SBU là gì – Chiến lược cấp sbu là gì – SBU quan trọng như thế nào

Khi bạn đang sở hữu một doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ có đa dạng sản phẩm hoặc duy nhất chỉ có một sản phẩm nhưng có nhiều dòng khác nhau. Bạn sẽ làm cách nào để phân tích đưa ra chiến lược cụ thể cho từng mặt hàng ? Bạn muốn tự chủ mọi hoạt động trong kinh doanh hay cần quyết định đầu tư, ngân sách thì việc tìm đến với SBU sẽ giải quyết được cho bạn những vấn đề này.

Bạn đang xem: Sbu là gì

Vậy SBU là gì

SBU là viết tắt của từ Strategic Business Unit dịch sang nghĩa tiếng Việt của nó là Đơn vị kinh doanh chiến lược. Đây được xem là thuật ngữ kinh doanh nhưng nó còn khá mới mẻ trong cộng đồng truyền thông và quảng cáo.

*

Strategic Business Unit – SBU nghĩa là gì

Nó được tạo ra nhằm liên kết hay hợp nhất để tạo ra sức mạnh cạnh tranh chung cho cả công ty. Về cơ bản thay vì buộc phải thực hiện nhiều việc quan trọng trong một ngày thì nên tách riêng từng việc ra giải quyết độc lập, thay vì phải giải quyết việc xoay quanh vấn đề của nhiều sản phẩm thương hiệu trong cùng một lúc thì nên tách nó ra để có chiến lược cụ thể và trở thành một phần riêng biệt của SBU. Nhưng mục tiêu chung của nó vẫn là giải quyết được các vấn đề cho cả công ty, chứ không chỉ giải quyết riêng một bài toán khó cho riêng một sản phẩm nào đó.

Trên thực tế có thể áp dụng SBU theo nhiều cách khác nhau, không nhất thiết chỉ là doanh nghiệp sở hữu nhiều sản phẩm mà thậm chí chỉ có một sản phẩm có nhiều dòng hàng hoặc một tập đoàn lớn có nhiều công ty con làm về nhiều lĩnh vực khác nhau vẫn có thể dùng SBU.

Hiểu đơn giản hơn là khi một công ty nhỏ được đầu tư bằng nguồn vốn của một tập đoàn lớn, các hoạt động của công ty con là độc lập và có nhiệm vụ mục tiêu riêng nhưng sử dụng SBU để quản lí chung để có thể đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề cho cả group cùng phát triển.

Những lợi ích cụ thể của SBU đối với doanh nghiệp

+ Nó là giải pháp tốt nhất cho việc tổ chức công ty. Tổ chức là điều quan trọng đầu tiên để quản lí thời gian làm việc. Tại sao lại nói SBU là giải pháp tốt cho việc tổ chức trong doanh nghiệp của bạn đó là bởi vì một người quản lí nhiều sản phẩm cùng một lúc nếu có sai lầm hay nhầm lẫn trong việc điều hành. Lúc này người quản lí sẽ dành hết thời gian để giải quyết công việc hiện tại. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả sản phẩm người đó đang quản lí.

Chính vì vậy hãy phân biệt sản phẩm thành một SBU riêng và mỗi người sẽ tự chịu trách nhiệm trong bộ phận của mình khi gặp vấn đề xảy ra, còn những người khác sẽ tiếp tục mở rộng phát triển thay vì tất cả đều gom chung lại chỉ để xử lí một vấn đề. Thay vì bỏ nhiều quả trứng vào cùng một cái rổ thì khi bị vỡ nguy cơ là sẽ vỡ hết thì nên chia những quả trứng này ra nhiều cái rổ để đựng sẽ giúp bạn giải quyết được nguy cơ khi gặp khó khăn.

Xem thêm: Tải Game My Talking Tom Miễn Phí, Tải Game Talking Tom Cat

+ Việc tổ chức trong công ty một cách đúng đắn sẽ giúp chúng ta dễ dàng theo dõi quản lí mọi thứ. Những tập đoàn, công ty đa sản phẩm mà mỗi sản phẩm trong đó đều cần nguồn nhân lực, vốn, phương thức quảng cáo khác nhau thì làm sao để gom chung lại làm một được ? Do đó SBU trở nên rất quan trọng, nó giúp bạn giải quyết được vấn đề trên một cách triệt để mà tất cả đều sẽ mang lại lợi ích chung cho công ty chứ không chỉ riêng một sản phẩm mang lại lợi nhuận còn cái khác thì không.

+ Như đã nói trên mỗi sản phẩm đều có mục tiêu, định vị riêng của nó trên thị trường. Một sản phẩm thì công việc đã cực kì nhiều như sản xuất quảng bá hình ảnh, tương tác với thị trường xem phản hồi của khách hàng và xác định thị trường,..Trong khi có quá nhiều sản phẩm thì công việc lại càng lớn hơn. Chỉ 1 nhóm Marketing duy nhất là không thể làm được hết việc của nhiều sản phẩm này.

Vậy phương án tốt nhất là chia mỗi sản phẩm như vậy thành một SBU để giúp doanh nghiệp, công ty của bạn xem xét phân khúc thị trường tương ứng hiệu quả và giữ được tương tác tốt với khách hàng. Mỗi trưởng nhóm marketing sẽ được xem là một đơn vị kinh doanh chiến lược và chịu trách nhiệm chính về một sản phẩm nào đó giúp họ có thể nhắm đúng thị trường mục tiêu.

+ Nếu nhắm đúng khách hàng mục tiêu và phân khúc thị trường thì lợi nhuận mang về của mỗi sản phẩm sẽ cao hơn rất nhiều thay vì áp dụng một chiến lược cho toàn bộ sản phẩm. Khi chia mỗi sản phẩm thanh các SBU thì bạn sẽ dễ dàng theo dõi lợi nhuận thu về từ SBU riêng biệt, cũng sẽ nắm được tỉ lệ lợi nhuận của từng sản phẩm mà bạn đang bán và lợi nhuận của cả công ty.

+ SBU cũng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể về việc bỏ vốn đầu tư vào đâu và đầu tư bao nhiêu là hợp lí. Sử dụng mục SBU trong ma trận Boston để giúp bạn xác định được việc này. Mục tiêu của ma trận này là xác định được SBU và lĩnh vực để đầu tư, rồi đánh giá triển vọng về sự phát triển của lĩnh vực, công ty hoặc sản phẩm đó trong tương lai. Sau đó dựa vào sơ đồ phân loại và sắp xếp các SBU trên ma trận này rồi mới xây dựng mục tiêu chiến lược cho từng loại SBU.

Trong trận BCG (Boston) này các SBU đã được chia theo tỉ lệ tăng trưởng của thị trường, dựa vào đây các chủ doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định khách quan hơn về việc đầu tư vốn vào từng danh mục SBU sao cho hợp lí nhất.

Xem thêm: Melanin Là Gì – Và Những điều Có Thể Bạn Chưa Biết

Với những chia sẻ cơ bản ở trên thì hi vọng các bạn đã hình dung chung ra được khái niệm cơ bản về SBU. Trên thực tế thì đơn vị kinh doanh chiến lược có thể được áp dụng với nhiều cách khác nhau mà bạn có thể thử tìm hiểu để xây dựng cho danh nghiệp, công ty của mình phát triển tốt hơn.

Chuyên mục: Hỏi Đáp