Bên cạnh những người tin vào khoa học, tin rằng khoa học có thể giúp tìm ra sự thật về những thực thể không quan sát được thì cũng có những người tỏ thái độ hoài nghi đối với khoa học. Những người này được gọi là anti-realist và quan điểm của họ được gọi là anti-realism.

Bạn đang xem: Realism là gì

Những nghi ngờ mà những người anti-realist đưa ra chủ yếu tập trung vào khía cạnh dữ liệu của các học thuyết khoa học. Những nghi ngờ này phát xuất từ Duhem (1906) và sau đó là Quine (1953) khi họ quan sát thấy rằng những học thuyết cạnh tranh nhau (competing theories) thường chỉ đồng thuận với nhau ở những dữ liệu quan sát được, nhưng lại khác nhau khi đề cập đến những thực thể không quan sát được.

Lấy ví dụ về việc thả đá rơi xuống đất. Có 2 học thuyết giải thích hiện tượng này: Aristotle nói là các vật có bản tính giống nhau thì hút nhau. Học thuyết của Newton lại giải thích bằng trọng lực. Cả bản tính và trọng lực đều vô hình. Và bằng chứng thì có thể ủng hộ cho cả 2 lý thuyết. Vậy thì chỉ dựa vào bằng chứng thôi là không đủ vì đôi khi dữ kiện ủng hộ 2,3 hay thậm chí vô số lý thuyết khác nhau.

Vì vậy, việc chọn học thuyết nào tối ưu nhất cần được dựa trên những đặc tính khác của học thuyết đó (Van Fraassen 1980). Có một số đặc tính thường được cân nhắc đó là: tính đơn giản (simplicity), sự tương thích (coherence) với các học thuyết đã thành không khác, sự nhất quán nội bộ (internal consistency), …

Một người có thể lập luận theo tinh thần của chủ nghĩa hiện thực khoa học rằng, những đặc tính này không phải là không có liên hệ tới sự thật. Chúng chính là những đặc tính mà bạn sẽ kì vọng ở một học thuyết đích thực. Tuy nhiên, tính tương tính, tính đơn giản … là những đặc tính mang tính phương pháp; mối quan hệ của nó với sự thật là không rõ ràng nhưng các học thuyết vẫn cần chúng. Bởi vì một học thuyết tương thích cao hay thấp đến thế nào thì vẫn có thể bị chứng minh là sai.

Tính đơn giản, thường được đề cập dưới cái tên “Nguyên lý dao cạo Ockham” (Ockham’s razor). Nguyên lý này cho rằng, nếu một vấn đềkhoa họcđược giải thích bằng ít giả thuyết nhất thì sẽ đúng đắn nhất.

Chủ nghĩa phản thực (anti-realism) thường được truy ngược về thời Carnap (1950), người đã lập luận rằng, trong khi có rất nhiều bộ khung giả thuyết khoa học khác nhau cho nhiều mục đích khác nhau, nhưng không có ai khẳng định được cái nào là đúng. Vì chủ nghĩa hiện thực cũng đa dạng, nên chủ nghĩa phản thực cũng có nhiều dạng. Có hai loại thuyết phản thực:

Phản thực bản thể luận từ chối sự tồn tại của một thực tại khách quan độc lập với tâm trí như là đối tượng nghiên cứu của khoa học.Phản thực nhận thức luận nói rằng chúng ta không thể nhận thức thực tại khách quan bằng khoa học.(Bất kể có thực tại đó hay không)

Quan điểm của chủ nghĩa phản thực thương thích với thuyết bất khả tri theo khía cạnh tri thức luận về việc có hay không tồn tại một thực tại độc lập với tâm trí. Tuy nhiên, chủ nghĩa phản thực thường xuyên có dạng của chủ nghĩa công cụ (instrumentalism).

Chủ nghĩa công cụ cho rằng những thuật ngữ mà các học thuyết khoa học cố gắng sử dụng để mô tả các thực thể không quan sát được nói một cách khắt khe thì chẳng thể hiện được gì. Ví dụ, khi tôi nói đến một thứ gì đó như từ trường, tôi không cần thiết phải đề cập tới bất kì một cái gì thực tế nào. Tuy nhiên, những thuật ngữ này có một giá trị về mặt công cụ, để dự đoán thành công những hiện tượng khác. Tôi có thể dự đoán hành vi của các mạt sắt xung quanh một thanh nam châm dựa trên khái niệm từ trường như là một công cụ về mặt khái niệm.

Có lẽ, hình thức gay gắt nhất của chủ nghĩa phản thực đó là logic thực chứng (logical positivism). Chủ nghĩa này chiếm ưu thế (dominant) trong nửa đầu thế kỉ 20, cho rằng những thuật ngữ để mô tả các vật thể không quan sát được chẳng mang một ý nghĩa nào hết. Nếu bỏ hoàn toàn chủ nghĩa kinh nghiệm, những người logic thực chứng lập luận, chúng ta nên coi nghĩa của các thuật ngữ về các thực thể không quan sát được bắt nguồn từ sự kết hợp (association) với các thuật ngữ mô tả các thực thể quan sát được.

Xem thêm: Ein Là Gì – Ein Nghĩa Là Gì Trong Tiếng Anh

*

Hàm ý chính xác của từ kết hợp này là gì vẫn là một vấn đề tranh gây tranh cãi. Một số nhà logic học thực chứng nghiêng về hướng cho rằng, các phát biểu của bất kì học thuyết khoa học nào chỉ có ý nghĩa nếu như nó được xác minh (verified) bởi một một số lượng hữu hạn các phát biểu liên quan đến các hiện tượng quan sát được.

Ý nghĩa của một phát biểu khoa học suy cho cùng thì cần được viện dẫn tới những phát biểu này. Tuy nhiên, việc dịch các phát biểu về các hiện tượng không quan sát được sang những thuật ngữ chỉ các hiện tượng quan sát được đã được chứng minh là rất rối rắm. Thậm chí trong một số trường hợp còn không thể thực hiện được.

Một dạng gần đây hơn (more contemporary) của chủ nghĩa công cụ – là thuyết kinh nghiệm cấu trúc (constructive empiricism) của Van Fraassen. Thuyết này tin rằng có thể nhận thức đươc những gì đưa đến bởi bằng chứng và không quan tâm, không khẳng định gì về những thực thể không quan sát được. Ví dụ, khi mình đưa ra một lý thuyết, và lý thuyết đó được xác thực bởi các bằng chứng thì lý thuyết đó đúng trong chừng mực các bằng chứng đó. Phần còn lại của lý thuyết thì treo ở đấy, xây dựng hoặc bác bỏ tiếp sau khi có bằng chứng (bằng chứng khác về phần khác của lý thuyết).

Từ khi cuốn sách Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học của Thomas Kuhn được xuất bản, nhiều người đã chú ý hơn tới tính liên chủ quan (intersubjective) hay các yếu tố xác hội trong việc định hình nên các giả thiết khoa học. Những người này cho rằng chúng ta không thể hiểu tính khách quan hoặc sự biện minh của các phát biểu khoa học mà không dựa vào bối cảnh xã hội lúc những phát biểu đó được ra đời.

Xem thêm: Nope Nghĩa Là Gì – Nope Là Gì Yep Là Gì Yup Là Gì Phân

The metaphysical counterpart of social epistemology is social constructivism, inspired by Bruno Latour and Steve Woolgar’s (1979)Laboratory Life: The Construction of Scientific Facts.In its stronger and more contentious forms, social constructivism argues that the very entities that scientific theories posit are constructed through social practices. In its weaker forms, social constructivism is a theory of meaning, accounting for the content of terms that appear in the process of theory construction. (See Goldman and Blanchard 2015)

LƯU Ý: Bạn đang đọc bài viết thuộc series khoá học Triết học và tư duy phản biện. Để có thểnắm bắt được tất cả những lợi ích mà khoá học này đem lại, bạn cần kiên nhẫn học tuần tự từ bài đầu tiên. Click vào đâyđể đọc bài đầu tiên!

Chuyên mục: Hỏi Đáp