Bạn đang xem: Reporter là gì
http://www.4thcafe.com/letter-young-journalist/glossary/
Các thể loại trong nền báo chí Mỹ
Báo chí phương Tây, mà tiêu biểu là báo chí Mỹ, có hệ thống thể loại rất khác với Việt Nam
Người ta không chia tác phẩm báo chí thành các nhóm như thông tấn hay chính luận mà phân biệt các tác phẩm viết (writing) thành hai nhóm là fiction (hư cấu – thơ ca, tiểu thuyết, v.v…) và nonfiction (phi hư cấu – bao gồm báo chí, nghiên cứu khoa học, v.v…).
Nhóm báo chí (journalism) được chia nhỏ hơn theo tiêu chuẩn sự thật (fact) thành tin tức (news – dựa trên các hard fact, tức sự thật khách quan như số liệu thống kê), feature (phóng sự – dựa trên các soft fact, tức sự thật khách quan đã được phóng viên và các nhân chứng lựa chọn một cách chủ quan như mô tả, so sánh,…) và article (bình luận – các lập luận, phân tích của các chuyên gia/bình luận viên về một vấn đề / sự kiện nhất định).
Thể loại news lại được chia thành hard news và soft news. Tiêu chí để đánh giá hard (cứng) hay soft (mềm) ở đây là mức độ quan tâm hay ảnh hưởng của tin và do đó có thể hiểu hard news là tin thời sự, còn soft news là tin về các lĩnh vực đời sống như ẩm thực, nghệ thuật, v.v…
Thể loại feature – mà người Việt Nam vẫn gọi là phóng sự thực ra chỉ gói gọn trong các vấn đề đời sống (được đánh giá là mềm về mức độ quan trọng và tính thời sự) và hoàn toàn khác với kiểu phóng sự văn trong báo với tính hư cấu cao như của Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Chân dung (profile) là một loại feature phổ biến.
Cần chú rằng news-feature, mà trong sách này chúng tôi sẽ chuyển ngữ thành bài phản ánh, có thể được hiểu tương đương với tin sâu hoặc phóng sự sự kiện của Việt Nam. Nó là sự mở rộng của news (mà news thì luôn luôn bắt đầu từ một sự kiện), có nhiệm vụ cung cấp thông tin đầy đủ về sự kiện, trả lời đầy đủ 5W và 1H.
Đây cũng là lý do để một số chuyên gia quan niệm rằng báo chí hiện đại chỉ có news và feature. Họ ám chỉ báo chí khai thác những thông tin thời sự và thông tin đời sống – phần bình luận không do các phóng viên (reporter) thông thường đảm nhiệm mà được giao cho các chuyên gia trong một lĩnh vực hẹp nào đó.
Tuy đề cao sự thật và phi hư cấu, nền báo chí Mỹ vẫn có một thể loại “pha trộn” hư cấu với phi hư cấu; đó là narrative nonfiction (còn gọi là creative nonfiction) – chúng tôi tạm chuyển ngữ thành phi hư cấu sáng tạo. Người viết thể loại này được quyền sử dụng những thủ pháp của văn học vào bài báo để làm cho nội dung sinh động và lôi cuốn hơn. Dĩ nhiên, việc này phải đảm bảo không làm tổn hại tới tính chất phi hư cấu của báo chí. Các tác giả nổi tiếng thường chỉ dùng biện pháp đảo trật tự thời gian và đối thoại nội tâm; văn phong của tác phẩm vẫn nguyên chất báo chí với phương châm “không dùng tính từ”.
Phức tạp nhất là thể loại immersion reporting/journalism mà chúng tôi tạm chuyển ngữ thành tự sự báo chí (hoặc báo chí tự sự, tùy trường hợp). Thể loại này cho phép phóng viên khai thác những trải nghiệm của một cá nhân (nhân vật chính) và những quan điểm của riêng cá nhân ấy. Tự truyện là một phần quan trọng của tự sự báo chí.
Một số thuật ngữ báo chí
The Fourth Estate
“Đẳng cấp thứ tư” là một cách gọi đùa báo giới. Nguồn gốc thuật ngữ này vẫn chưa thống nhất nhưng nó thường được cho là do Edmund Burke, một nghị sĩ Anh gốc Ireland, sáng tạo vào năm 1787 và dùng lần đầu trong một bài diễn thuyết trước Nghị viện Anh. Nó bắt nguồn từ hệ thống đẳng cấp của Vương quốc Anh, gồm Tăng Lữ (Lord Spiritual), Quý Tộc (Lord Temporal) và Thứ Dân (Commons).
Ở Mỹ, người ta dùng thuật ngữ này với hàm ý báo chí là một lực lượng độc lập với chính quyền – nhà báo là một đẳng cấp riêng. Nó hoàn toàn trái ngược với cụm từ “quyền lực thứ tư” (the fourth branch), vốn được dùng để ám chỉ rằng báo chí phục vụ chính quyền.
Op-ed columnist
Op-ed là từ viết tắt cụm “opposite the editorial page”, có nghĩa là “mặt sau trang xã luận”. Thuật ngữ này xuất hiện vào đầu những năm 1920 khi các tờ báo Mỹ nhận ra rằng mặt sau trang xã luận là vị trí tốt cho các bài điểm sách, bình luận, ý kiến,… Mục này sau đó được mở rộng dần và Op-ed được dùng để chỉ các bài viết của một chuyên gia hay ký giả có tiếng nhưng không thuộc ban biên tập (nghĩa là quan điểm của người này không đại diện cho quan điểm của tờ báo).
Trong sách này, chúng tôi tạm dịch Op-ed columnist là bình luận viên độc lập.
Contributing editor
Tương tự như Op-ed columnist, nhưng chức danh này chỉ có trong tạp chí và thường không tham gia vào việc biên tập bài vở, dù vẫn được gọi là editor.
Trong sách này, chúng tôi tạm dịch contributing editor là biên tập viên cộng tác.
Copy editor
Xem thêm: Lương Tâm Là Gì – Tù Nhân Lương Tâm Là Ai
Một số tài liệu báo chí phương Tây ví von copy editor là “chốt chặn cuối cùng” của tờ báo. Người này có nhiệm vụ biên tập văn phong của bài báo, kiểm tra độ chính xác của ngôn từ trong bài và chỉnh sửa cách trình bày (trên trang báo) nếu cần. Chức danh này chỉ có trong báo in.
Trong sách này, chúng tôi tạm dịch copy editor là biên tập viên ngôn ngữ.
Editor (reporter/writer) at-large
Từ at-large ở đây có nghĩa là không thuộc một phòng ban nào và không có nhiệm vụ cố định. Các biên tập viên hay phóng viên at-large được quyền theo dõi các đề tài mà họ quan tâm, không phải thông qua trưởng ban hay các biên tập viên khác. Tuy nhiên, họ vẫn là phóng viên/biên tập viên một tờ báo nào đó chứ không phải là người làm việc tự do (freelancer).
Trong sách này, chúng tôi tạm dịch editor/reporter/writer at-large là biên tập viên/phóng viên/ký giả độc lập (xin hiểu là độc lập với ban biên tập).
Rewriteman và Legman
Để tăng tốc độ sản xuất tin/bài, nhiều tờ báo ở Mỹ có phóng viên chuyên ngồi ở tòa soạn và viết lại những gì mà phóng viên tới hiện trường thu thập được. Người ở tòa soạn (rewriteman – người viết lại) có trách nhiệm dẫn dắt, gợi ý cho người ở hiện trường (legman) trong khi người trực tiếp có mặt phải mô tả trung thực và chi tiết nhất những gì mà anh ta thu nhận được từ mọi giác quan.
Vì Việt Nam không có thuật ngữ tương đương nên chúng tôi sẽ giữ nguyên dạng tiếng Anh.
Punchline
Thường được cho là xuất phát từ màn múa rối Punch và Judy, xuất hiện ở Anh từ thế kỷ XVII, với nhân vật chính là hai vợ chồng Punch – Judy. (line ở đây có nghĩa là lời nói)
Thuật ngữ này hiện nay được dùng để chỉ các câu bình luận bông đùa.
Photo-op
Đôi lúc còn được viết là Photo-opp, viết tắt cụm từ Photograph Opportunity. Thuật ngữ này chỉ những cơ hội để có được hình ảnh gây ấn tượng tốt với công chúng. Đối với chính trị, đó thường là các buổi diễn thuyết, vận động tranh cử,…
Trong sách này, chúng tôi sẽ giữ nguyên dạng tiếng Anh.
Người đăng: Vu Thi Phuong Anh vào lúc 22:12
Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Chia sẻ lên Pinterest
2 nhận xét:
Unknown 18:39 5 tháng 9, 2018
Bài viết hay, mà nền đen , chữ xanh chói mắt khó đọc, nếu chữa lại được thì hay. Cảm ơn tác giả đóng góp kiến thức hay ho.
Trả lờiXóa
Trả lời
Trả lời
Unknown 01:20 12 tháng 1, 2021
Xem thêm: Metric Là Gì – Chọn đúng Chỉ Số
The luminous blue characters against a black background has ripped the post most of its interesting information.
Trả lờiXóa
Chuyên mục: Hỏi Đáp