Trong bối cảnh công nghiệp toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, các công ty phải liên tục sửa đổi thiết kế và phạm vi sản phẩm của họ. Điều này ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng trong sự tồn tại của một công ty trước bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường cũng như sở thích và thị hiếu luôn thay đổi từ người tiêu dùng. Đó là lý do cho sự ra đời của R&D.Vậy R&D là gì? tầm quan trọng của R&D và nó đóng vai trò như thế nào trong mỗi doanh nghiệp? Người làm R&D cần có những tố chất gì, kỹ năng cần có của r&d để tạo ra sản phẩm mới vừa “bắt trend” vừa giữ nét đặc trưng của thương hiệu? Hãy cùng Marketing AI tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang xem: Research and development là gì
Mục Lục:
2 Người làm R&D có chức năng và nhiệm vụ gì?4 Mô tả công việc của R&D trong các ngành nghề
Khái niệm R&D là gì
RD là viết tắt của từ gì là câu hỏi được đặt ra ở rất nhiều người, có thể nói R&D – Research & Development (Nghiên cứu và phát triển) được coi là một trong những chìa khóa thành công của nhiều tập đoàn lớn mạnh trên thế giới. R&D bao gồm nhiều hoạt động khác nhau diễn ra mỗi khi các công ty, tập đoàn phát triển các dịch vụ/sản phẩm mới, hoặc cải tiến các dịch vụ/sản phẩm hiện có. Nhìn chung, hoạt động R&D sẽ bao gồm các việc như đầu tư, tiến hành mua bán, nghiên cứu công nghệ, phát triển sản phẩm,…tất cả nhằm phục vụ cho một mục đích chung là giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Việc nghiên cứu và cho ra mắt những sản phẩm mới sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện ra những điểm sáng tạo “hay ho”, có thể áp dụng để cải thiện sản phẩm dịch vụ ra mắt sau này, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và thị trường.
Đầu tiên, người làm R&D phải có khả năng ngôn ngữ. Do tính chất phải nghiên cứu nhiều tài liệu đến từ nhiều nguồn khác nhau, nên nhìn chung nhân viên R&D phải thành thạo ngoại ngữ để dịch ra thứ tiếng mà họ muốn. Hiểu được tài liệu chính là bước quan trọng đầu tiên giúp bạn có thể tiến hành tổng hợp và phân tích khoa học.
Năng động, sáng tạo là yếu tố thứ hai mà một người làm R&D cần phải có. Với tính chất công việc là phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng ở nhiều bộ phận khác nhau, đòi hỏi nhân viên phải nhanh nhẹn, tự chủ và sáng tạo trong mọi tình huống. Thêm vào đó, tư duy marketing cũng là kỹ năng vô cùng cần thiết khi nó phục vụ cho quá trình nghiên cứu thị trường cũng như các sản phẩm/ dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
Xem thêm: Tycoon Là Gì – Nghĩa Của Từ Tycoon
Mô tả công việc của R&D trong các ngành nghề
Công việc của R&D trong các ngành nghề có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng ngành nghề riêng biệt, tuy vậy, dù có đa dạng thế nào cũng sẽ bao gồm 4 nội dung chính sau:
Nghiên cứu – phát triển bao bì (Packaging R&D)
Bao bì đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn tới mức tiêu thụ của sản phẩm trong các ngành như: công nghiệp thực phẩm, đồ uống, thời trang,… Nhà sản xuất luôn phải sáng tạo và cập nhật các mẫu bao bì có chất liệu và kiểu dáng độc đáo để thu hút khách hàng, vừa đảm bảo tính thời thượng vừa giữ được nét đặc trưng của thương hiệu. Thêm vào đó, phương thức đóng gói bao bì cũng được chú trọng không kém, thuận tiện, tối ưu và đột phá luôn là những yếu tố hàng đầu để đánh giá cách đóng gói một sản phẩm.
Việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm sẽ góp phần rất lớn trong việc tạo ra một sản phẩm đột phá, hợp thời và hợp cả thị hiếu số đông khách hàng. Hay ví dụ như gần đây với sự xuất hiện của một mặt hàng độc đáo mới đó là bánh mì thanh long hay các loại bún, bánh tráng từ các mặt hàng nông sản của Việt Nam, khi nước ta đang trong thời kỳ khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.
Xem thêm: Rccb Là Gì
Tầm quan trọng của R&D trong kinh doanh
R&D trong kinh doanh chính là một yếu tố cấu thành và có sức ảnh hưởng vô cùng lớn. Vì nó có sự gắn bó mật thiết trong việc tạo ra những sản phẩm mới và những công nghệ sản xuất mới, có tác dụng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của quốc gia và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Song song với đó, bộ phận R&D cũng là bộ phận không thể thiếu trong mỗi công ty, thường tập hợp các kỹ thuật viên tinh nhuệ nhất nhằm đem lại những bản báo cáo xác đáng, phục vụ cho việc nâng cao hiệu suất kinh doanh. Cụ thể, đội ngũ R&D trong mỗi doanh nghiệp thường được kỳ vọng sẽ tạo ra sự tăng cường về mặt công nghệ, vị thế, các hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp cũng như sự tăng trưởng và phát triển trong tương lai dài.
Kết
Tựu chung lại, hiểu được R&D là gì sẽ biết nó chính là một trong những bộ phận cốt lõi của mỗi doanh nghiệp. Quá trình R&D được đầu tư dài hạn và tốn nhiều chi phí sẽ giúp doanh nghiệp trả lời cho những câu hỏi hóc búa mỗi khi họ cần chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới hay nghiên cứu các công nghệ mới áp dụng cho sản phẩm. R&D ở Việt Nam cũng ngày càng được đầu tư chú trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh gắt gao giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài, hứa hẹn sẽ ngày một phát triển trong tương lai.
Chuyên mục: Hỏi Đáp