nếu một thành viên gia tăng việc nắm giữ SDR trên sự phân bổ của quốc gia đó, nó sẽ được hưởng lãi suất dựa trên sự dư thừa. Ngược lại, nếu quốc gia nắm giữ lượng SDR ít hơn sự phân bổ của nó, nó phải trả lãi dựa trên sự thiếu hụt. Các điều khoản của Hiệp định cũng cho phép hủy bỏ SDR nhưng quy định này chưa bao giờ được sử dụng.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Fix Lỗi 0xc000007b Trên Windows, Cách Fix Lỗi 0xc000007b Trên Windows

Các điều lệ của IMF cung cấp khả năng quy định chủ sở hữu khác của SDR – là tổ chức khác hơn thành viên IMF – một số tổ chức chính thức chẳng hạn như BIS, ECB hay những ngân hàng phát triển vùng. Một người nắm giữ được quy định có thể nhận và sử dụng SDR trong giao dịch và các hoạt động với các thành viên nắm giữ SDR khác được quy định và thành viên của IMF. IMF không thể phân bố SDR tới chính tổ chức hoặc các thành viên được quy định.

Năm 2009 nói chung và sự phân bổ SDR nói riêng đã làm tăng đồng thời tổng số phân bổ SDR tích lũy lên đến 204.1 tỷ SDR.

1 SDR bằng bao nhiêu USD?

Giá trị SDR được quy định bằng một rổ tiền tệ gồm bốn loại tiền tệ mạnh là: đô la Mỹ, Euro, Yên Nhật, và bảng Anh. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2002, giá trị của SDR là 1 SDR = 1,25673 đô la Mỹ. Các thành viên IMF có thể dùng SDR để mua đồng tiền của các thành viên khác với tỷ giá hiện hành được điều chỉnh mỗi ngày.

Để biết được giá 1 SDR hôm nay bằng bao nhiêu đô la Mỹ, bạn có thể tham khảo trực tiếp tại trang chủ của IMF bằng cách nhấp vào đường dẫn này: https://www.imf.org/external/np/fin/data/rms_sdrv.aspx

Lãi suất của SDR

SDR là một công cụ có lãi. Các thành viên nhận lãi suất SDR theo tỷ lệ nắm giữ và thanh toán tiền lãi SDR tính trên phần phân bổ SDR của mình. Các thành viên giảm phần phân bổ ban đầu của mình để mua đồng tiền nước khác phải trả lãi SDR, và các thành viên có đồng tiền được mua sẽ nhận tiền lãi trên phần SDR tăng thêm. Lãi suất SDR được tính dựa trên bình quân gia quyền của lãi suất cho vay ngắn hạn điển hình của các quốc gia có đồng tiền trong rổ tiền tệ SDR (Pháp, Đức, Nhật, Vương quốc Anh và Mỹ) và được điều chỉnh hàng tuần. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2002, lãi suất SDR là 2,23%. Tiền lãi được trả theo quý.

Để biết được lãi suất SDR hôm nay là bao nhiêu, bạn có thể tham khảo trực tiếp tại trang chủ của IMF bằng cách nhấp vào đường dẫn này: https://www.imf.org/external/np/fin/data/sdr_ir.aspx

Sử dụng SDR để thanh toán

Các thành viên nắm giữ SDR có thể sử dụng chúng để đổi lấy các loại tiền được sử dụng phổ biến bằng cách tự nguyện trao đổi với nhau qua nghiệp vụ swap, hoặc dưới sự chỉ đạo của IMF yêu cầu các quốc gia có nền kinh tế mạnh hoặc dự trữ ngoại tệ lớn hơn phải mua SDR từ các quốc gia thành viên gặp khó khăn.

Các quốc gia thành viên IMF có thể vay SDR từ dự trữ của IMF với lãi suất ưu đãi, chủ yếu với mục đích điều chỉnh, tạo ra vị thế có lợi cho cán cân thanh toán của họ.

Bên cạnh vai trò là một tài sản dự trữ phụ trợ, SDR là đơn vị kế toán của IMF. Giá trị của SDR được tính từ một rổ các loại tiền tệ chính: đồng yên Nhật, đôla Mỹ, Nhân dân tệ, Bảng Anh và đồng euro.

Mua và bán SDR

Các thành viên IMF thường cần mua SDR để thực hiện nghĩa vụ với IMF, hoặc cũng có thể muốn bán SDR để điều chỉnh các thành phần trong dự trữ của họ. IMF có thể hoạt động như một trung gian giữa các thành viên và các quốc gia nắm giữ SDR để đảm bảo SDR có thể được trao đổi như một đồng tiền sử dụng tự do. Hơn hai thập kỷ qua, thị trường SDR có chức năng thông qua các thỏa thuận giao dịch tự nguyện. Theo các thỏa thuận này, một số thành viên và một quốc gia nắm giữ SDR đã tình nguyện mua hoặc bán SDR trong giới hạn được xác định bằng các thỏa thuận tương ứng của họ. Theo sự phân bổ SDR năm 2009, số lượng và kích thước các thỏa thuận tự nguyện được mở rộng để đảm bảo tiếp tục sự thanh khoản của thị trường SDR tự nguyện. Số lượng các thỏa thuận SDR tự nguyện hiện nay là 32, bao gồm 19 thỏa thuận mới kể từ sự phân bổ SDR năm 2009.

Xem thêm: Tác Hại Của Dos Là Gì?, Tấn Công Từ Chối Dịch Vụ

Từ tháng 09/1987, các giao dịch tự nguyện đã đảm bảo tính thanh khoản cho SDR. Tuy nhiên, trong trường hợp không đủ khả năng thực hiện theo các thỏa thuận giao dịch tự nguyện, IMFcó thể thực hiện các cơ chế đã quy định. Theo cơ chế này, các thành viên với những ảnh hưởng bên ngoài mạnh mẽ được chỉ định bởi IMF để mua SDR với các đồng tiền sử dụng tự do lên đến một khoản nhất định từ các thành viên yếu hơn. Thỏa thuận này được xem là một sự hỗ trợ để đảm bảo tính thanh khoản và đặc tính là một tài sản an toàn của SDR.

Chuyên mục: Hỏi Đáp