Trong hoạt động kinh doanh khách sạn, Sale Excutive là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng nhưng hầu như rất ít người biết và hiểu rõ về vị trí này.

Bạn đang xem: Sale executive là chức vụ gì

Sale Excutive là gì và công việc chính của Sale Excutive bao gồm những gì? Hôm nay, hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) Đà Nẵng tìm hiểu rõ về vị trí cũng như vai trò của một nhân viên Sale Excutive trong hoạt động kinh doanh khách sạn thông qua bài viết dưới đây nhé!

1.Save Excutive là gì?

Trong kinh doanh, Sales Executive là từ dùng để chỉ vị trí của nhân viên bán hàng hay còn được gọi là chuyên viên kinh doanh. Một Sales Executive thường sẽ đảm nhiệm chức năng điều hành và quản lý các công việc kinh doanh tại một khu vực, một bộ phận dựa theo sự bổ nhiệm, phân công của giám đốc và những người có thẩm quyền.

Sales Executive trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn cũng được hiểu theo nghĩa như trên. Một Sales Executive làm việc trong môi trường khách sạn cũng là người giữ vị trí điều hành, quản lý một bộ phận, một dịch vụ hay một khu vực trong khách sạn tùy theo sự sắp xếp của cấp trên.

*

Trong ngành khách sạn, có thể chia ra các vị trí Sales Executive theo đối tượng khách hàng hay tính chất công việc như sau:

– Sales khách Corp: đối tượng khách hàng là các đơn vị kinh doanh, công ty, doanh nghiệp.

– Sales TA (Travel Agent): đối tượng khách hàng là các hãng lữ hành, công ty du lịch.

– Sales Government: đối tượng khách là các cơ quan hành chính, nhà nước.

Xem thêm: baffle là gì

– Sales Online: Bán hàng qua các trang mạng internet, website trung gian.

– Sales Banquet: Bán các sản phẩm phục vụ hội nghị hội thảo, tổ chức sự kiện, ăn uống.

– Sales Membership: Bán các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ của câu lạc bộ, resort, khách sạn, nhà hàng như thể thao, gym, spa, casino,…

Công việc của Sale Excutive trong khách sạn là gì?

Nếu làm việc trong môi trường khách sạn, Sales Executive có nhiệm vụ chính là lên kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng quý, hàng năm một cách chi tiết và cụ thể của khu vực, bộ phận, dịch vụ mà mình đảm nhiệm cho người quản lý trực tiếp. Khi các kế hoạch được cấp trên thông qua, Sales Executive lại tiếp tục tiếp nhận và triển khai thực hiện kế hoạch theo định hướng.

Trong quá trình triển khai, Sales Executive không phải là người thực hiện tất cả mà là sẽ phân công công việc cho đội ngũ nhân viên Sales Rep (đại diện kinh doanh), Sales Man (nhân viên kinh doanh) và trực tiếp quản lý. Do vậy, để kế hoạch được triển khai hiệu quả nhất, Sales Executive phải phân chia công việc một cách khoa học và bài bản. Đồng thời, phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình làm việc của mọi người nhằm đảm bảo kế hoạch được triển khai một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm: Market Segmentation Là Gì – Đoạn Thị Trường (Market Segment) Là Gì

*

Để trở thành một Sales Executive chuyên nghiệp và tài ba, ngoài kiến thức cơ bản về công việc, bạn bắt buộc phải thường xuyên học tập và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để phục vụ tốt cho nghề như: kỹ năng sale, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng điều hành và quản lý công việc… Khi đã nắm vững và vận dụng thành thạo, chắc hẳn mọi kế hoạch cũng như các tình huống xảy ra, bạn đều có thể khéo kéo xử lý tốt và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Với những thông tin được chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghề Sales Executive. Nếu muốn biết thêm những thông tin bổ ích khác về ngành Nhà hàng – Khách sạn, đừng quên ghé trang thông tin HNAAu Đà Nẵng để tham khảo nhé. Truy cập:http://thienmaonline.vn/dao-tao/quan-tri-nha-hang/tin-tuc

Chuyên mục: Hỏi Đáp