Để biết được tiến bộ trong công việc chuyên môn của mình, chắc là bạn sẽ cần đến công cụ này đấy! Hơn nữa đây cũng là một nguồn content dành cho B2B marketing quý giá và chất lượng. Vì vậy nắm được kỹ thuật viết Reflection rất quan trọng.

Bạn đang xem: Reflection là gì

Định nghĩa cơ bản

Reflection (còn gọi là suy tư, phản tư) là quá trình suy nghĩ kỹ lưỡng và cẩn trọng về những gì chúng ta đã làm, học được hoặc trải nghiệm trong quá khứ.

*

Reflection là gì? Tại sao chúng ta cần thường xuyên reflect?

Quá trình Reflection suy tưởng – phản tư gồm 3 bộ phận:

*

Reflection là gì? Tại sao chúng ta cần thường xuyên reflect?

Đến đây, chắc bạn đã có cách hiểu cơ bản nhất về reflection hay còn gọi là quá trình suy tưởng, phản tư rồi đúng không? Chắc chắn là không ít lần, bạn đã suy nghĩ miên man về một vấn đề hoặc ngồi viết lại báo cáo thực tập, thực hành nghiên cứu ở trường, đó cũng chính là một dạng thể hiện của quá trình suy tưởng, phản tư. Thực tế, quá trình này diễn ra thường xuyên hàng ngày và không còn gì lạ lẫm với chúng ta nữa.

So sánh quá trình suy tưởng – phản tư với vắt khăn ướt.

Bạn hãy coi trải nghiệm, kinh nghiệm của mình là 1 chiếc khăn ướt. Mục đích của quá trình suy tưởng – phản tư là vắt kiệt những giọt nước (là những kiến thức) ra khỏi chiếc khăn ướt lõng bõng nước đó, để rồi có thể đưa kiến thức đó áp dụng vào những tình huống tương tự khác trong cuộc sống.

*

So sánh quá trình suy tưởng – phản tư với vắt khăn ướt.

Reflection không phải là gì?

Reflection không phải chỉ là mô tả sự vật, hiện tượng, cũng không phải là phát biểu cảm tưởng về những gì đã xảy ra (not about What, When, Who, Where, How you feel)

Mà Reflection nhấn mạnh việc khám phá và lý giải các sự kiện, sự vật, hiện tượng (Why you did it that way), và hướng tới những sự thay đổi, cải tiến trong tương lai How (How will you change it in the future), So what ( How does it help you?)

*

Vì sao Reflection lại quan trọng?

Lấy 1 ví dụ đơn giản.

Khi bạn bỏ toàn bộ đồ quần áo trắng vào máy giặt. Lát sau, bạn tự nhiên thấy nước có màu đỏ. Bạn nghĩ rằng chắc hẳn còn là sót lại 1 cái tất màu đỏ hoặc 1 cái bút mực đỏ ở trong túi quần.

Xem thêm: Tứ Mộ Là Gì – Tham Lang: đào Hoa Tứ Mộ

Phát hiện tình huống xảy ra không đảm bảo bạn sẽ không lặp lại lỗi đó lần nữa nhưng khi reflect – suy tư lại 1 cách có chủ đích về những gì đã xảy ra sẽ giúp bạn nghĩ về cách sửa chữa hoặc tránh lặp lại lỗi sai đó lần nữa.

Lần tới, bạn có thể nhắc nhở mình nhớ check kỹ túi quần áo, rũ tung các loại ra trước khi bỏ chúng vào máy giặt. Như vậy bạn có thể sẽ được kết quả tốt hơn, quần áo trắng hơn lần giặt trước.

*

Tóm lại, Reflection có thể giúp chúng ta nhận ra sự tiến bộ của bản thân trên hành trình tới đích mà chúng ta kỳ vọng. Khi suy ngẫm, suy tưởng sâu, chúng ta có thể hiểu hơn về điểm mạnh và điểm yếu của quá trình học tập và của chính bản thân chúng ta. Từ những ưu và nhược điểm đó, chúng ta có thể tiếp tục lên kế hoạch, đường hướng phát triển những kiến thức và kỹ năng còn chưa hoàn thiện.

Có những loại Reflection nào?

Quá trình suy tưởng – phản tư có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức, có thể dưới dạng đối thoại hoặc văn viết. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn cách phân loại quá trình này dựa trên tính chất thời điểm của hành động suy tưởng – phản tư:

Có những loại Reflection nào?

Theo Schon (1991), có 2 loại suy tưởng chính dựa trên thời điểm thực hiện hànhđộng suy tưởng, phản tư của người thực hiện:

Reflection-in-action (thinking on one’s feet): suy tưởng, phản tư ngay lập tức, trong quá trình diễn ra trải nghiệm (doing stage). Reflection-in-action cho phép bạn giải quyết, phản ứng các tình huống bất ngờ.Reflection-on-action: suy tưởng, phản tư sau khi trải nghiệm diễn ra, đòi hỏi suy nghĩ, tư duy sâu hơn, giúp bạn đào sâu, khám phá ra điểm cần phát huy cũng như điểm cần cải thiện.

Bắt đầu suy tưởng, phản tư như thế nào?

Ai trong chúng ta chắc hẳn cũng đã từng hồi tưởng, suy tưởng miên man về một vấn đề nhưng rất có thể vẫn chưa thực hiện việc suy ngẫm đó một cách cẩn trọng. Để bắt đầu quá trình suy tưởng – phản tư một cách kỹ lưỡng và nghiêm túc, có thể bạn sẽ cần đến một khung tư duy định hướng quá trình này.

Ở đây, chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn mô hình có tên gọi Gibbs Reflective Cycle. Đây là mô hình giáo sư Graham Gibbs giới thiệu năm 1988 trong cuốn Learning by Doing của ông. Mô hình này rất phổ biến và hữu hiệu để hướng dẫn các bạn mới bắt đầu tư duy mạch lạc qua các giai đoạn của một trải nghiệm.

Xem thêm: Altcoin Là Gì – Có Nên đầu Từ Vào Altcoin Không

Bắt đầu suy tưởng, phản tư như thế nào?

Mô hình này đã chia quá trình suy tưởng và phản tư thành các giai đoạn tư duy nhỏ hơn:

3 mục đầu tiên yêu cầu bạn liên tưởng, và nhớ về chuyện đã xảy raMô tả: Chuyện gì đã xảy ra (What happened?)Cảm nghĩ: Bạn suy nghĩ và cảm nhận như thế nào (What were you thinking and feeling?)Đánh giá: Điều gì tốt và chưa tốt về trải nghiệm của bạn (What was good and bad about the experience?)3 mục sau yêu cầu bạn lý giải để thấu hiểu trải nghiệm và suy nghĩ tìm ra cách cải tiến trải nghiệmPhân tích: Bạn hiểu và lý giải điều xảy ra như thế nào? (What sense can you make of the situation?)Kết luận: Có điều gì khác mà đáng nhẽ ra bạn đã có thể làm (What else could you have done?)Kế hoạch hành động: Nếu tình huống tương tự xảy ra, bạn sẽ làm gì? (If it rose again, what would you do?)

Một vài ý tưởng để thực hành Reflection

Viết nhật ký/journal (blog) lưu lại những trải nghiệm, ý tưởng, câu hỏiCó 1 cuốn log book để record, mô tả, giải thích những sự kiện quan trọng trong project bạn đang thực hiệnTổ chức các buổi Team meeting để reflect sau mỗi tuần làm việc. Các buổi này còn được gọi là retrospective.Đề xuất những buổi nói chuyện thường xuyên để chia sẻ bài viết suy tưởng – phản tư của bạn với manager nhằm cải thiện performance của bạn.Hình thành thói quen sử dụng các công cụ suy tưởng – phản tư như câu hỏi, câu chuyện, đối thoại với chính mình hoặc với người khác.Hình thành thói quen ghi chép, lưu trữ các hoạt động của project, để tìm ra cách cải tiến liên tục đối với kết quả đầu ra của project.Lưu lại & suy ngẫm, phản tư về những câu chuyện thành công (Success stories), hoặc best practices, và rút ra những lý giải cho thành công đó.Tham gia cộng đồng mạng xã hội, forum, thảo luận và đóng góp ý tưởng của bạn để những người khác có thể đưa ra góc nhìn mới, giúp bạn gọt giũa ý tưởng và kịp thời phát hiện lỗ hổng trong lập luận của mình.

Tham khảo

Nếu bạn muốn trở thành một content marketer tạo ra những bài viết chuyên sâu, chất lượng cao, hãy tham gia ứng tuyển vị trí Content Marketer tại Magestore

Chuyên mục: Hỏi Đáp