Sức mạnh của Reverb lớn là thế. Ấy vậy mà rất nhiều bạn mặc sức hủy hoại bản mix của mình bằng việc sử dụng bừa bãi.

Bạn đang xem: Reverb là gì

Đến lúc quay trở về với những thứ cơ bản nhất rồi nhỉ?

Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử đụng reverb cơ bản theo cách thông thường nhất, an toàn nhất và có thể áp dụng cho nhiều bối cảnh sử dụng khác nhau. Tất nhiên, mỗi bối cảnh mỗi khác, việc “căn ke” sao cho phù hợp đòi hỏi kinh nghiệm tích lũy từ hàng chục thậm chí hàng trăm bản mix.

Thôi, “hù dọa” nhau thế đủ rồi. Hãy đọc và thực hành những lời khuyên dưới đây cho tốt, bạn sẽ luôn ở trong “vùng an toàn”. Tất nhiên, tôi không cấm bạn sáng tạo.

Thiết lập Reverb – Send hay Insert?

Tôi có thể khẳng định, ít nhất 80% các trường hợp sử dụng reverb đều được thiết lập là Effect Send thay vì Insert. Nếu bạn chưa biết về Send và Insert, tôi xin giải thích ngắn gọn cách thức tác động của Reverb trên 2 hình thức thiết lập này như sau:

Với thiết lập Send, Reverb tác động lên âm thanh nhưng không thay đổi tín hiệu gốc. Về bản chất, nó tạo 1 bản copy của tín hiệu gốc rồi xử lý trên bản copy đóVới thiết lập Insert, Reverb tác động và thay đổi trực tiếp tín hiệu gốc

*

Thiết lập Reverb trên đường Send

Tại sao người ta lại hay thiết lập Send với Reverb?

Rất đơn giản! Thứ 1, Reverb là hiệu ứng dựa trên thời gian. Nó cần 1 nguồn tín hiệu gốc để xử lý.

Nếu bạn dùng 2 Reverb cho cùng 1 nhạc cụ, bạn có muốn tạo reverb cho 1 nguồn âm thanh đã có sẵn Reverb từ trước? Toàn bộ các thông số, tính toán về mặt thời gian của bạn sẽ… trật hết sau khi qua Reverb số 2 trong trường hợp này. Chưa kể bạn còn muốn dùng thêm Delay? Nếu tất cả các thiết bị này đều thiết lập chung là Insert cho 1 nhạc cụ thì thật thảm họa!

Trong ví dụ sau, track vocal sử dụng 2 Reverb song song. Nửa đầu thiết lập Send, nửa sau thiết lập Insert và được căn Reverb level ngang nhau. Chú ý sự… nhòe nhoẹt trong nửa sau (Insert) do reverb thứ 2 tạo không gian cho 1… không gian khác đã tạo bởi reverb thứ 1.

Thứ 2, các hiệu ứng âm thanh thiết lập Send có thể tác động lên nhiều nguồn âm thanh khác nhau cùng 1 lúc! Ví dụ: Vocal và Lead Guitar đều có thể sử dụng chung 1 Reverb. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tài nguyên hệ thống (CPU, RAM…)!

Trong bài viết về vai trò cốt lõi nhất của Reverb, tôi có nói Reverb được dùng để kết nối, đưa các nguồn âm thanh đơn lẻ vào trong 1 không gian chung. Với lợi ích số 2 này của thiết lập Send, bạn sẽ hiện thực hóa được điều đó 1 cách dễ dàng mà không phải “dí” 30-50 con Reverb (có chung thông số cấu hình) cho ngần ấy track riêng lẻ!

Lời khuyên của MIX: Khi sử dụng Reverb dưới dạng Send Effect, bạn nên để 100% Wet (chỉ bao gồm phần tín hiệu tạo ra bởi Reverb) và điều chỉnh lượng Reverb cần thiết qua thông số Send Level trên track nhạc cụ để tránh ảnh hưởng đến âm lượng của track này.

Chỉ dùng khi thực sự cần thiết

Hiệu ứng Reverb rất… lừa tình. Nó khiến bạn ngay lập tức cảm thấy âm thanh sống động hơn, “lung linh” hơn và “có vẻ” thật hơn. Nhưng đó không phải là lý do để chúng ta sử dụng Reverb trên tất cả các nhạc cụ!

Hãy cân nhắc kỹ xem liệu thực sự việc sử dụng Reverb sẽ tốt hơn hay chỉ hủy hoại âm thanh của nhạc cụ mà thôi? Cùng 1 dòng nhạc, trong cùng 1 bài, thậm chí trên cùng 1 nhạc cụ, đôi khi có lúc chúng ta nên dùng, có lúc không.

Trong ví dụ sau với 1 ca khúc Metal, có Reverb chỉ làm cho Rhythm Guitar nhòe nhoẹt, đục ngầu và… “sến”, mất đi sức mạnh cần thiết.

Chọn Room Mode và thiết lập phù hợp

Bạn muốn tái tạo không gian nào cho bản mix? Trong nhà hát, trong phòng ở, hay trong WC? Hãy chọn Room Mode (hoặc Reverb Mode) có đặc tính âm học phù hợp với không gian đó.

Thông thường, các thiết bị Reverb sẽ có sẵn một loạt Room Mode như Hall, Room, Studio, Plate… kèm theo rất nhiều Preset cho bạn lựa chọn. Hãy lấy 1 preset giống nhất so với nhu cầu của bạn và điều chỉnh lại các thông số Reverb để nó phù hợp hơn với nhạc cụ, với ý đồ bản mix.

Mẹo của MIX: Bạn đừng nghĩ chế độ Reverb Hall hay Concert sẽ làm giọng hát nghe “lớn”, “bao la” hơn. Chế độ Room hay Plate dư sức tạo ra không gian đủ lớn cho nhiều bản mix thông thường mà không gây ra nhiều “tác dụng phụ” như Hall.

*

Hall Mode có thể ok với vocal, nhưng thường nghe như… c*t với giọng thuyết minh trên radio

Chế độ Hall nghe phù hợp với giọng hát của 1 ca khúc nhạc nhẹ nhưng nghe thật kinh tởm với 1 giọng thuyết minh trên đài phát thanh.

Cách căn cường độ reverb cho nhạc cụ

Nếu để reverb quá to, thay vì giúp nhạc cụ hòa quyện vào bản mix hay làm nó sống động hơn, bạn chỉ làm đục bản mix, làm nhòe/biến đổi âm thanh nhạc cụ và khiến nó như thể đang phát ra từ một không gian tách biệt nào đó!

Nếu để quá nhỏ, bạn sẽ hầu như không nghe thấy Reverb của nhạc cụ khi có thêm nhiều nguồn âm thanh khác phát cùng.

Xem thêm: admitted là gì

Vậy thế nào là vừa phải? Nghe thật là mù mờ!

Trong đa số các trường hợp, sự vừa phải được xác định bằng cách: điều chỉnh cường độ tín hiệu reverb sao cho khi tắt reverb thì biết là thiếu và khi bật reverb thì không hoặc khó nhận ra 1 cách rõ ràng.

Hãy bật/tắt reverb liên tục trong quá trình điều chỉnh cho đến khi bạn đạt tới điểm “cực khoái” đó.

Nghe ví dụ sau với thiết lập Reverb ở 3 mức quá ít, vừa và quá nhiều trên Snare Drum. Ở mức thiết lập reverb quá ít/quá nhiều, Snare như thể được tạo ra từ 1… không gian khác không ăn nhập với dàn Drums.

Căn cường độ reverb trong bối cảnh bản mix

Để có thể quyết định được chính xác cường độ phù hợp của Reverb, nhất thiết phải căn dựa trên bối cảnh của bản mix. Khi có các nguồn âm thanh khác phát cùng, tương quan về cường độ âm thanh, âm sắc của nhạc cụ bạn đang căn reverb sẽ thay đổi. Các nhạc cụ khác sẽ che lấp, làm mờ một phần âm thanh reverb bạn vừa tạo ra bởi không chỉ vì chúng… kêu to hơn mà còn liên quan tới các nhóm tần số trùng với reverb của bạn nữa.

Bởi vậy, việc đổ mồ hôi sôi máu mắt căn cường độ reverb khi solo track nhạc cụ đó là hết sức sai lầm! Tùy theo số lượng nhạc cụ đang phát cùng, tùy theo ý đồ sáng tạo của ca khúc, tùy theo đó là phần intro hay verse hay chorus, bạn hãy điều chỉnh cường độ reverb cho phù hợp với từng tình huống khác nhau bằng chức năng Automation.

Snare Reverb vừa đủ khi nghe solo nhưng quá ít khi nghe cùng cả dàn drums:

EQ Reverb

Đây là thao tác rất cần thiết để kiểm soát “tác dụng phụ” của Reverb bên cạnh việc điều chỉnh những thông số quan trọng như Decay, Pre-Delay và Room Size.

Lợi ích của việc sử dụng EQ trên Reverb là bỏ đi những phần âm thanh không mong muốn tạo ra do Reverb. Trong đa số các trường hợp, áp dụng Lowpass và Highpass filter trên Reverb sẽ giúp âm thanh bớt đục, rõ ràng, mượt mà, tự nhiên hơn.

*

EQ để kiểm soát tốt hơn “tác dụng phụ” của Reverb

Hầu hết các thiết bị Reverb đều tích hợp sẵn 1 EQ đơn giản (đôi khi là cả 1 EQ đầy đủ chức năng như WizooVerbW2) với 2 bộ lọc ở trên. Tất nhiên, không ai ép bạn chỉ được loay hoay với 2 filter này. Nếu thiết bị Reverb không hỗ trợ EQ sâu, bạn có thể chèn thêm 1 EQ vào track Reverb để tinh chỉnh sâu hơn cho tới khi đạt kết quả mong muốn.

Thông thường, việc lọc toàn bộ các âm thanh reverb dưới 200 Hz và trên 12 kHz là thao tác đầu tiên của tôi sau khi thiết lập Reverb. Đôi khi, bạn có thể áp dụng Highpass Filter lên đến tận 500 Hz và Lowpass Filter xuống tận 3 kHz để phù hợp với nguồn âm thanh, bối cảnh bản mix.

Mẹo của MIX: Lọc bỏ các tần số cao giúp Reverb hòa quyện hơn, ít thay đổi âm sắc nhạc cụ hơn và “giấu” Reverb tốt hơn. Lọc bỏ các tần số thấp giúp Reverb bớt đục, phần trầm của nhạc cụ nghe chắc hơn trong khi không gian Reverb tạo ra vẫn được đảm bảo.

Nghe ví dụ sau với nửa đầu chưa EQ Reverb và nửa sau đã áp dụng EQ trên Reverb. Khi được cắt bỏ các tần số cao và trầm, tiếng Piano trở nên rõ ràng hơn nhưng vẫn sống động.

Đừng ngại thử nghiệm cách dùng mới

Những hướng dẫn về cách sử dụng reverb trong bài viết này đều chỉ nằm ở mức cơ bản dành cho những người mới làm quen với Reverb. Bạn đọc có thể yên tâm áp dụng những hướng dẫn ở trên cho các bản mix sắp tới của mình. Dù chưa hẳn sẽ mang lại kết quả tuyệt vời ngay vì điều này đòi hỏi kinh nghiệm sử dụng, nhưng ít nhất, những hướng dẫn tôi đã nêu sẽ giúp bạn đi theo con đường an toàn.

Xem thêm: Omg Là Gì – Omg Tiếng Việt Nghĩa Là Gì Oh My God

Ứng dụng của Reverb rất nhiều, kéo theo đó là những cách thức sử dụng sáng tạo – đôi khi biết được nhờ… tai nạn. Lấy điểm khởi đầu là những hướng dẫn trong bài viết này, bạn hãy đi xa hơn và mạnh dạn thử nghiệm để tận dụng tối đa những gì mình có.

Chuyên mục: Hỏi Đáp