Câu 3: Sản xuất hàng hóa là gì? Những ưu thế của sản xuất hàng hóa? Quy luật giá trị trong sản xuất hàng hóa? Vận dụng quy luật này trong phát triển kinh tế nước ta?

Lịch sử phát triển của nền sản xuất đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa.

Bạn đang xem: Sản xuất hàng hóa là gì

– Hàng hóa: Hàng hóa là sản phẩm của người lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau.
– Sản xuất hàng hóa: Là sản xuất ra sản phẩm để bán. Hay nói cách khác, sản xuất hàng hóa là cách thức tổ chức sản xuất mà trong đó, sản phẩm làm ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác thông qua trao đổi, mua bán.
– Có sự phân công lao động xã hội: Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động vào những ngành, những lĩnh vực khác nhau của nền sản xuất xã hội.
Phân công lao động xã hội làm cho mỗi người sản xuất, mỗi cơ sở sản xuất chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm nhất định, song trong cuộc sống của con người thì có nhiều nhu cầu khác nhau, vì vậy, để đáp ứng nhu cầu đó, họ phải có mới liên hệ, phụ thuộc vào nhau, trao đổi sản phẩm cho nhau. Như vậy, lao động xã hội là cơ sở, tiền đề để sản xuất hàng hóa.
– Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất: Sự tách biệt này là do quan hệ sở hữu khác nhau và sự phát triển xã hội hóa khác nhau về tư liệu sản xuất quy định. Do đó, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ và do họ chi phối, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán.
Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa, nếu thiếu một trong hai điều kiện thì không có sản xuất hàng hóa và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa.
Sản xuất hàng hóa ra đời là một bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng mông muội, xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội.
Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa ra đời khai thác được những lợi thế tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng địa phương, từng vùng, các quốc gia khác.
Thứ hai: Quy mô sản xuất được mở rộng tạo điều kiện cho việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thứ ba: Sự tác động của các quy luật: Quy luật giá trị, quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh… buộc người sản xuất phải luôn năng động, nhạy bén, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Thứ tư: Sản xuất hàng hóa phát triển làm cho đời sống vật chất và văn hóa tinh thần ngày càng được tăng cao, phong phú và đa dạng.
Song bên cạnh đó, sản xuất hàng hóa cũng tồn tại những mặt trái của nó như: Phân hóa giàu nghèo, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng, phá hoại môi trường…
Thứ nhất: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa đó và nó có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
Giá trị của hàng hóa là thuộc tính tự nhiên của hàng hóa đó quyết định. Khi xã hội loài người càng phát triển thì càng phát hiện ra nhiều thuộc tính tự nhiên của vật phẩm và lợi dụng thuộc tính tự nhiên đó để tạo ra những giá trị sử dụng khác nhau.
Là giá trị sử dụng cho xã hội, không phải dành cho người sản xuất ra nó mà dành cho người mua nó thông qua trao đổi mua bán.
Thứ hai: Giá trị trao đổi của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị, giá trị là nội dung, cơ sở của giá trị trao đổi. Đồng thời giá trị biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hóa. Cũng chính vì vậy, giá trị là một phạm trù lịch sử, nó tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa.
Lao động của sản xuất hàng hóa vừa mang tính chất lao động cụ thể vừa mang tính chất là lao động trừu tượng.
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động khác nhau.
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức lao động cụ thể của nó, đó chính là sự tiêu phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa.
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Đó chính là hai mặt của sản xuất hàng hóa.
Lao động cụ thể và lao động trừu tượng vừa thống nhất vừa mâu thuẫn. Thống nhất biểu hiện chúng là hai mặt của cùng một lao động sản xuất hàng hóa. Mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định cho xã hội, nhưng với tư cách là lao động trừu tượng, sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa nó không thể phù hợp với mức hao phí lao động của xã hội.
Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa – mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội biểu hiện ở lao động trừu tượng và lao động cụ thể, giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa. Những mâu thuẫn đó vừa thúc đẩy xã hội phát triển vừa chứa đựng nguy cơ khủng hoảng kinh tế.
Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa, được đo bằng thời gian lao động để sản xuất ra hàng hóa.
Lượng giá trị xã hội của hàng hóa không tính bằng thời gian lao động cá biệt mà tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong điều kiện sản xuất bình thường, trình độ kỹ thuật và cường độ lao động bình thường trong xã hội đó.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa: Năng suất lao động, cường độ lao động (mức độ giản đơn hay phức tạp của lao động).
– Nội dung của quy luật giá trị: là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó tức là dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiêt. Cụ thể:
Trong sản xuất, quy luật giá trị đòi hỏi người sản xuất phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết.
– Cơ chế tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế hàng hóa là thông qua sự lên xuống của giá cả thị trường.

Xem thêm: Tại Sao Game Tôi Chơi Lại Biến Thành Bản Cao H, đọc Truyện

Trong sản xuất: thể hiện ở chỗ thu hút vốn vào các ngành sản xuất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Trong lưu thông: thể hiện ở chỗ thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, do đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
Các hàng hóa được sản xuất trong những điều kiện khác nhau nên có giá trị cá biệt khác nhau. Nhưng trên thị trường đều phải trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Người sản xuất nào có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội thì sẽ có lợi. Vì vậy, mỗi người sản xuất đều tìm cách giảm giá trị cá biệt hàng hóa của mình xuống dưới mức giá trị xã hội bằng cách cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để tăng năng suất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt đã làm cho năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.
+ Phân hóa những người sản xuất thành giàu nghèo, làm xuất hiện quan hệ sản xuất TBCN. Trong sản xuất hàng hóa, hàng hóa của những người sản suất nào có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội thì người đó có lợi, giàu có, mở rộng sản xuất kinh doanh, trở thành ông chủ, ngược lại thì sẽ không có lợi, thua lỗ, phá sản và trở thành người lao động làm thuê. Chính do tác động của quy luật giá trị đã làm cho sản xuất hàng hóa thực sự trở thành khởi điểm ra đời của CNTB.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cần phát huy những tác dụng tích cực, hạn chế những tác dụng tiêu cực của quy luật giá trị, nhằm phát triển nền kinh tế nước ta theo định hướng XHCN.
– Thứ nhất là nền kinh tế nước ta đang xây dựng khác về bản chất so với kinh tế TBCN, do đó, phải quán triệt quan điểm, nguyên tắc cơ bản của sự vận dụng một cách đúng đắn, sát hợp quy luật giá trị vào điều kiện cụ thể của đất nước, phục vụ cho việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng – an ninh.
– Thứ hai là quán triệt quan điểm trên, đề ra các chính sách kinh tế thích hợp, hình thành một bước quan trọng thể chế hóa kinh tế thị trường định hướng XHCN.
+ Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả khu vực doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa mạnh hơn nữa; khuyến khích phát triển mạnh kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế cổ phần; nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả đầu tư bằng vốn ngân sách.
+ Tạo lập và phát triển đồng bộ các loại thị trường. Tiếp tục chủ động hội nhập sâu rộng hơn nữa, thực hiện có hiệu quả các cam kết theo quy định của tổ chức thương mại thế giới.
+ Trong nền kinh tế hàng hóa, dưới tác động của quy luật giá trị và các quy luật kinh tế khác, cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt. Ngoài những tác động tích cực, cạnh tranh cũng để lại những hạn chế như làm tăng sự phân hóa giàu – nghèo và những bất công xã hội.
Để đảm bảo quyền lợi thỏa đáng của người lao động trong các doanh nghiệp, Nhà nước cần hoàn chỉnh Bộ Luật Lao động và các chế độ liên quan đến người lao động. Tiếp tục ban hành và hoàn chỉnh các quy định về chế độ tiền lương, chế độ làm việc, bảo hộ, an toàn lao động, BHXH, bảo hiểm thất nghiệp…
Tóm lại: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Nó quy định việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết. Quy định ấy là khách quan, bảo đảm sự công bằng, hợp lý, bình đẳng giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóa. Quy luật này đang hoạt động và phát huy tác dụng trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Song quy luật này cũng có những tác động phức tạp đến sản xuất hàng hóa và xã hội. Vì vậy, chúng ta cần phát huy những tác dụng tích cực, hạn chế những tác dụng tiêu cực của quy luật giá trị, nhằm phát triển nền kinh tế nước ta theo định hướng XHCN.
Giá trị thặng dư là phần dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của CNTB – quan hệ bóc lột lao động làm thuê.
Giá trị thặng dư do lao động không công của người công nhân tạo ra là nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản.
Có nhiều hình thức và biện pháp để sản xuất ra giá trị thặng dư, song C.Mác khái quát thành hai phương pháp chủ yếu đó là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội.
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động qua giới hạn thời gian lao động xã hội cần thiết trong khi các điều kiện khác không đổi.
Tham gia vào quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư bao gồm các yếu tố khác nhau: Tư liệu sản xuất và sức lao động. Mỗi yếu tố có vai trò khác nhau trong việc tạo ra giá trị thặng dư. Để hiểu rõ vai trò đó, Mác dùng khái niệm tư bản bất biến và tư bản khả biến.
Tư bản bất biến tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất. Giá trị của nó được bảo tồn nguyên vẹn vào sản phẩm.
Tư bản khả biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức sức lao động, trong quá trình sản xuất, nó tăng lên về lượng, nó tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn lượng giá trị bản thân nó.
Việc phân chia các bộ phận tư bản chỉ rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là do lao động của công nhân làm thuê tạo ra không được trả công.
Nội dung của quản lý giá trị thặng dư là tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách tăng cường các phương tiện kỹ thuật và quản lý để bóc lột ngày càng nhiều lao động làm thuê.
Một mặt, nó thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất, xã hội hóa sản xuất, tạo ra nhiều hàng hóa đa dạng và phong phú… Mặt khác, nó làm cho các mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản ngày càng trở nên gay gắt – mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của sản xuất với sự chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
Khi sản xuất hàng hóa còn phổ biến thì sản phẩm thặng dư cũng mang hình thái hàng hóa và có giá trị sử dụng và giá trị. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội vẫn còn phạm trù giá trị thặng dư, vì thế, chúng ta phải học tập phương thức tổ chức, quản lý phân phối của các nhà tư bản để sản xuất ra giá trị thặng dư.
Song, một mặt, chúng ta đòi hỏi các nhà tư bản phải nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật, tôn trọng lợi ích chính đáng của công nhân, mặt khác, để khuyến khích kinh tế tư nhân, nhà nước phải bảo hộ quyền hợp pháp của các nhà tư bản và thực thi những chính sách sao cho họ có thể thu được những lợi nhuận chính đáng, khuyến khích họ đầu tư vào nước ta.
Phải kết hợp một cách hài hòa ba lợi ích: nhà nước, tập thể và người lao động thì sẽ không còn quan hệ bóc lột và càng nhiều lợi nhuận thì lợi ích của cả ba được nâng cao.

Xem thêm: Underneath Là Gì – Nghĩa Của Từ Underneath

Như vậy, sản xuất hàng hoá xã hội chủ nghĩa cũng phải thu được nhiều giá trị thăng dư nhưng đây không phải là quy luật tuyệt đối của CNXH, vì mục tiêu của CNXH trước hết là vì nhân dân lao động đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, con người được thoát khỏi áp bức bóc lột.
Người đăng:Unknownvào lúc02:14

*

*

Lớp Trưởng: Lê Phú Bình -0935572789Lớp phó (Học tập):Diệp Quang Huy – 0989296925Lớp phó (Thể thao):Lê Quốc Ân -0935748588Lớp phó (Ăn chơi):Phạm Thị Trà -0982033449

Chuyên mục: Hỏi Đáp