Receptionist là thuật ngữ dùng để chỉ một vị trí quan trọng trong ngành Nhà hàng – Khách sạn. Vậy, bạn có biết Receptionist là gì và công việc của bộ phận này là gì không? Nếu không thì hãy tham khảo những thông tin bên dưới để biết chi tiết nhé!
Receptionist là gì?
Receptionist có nghĩa là lễ tân – bộ phận có chức năng tiếp đón khách hàng, làm thủ tục check-in, check- out, tiếp nhận thông tin đặt chỗ, đặt phòng trong một nhà hàng, khách sạn. Đây được xem là bộ phận đại diện cho hình ảnh của một nhà hàng, khách sạn. Bởi lẽ, Receptionist là người đầu tiên và đồng thời là người cuối cùng tiếp xúc với mọi khách hàng. Tất cả hành động cũng như cử chỉ của nhân viên lễ tân đều ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về nhà hàng, khách sạn.
Bạn đang xem: Reception là gì

Công việc của Receptionist là gì?
Như đã nói ở trên, công việc chính của một Receptionist là tiếp đón khách hàng và làm thủ tục check-in, check-out đồng thời tiếp nhận thông tin đặt chỗ, đặt phòng. Ngoài ra, Receptionist còn đảm nhiệm một số công việc khác nữa. Điều này được cụ thể như sau:
Đối với lễ tân nhà hàng:
– Sắp xếp lịch đặt bàn và phối hợp với các bộ phận khác để đảm bảo bàn đã được chuẩn bị chu đáo trước khi khách hàng đến.- Thông tin và hướng dẫn khách hàng đến vị trí bàn đặt.- Đảm bảo khách hàng đã thanh toán trước khi rời khỏi nhà hàng.- Lưu giữ hồ sơ thông tin của khách hàng thân thiết.- Lưu giữ và ghi chép cụ thể các khoản thanh toán. – Phối hợp với các bộ phận khác và người quản lý để giải quyết các khiếu nại của khách hàng một cách nhanh chóng.- Giải đáp các thắc mắc của khách hàng về bàn tiệc, thực đơn.
Đối với lễ tân khách sạn
– Phối hợp với bộ phận Housekeeping để chắc rằng phòng đã được dọn sạch trước khi khách nhận phòng. – Giới thiệu, tư vấn cho khách sử dụng những dịch vụ của khách sạn đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết cho khách. – Giải đáp thắc mắc của khách hàng. Nếu ngoài phạm vi giải quyết thì chuyển giao với bộ phận liên quan. – Tham mưu cho ban giám đốc, cung cấp thông tin về nguồn khách cũng như nhu cầu của khách hàng để lãnh đạo kịp thời định ra kế hoạch và chiến lược kinh doanh của mình.- Khai báo tạm trú cho khách.
Xem thêm: Botox Là Gì – Tiêm Filler Và Botox Khác Nhau Chỗ Nào
Những công việc trên của bộ phận Receptionist tưởng chừng như đơn giản, dễ thực hiện và ai cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, trong thực tế thì đây là bộ phận đòi hỏi khá nhiều kiến thức, kỹ năng lẫn kinh nghiệm mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Ngoài việc nắm chắc nghiệp vụ Nhà hàng – Khách sạn, nhân viên Receptionist cần phải có khả năng giao tiếp và kỹ năng ứng xử khéo léo. Đặc biệt, với tính chất công việc phải tiếp xúc phần lớn khách hàng đến từ nhiều quốc gia khác nhau, việc sử dụng linh hoạt tiếng Anh đồng thời am hiểu văn hóa của nhiều nước trên thế giới là điều mà một Receptionist bắt buộc phải có.

Hiện nay, mức lương của Receptionist dao động từ 3 – 5 triệu/tháng, tùy thuộc vào năng lực và môi trường làm việc. Ngoài ra, Receptionist còn nhận được một khoản tiền phụ cấp cũng như tiền tip hấp dẫn từ khách hàng. Trong quá trình làm việc, nếu chứng tỏ được khả năng, Receptionist hoàn toàn có thể thăng tiến nhanh chóng lên các vị trí cao hơn như Trưởng nhóm, Giám sát… Do vậy, Receptionist hiện là một công việc được rất nhiều bạn trẻ quan tâm theo đuổi.
Xem thêm: Subordinate Clause Là Gì, Các Loại Mệnh đề Trong Tiếng Anh
Nếu bạn quan tâm đến việc phát triển công việc của mình gắn với lĩnh vực nhà hàng khách sạn thì bạn có thể tham khảo khóa học quản trị nhà hàng khách sạn ở Đà nẵng của trường Hướng Nghiệp Á Âu, hoặc bạn có thể điền thông tin vào form bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn trực tiếp cho bạn.
Chuyên mục: Hỏi Đáp