Đóng thuế là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân vì thuế là nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước để đảm bảo các phúc lợi xã hội cho người dân. Hiểu đầy đủ về thuế là tiền đề để mỗi cá nhân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Thuế TNCN là loại thuế đánh vào phần thu nhập vượt trên mức quy định phải đóng thuế của tất cả các cá nhân có phát sinh thu nhập và được thu trực tiếp vào khoản thu nhập mà cá nhân đó thu được (thuế này được gọi là thuế trực thu). Từ lâu, thuế TNCN được các nước phát triển tiến hành thu đối với các cá nhân có phát sinh thu nhập trong và ngoài nước, áp dụng đối với tất cả các ngành nghề. Bài viết sau đây thienmaonline.vn sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về quyết toán thuế TNCN.
Bạn đang xem: Quyết toán thuế tncn là gì
Nội dung chính
1. Quyết toán thuế TNCN là gì?
2. Đối tượng nào phải thực hiện quyết toán thuế TNCN?
3. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập không quyết toán thuế thu nhập cá nhân có làm sao không?
4.Thu nhập nào chịu thuế thu nhập cá nhân
4.1 .Thu nhập từ kinh doanh thuộc diện chịu thuế TNCN
4.2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện chịu thuế TNCN
4.3. Thu nhập từ đầu tư vốn thuộc diện chịu thuế TNCN
4.4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân
4.5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thuộc diện chịu thuế TNCN
4.6. Thu nhập từ trúng thưởng thuộc diện chịu thuế TNCN
4.7. Thu nhập từ bản quyền
4.8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
4.9. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng
5. Mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương tiền công?
6. Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công nộp tại cơ quan thuế nào?
1. Quyết toán thuế TNCN là gì?
Các cá nhân có phát sinh thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau mà thuộc thu nhập phải chịu thuế thì bắt buộc phải quyết toán thuế TNCN. Việc quyết toán này có thể được làm bởi cá nhân đó hoặc được tổ chức, doanh nghiệp nơi cá nhân đó đang công tác làm thay.
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Người nộp thuế TNCN phải quyết toán thuế và nộp tiền thuế (nếu có) trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính (chậm nhất là ngày 30/3 dương lịch).
2. Đối tượng nào phải thực hiện quyết toán thuế TNCN?
Tất cả các cá nhân cư trú có phát sinh thu nhập từ tiền công, tiền lương, từ sản xuất kinh doanh…phải làm quyết toán thuế TNCN. Đối với các cá nhân chỉ có một nguồn thu nhập tại một tổ chức thì thường sẽ được tổ chức đó quyết toán thay, việc này còn được gọi là ủy quyền quyết toán thuế TNCN. Còn cá nhân có phát sinh từ nhiều nguồn thu nhập thì phải tự làm quyết toán.
Ở các tổ chức, nhân viên kế toán thuế TNCN sẽ làm khấu trừ thuế TNCN đinh kỳ hàng tháng và cuối năm sẽ làm quyết toán thuế. Nếu vào kỳ quyết toán, cá nhân có phát sinh tiền thuế TNCN phải đóng thêm thì sẽ trích nộp tiền thuế TNCN từ tiền lương của cá nhân này (nếu cá nhân này còn làm việc tại tổ chức này). Nếu số tiền thuế đã nộp lớn hơn tiền thuế quyết toán năm thì sẽ làm thủ tục hoàn thuế TNCN lại cho cá nhân đó. Tất cả việc này được cá nhân ủy cho tổ chức thực hiện và tổ chức được ủy quyền phải có trách nhiệm trong việc thực hiện đúng nghĩa vụ quyết toán thuế TNCN với nhà nước.
Nhưng cũng có một số trường hợp không được ủy quyền quyết toán thuế, các bạn lưu ý những trường hợp này.
Theo Thông tư 92/2015/TT-BTC, Khoản 3 Điều 21 quy định, cá nhân đảm bảo đủ điều kiện được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế theo quy định nhưng đã được tổ chức, cá nhân thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì không ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập (trừ trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho cá nhân). (Trích dẫn từ thông tư)
Hoặc cá nhân thuộc diện phải quyết toán thuế TNCN thì trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế trên toàn bộ thu nhập phát sinh trong năm, không được ủy quyền cho tổ chức nào cả.
3. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập không quyết toán thuế thu nhập cá nhân có làm sao không?
Thông tư 92/2015/TT-BTC tại Điều 21, Khoản 1 Sửa đổi, bổ sung tiết a.3 điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC như sau:
“a.3) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có uỷ quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.”
Như vậy tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Khoản 3, Điều 10, Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định như sau:
“đ) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.”
Như vậy doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Nếu doanh nghiệp không nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm hoặc nộp chậm hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 9, Thông tư 166/2013/TT-BTC như sau:
– Nếu doanh nghiệp không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp thì phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng.
– Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận khi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng phát sinh số thuế phải nộp nếu vi phạm lần đầu hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn khi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng phát sinh số thuế phải nộp nếu vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn khi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng phát sinh số thuế phải nộp nếu vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn khi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng phát sinh số thuế phải nộp nếu vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn khi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng phát sinh số thuế phải nộp nếu vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.
Xem thêm: King Cup 2019 Là Giải Gì
Dùng thử miễn phí phần mềm quản lý bán hàng đa kênh thienmaonline.vn
Quản lý tập trung – tiện lợi – hiệu quả
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế, bao gồm:
Thu nhập từ kinh doanh thuộc diện chịu thuế TNCN bao gồm:
– Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;
– Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.”
4.2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện chịu thuế TNCN
Thu nhập từ tiền lương, tiền công chịu thuế TNCN bao gồm:
– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
– Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản:
+ Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh;
+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
+ Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động;
+ Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
4.3. Thu nhập từ đầu tư vốn thuộc diện chịu thuế TNCN
Thu nhập từ đầu tư vốn thuộc thu nhập chịu thuế TNCN bao gồm:
– Tiền lãi cho vay;
– Lợi tức cổ phần;
– Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác trừ trái phiếu Chính Phủ
4.4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân
– Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;
– Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;
– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
4.5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thuộc diện chịu thuế TNCN
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;
– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;
– Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.
4.6. Thu nhập từ trúng thưởng thuộc diện chịu thuế TNCN
Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:
– Trúng thưởng xổ số;
– Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại;
– Trúng thưởng trong các hình thức cá cược.
Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:
– Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ;
– Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện luật định. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại cũng là thu nhập chịu thuế TNCN.
Áp dụng đối với các khoản thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng
5. Mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương tiền công?
Căn cứ Luật Thuế Thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2012, thì mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của đối tượng là cá nhân cư trú thực hiện, như sau:
– Mức giảm trừ đối với người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm).
Trường hợp người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi, trường hợp trong năm tính thuế thu nhập cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định
– Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng (43,2 triệu đồng/năm)
– Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
– Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.
– Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác là các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng thì thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
– Người phụ thuộc bao gồm:
+ Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng), con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động, con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12)
+ Vợ hoặc chồng của người nộp thu
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế;
+ Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng gồm anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế; cháu ruột của người nộp thuế gồm con của anh ruột, chị ruột, em ruột người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
– Cá nhân được tính là người phụ thuộc phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện bị khuyết tật, không có khả năng lao động; không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
Xem thêm: Iq Là Gì – Chỉ Số
+ Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
– Người khuyết tật, không có khả năng lao động theo hướng dẫn tại tiết đ. 1.1, điểm đ, khoản 1, Điều này là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..)
Chuyên mục: Hỏi Đáp