Trong kinh doanh và đặc biệt là lĩnh vực đầu tư chứng khoán, ROA là một khái niệm rất quen thuộc và nếu muốn số tiền mình bỏ ra đạt được lợi nhuận cao, bạn phải nắm rõ ROA là gì, ý nghĩa cũng như cách tính ra sao, tất cả sẽ được bật mí qua nội dung dưới đây, hãy cùng tìm hiểu nhé!

ROA là gì?

ROA là thuật ngữ được viết tắt từ cụm từ Return on Assets trong tiếng Anh và được gọi là tỉ số lợi nhuận trên tài sản. Đây là chỉ số được dùng để đo lường mức sinh lợi của một công ty so với chính tài sản của nó, vậy nên ROA sẽ cho biết mức độ hiệu quả của một công trong việc sử dụng tài sản của mình để kiếm lời.

Bạn đang xem: Roa là viết tắt của từ gì

*

ROA là thuật ngữ được viết tắt từ cụm từ Return on Assets trong tiếng Anh và được gọi là tỉ số lợi nhuận trên tài sản

Cách tính chỉ số ROA

Cách tính chỉ số ROA không quá phức tạp, công thức như sau:

*

Cách tính chỉ số ROA ROA = lợi nhuận ròng dành cho cổ đông / tổng tài sản của doanh nghiệp x 100%

ROA = lợi nhuận ròng dành cho cổ đông / tổng tài sản của doanh nghiệp x 100%

Ý nghĩa của chỉ số ROA

Muốn hiểu rõ về tỉ số lợi nhuận trên tài sản ROA, bạn cần phải hiểu tài sản của một doanh nghiệp sẽ được tính như thế nào. Theo đó, tài sản này sẽ được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu, tất cả các hoạt động của một doanh nghiệp chủ yếu sẽ được lấy từ hai nguồn vốn này.

*

ROA là gì?

Với chỉ số ROA, đây sẽ là thước đo chính xác và hiệu quả nhất của việc chuyển hóa số vốn đầu tư thành lợi nhuận.

Khi nhìn vào chỉ số ROA, các nhà đầu tư có thể dễ dàng biết được doanh nghiệp kiếm được bao nhiều tiền, tạo ra được bao nhiều đồng lãi trên 1 đồng tài sản. Chỉ số này sẽ cung cấp thông tin về những khoản lãi sinh ra từ số vốn đầu tư ban đầu, vậy nên các chuyên gia đã gọi ROA là những con số biết nói của một doanh nghiệp.

Khi chỉ số ROA càng cao, điều này có nghĩa là khả năng tái sử dụng tài sản của doanh nghiệp lại càng hiệu quả, và nó cũng cho chúng ta biết được rằng công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn với số vốn đầu tư ban đầu ít hơn.

*

Khi chỉ số ROA càng cao, điều này có nghĩa là khả năng tái sử dụng tài sản của doanh nghiệp lại càng hiệu quả

Riêng đối với các công ty cổ phần, chỉ số ROA lại có sự khác biệt bởi nó phục thuộc vào các ngành nghề kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp đó. Vậy nên, các chuyên gia khuyên các nhà đầu tư chỉ nên sử dụng ROA để theo dõi, so sánh chỉ số này của từng công ty qua mỗi năm.

Bên cạnh đó, họ cũng đưa ra lời khuyên rằng nên so sánh chỉ số ROA của các công ty tương đồng với nhau về quy mô, ngành nghề kinh doanh.

*

Riêng đối với các công ty cổ phần, chỉ số ROA lại có sự khác biệt bởi nó phục thuộc vào các ngành nghề kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp đó

Đặc biệt trên thị trường chứng khoán, chỉ số ROA lại càng có ý nghĩa hơn đối với các nhà đầu tư, bởi cổ phiếu của doanh nghiệp nào có chỉ số ROA cao thì sẽ có giá cao hơn, đồng thời được ưa chuộng hơn các cổ phiếu khác, đây là một thông tin tham khảo hữu ích để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp nhất.

Chỉ số ROA như thế nào thì được xem là tốt?

Thông thường, sẽ có hai chỉ số quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải lưu tâm, đó là chỉ số ROA như đã đề cập trên đây và chỉ số ROE (tỉ số lợi nhuận ròng trên vốn sở hữu). So với ROE, ROA không được quan tâm nhiều bằng nhưng tất cả đều phải thừa nhận một điều rằng, đây thực sự là một chỉ số quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với mọi doanh nghiệp.

Xem thêm: Tma Là Trường Gì – Trường Đại Học Thương Mại

*

Theo tiêu chuẩn chung của thị trường chứng khoán quốc tế, một doanh nghiệp được đánh giá là đủ năng lực khi chỉ số ROA của họ lớn hơn 7,5%.

Theo tiêu chuẩn chung của thị trường chứng khoán quốc tế, một doanh nghiệp được đánh giá là đủ năng lực khi chỉ số ROA của họ lớn hơn 7,5%. Mặc dù vậy, việc theo dõi chỉ số ROA của doanh nghiệp trong một năm là không đủ để đưa ra bức tranh toàn cảnh về năng lực của họ, mà các nhà đầu tư nên theo dõi ít nhất trong vòng 3 năm liên tục.

Trong khoảng thời gian này, nếu chỉ số ROA được duy trì ổn định và không có sự thay đổi ở mức >= 10%/năm, thì đó sẽ là một doanh nghiệp tốt và có tài chính ổn định, luôn được các chuyên gia cũng như nhà đầu tư đánh giá cao.

*

Nếu chỉ số ROA của doanh nghiệp bằng lãi suất vốn vay thì chỉ số ROE sẽ bằng 1 – thuế suất x ROA

Xét về mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE, chúng ta sẽ thấy được ý nghĩa của chúng như sau:

– Nếu chỉ số ROA của doanh nghiệp bằng lãi suất vốn vay thì chỉ số ROE sẽ bằng 1 – thuế suất x ROA

– Nếu chỉ số ROA của doanh nghiệp cao hơn lãi suất vốn vay, thì chỉ số ROE sẽ nhiều hơn so với 1 – thuế xuất x ROA. Mức độ nhiều hơn này sẽ có tỉ lệ càng lớn nếu tỉ số vay hay vốn của chủ sở hữu càng cao.

Ví dụ về chỉ số ROA của doanh nghiệp

Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chỉ số ROA, hãy cùng tham khảo ví dụ dưới đây:

*

Một doanh nghiệp A có tổng tài sản là 4.000.000 USD và thu nhập ròng là 1.500.000 USD. Như vậy ROA của doanh nghiệp A là 37,5%.

Một doanh nghiệp A có tổng tài sản là 4.000.000 USD và thu nhập ròng là 1.500.000 USD. Như vậy ROA của doanh nghiệp A là 37,5%.

Trong khi đó, công ty B cũng có khoản thu nhập 1.500.000 USD trên tổng số tài sản là 9.000.000 USD thì ROA của công ty B sẽ là 16,67%.

Xem thêm: Mô Hình Mvc Là Gì – Đôi Điều Về Mô Hình Mvc

Nếu so sánh ROA của hai công ty A và B thì rõ ràng công ty A kinh doanh hiệu quả hơn.

Có thể nói, để trở thành một nhà đầu tư tài ba và thu được nhiều lợi nhuận từ khoản đầu tư của mình vào thị trường chứng khoán, bạn cần phải nắm vững các chỉ số quan trọng và ROA chính là một trong số đó, nhằm đưa ra những nhận định và lựa chọn chính xác nhất!

Chuyên mục: Hỏi Đáp