Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Tư vấn pháp luật dân sự » Vật quyền là gì? Vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam

Vật quyền là gì? Vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam. Vật quyền được hiểu như thế nào theo quy định của pháp luật Việt Nam? Khái niệm, đặc điểm của vật quyền.

Bạn đang xem: Quyền là gì

Vật quyền là một khái niệm được bát đầu xuất hiện trong Luật la mã. Tuy nhiên đến nay thuật ngữ “vật quyền” cũng gây khó khăn cho nhiều người trong quá trình tìm hiểu. Vậy nội dung của vật quyền được xác định như thế nào? Và pháp luật Việt Nam kế thừa và phát huy chế định này ra làm sao? Bài viết này sẽ trình bày rõ vấn đề này

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật dân sự 2015

Từ điển Luật học – Bộ Tư Pháp

Nội dung tư vấn

1. Khái niệm vật quyền 

Theo cuốn từ điển Luật học – Bộ tư pháp thì vật quyền là quyền trực tiếp trên vật và có tác dụng mang lại cho người có quyền toàn bộ hoặc một phần tiện ích kinh tế đó.

Và cũng theo nội dung giải thích về vật quyền thì vật quyền bao gồm hai loại vật quyền chính và vật quyền phụ:

+ Vật quyền chính là những vật mà cho phép con người có quyền thụ hưởng các vật liên quan và thực hiện tác động một cách trực tiếp lên vật ví dụ: quyền sở hữu tài sản,..

+Vật quyền phụ: là những vật quyền được thực hiện không phải nhằm thụ hưởng tiện ích vật chất của vật liên quan mà nhằm khai thác giá trị tiền tệ của vật đó. Các quyền này gắn với quyền chủ nợ mà theo luật nó là giao dịch pàm phát sinh các quyền bảo đảm đối với vật cho việc thực hiện nghĩa vụ.

Vật quyền được hiểu theo hai nghĩa khác nhau: 

– Theo nghĩa chủ quan thì vật quyền là quyền của một chủ thể nhất định đối với một tài sản

Theo nghĩa này thì vật quyền là quyền đối với vật, khác với trái quyền là quyền của một người yêu cầu một người khác thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định (quyền đối nhân).

– Theo nghĩa khách quan thì vật quyền là toàn bộ các quy phạm pháp luật quy định về vật với tư cách là đối tượng của vật quyền, nội dung của các loại vật quyền, căn cứ phát sinh, chấm dứt các loại vật quyền, nguyên tắc thực hiện, bảo vệ vật quyền, các hạn chế mà người có vật quyền phải tuân thủ khi thực hiện các quyền năng của mình,… Thừa kế những nội dung này thì Bộ luật dân sự 2015 có những quy định về vât quyền như sau

2. Nội dung về vật quyền trong pháp luật Việt Nam 

Theo quy định của pháp luật dân sự thì vật quyền được xác định theo hai nội dung: quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản

2.1 Quyền sở hữu 

Theo quy định tại điều 158 Bộ luật dân sự 2015 thì quyền sở hữu được quy định bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu

Thứ nhất, quyền chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản (khoản 1 Điều 179 Bộ luật dân sự 2015). Và việc xác định chiếm hữu còn được xác định dựa trên việc nắm giữ tài sản của chủ sở hữu, do đó, chiếm hữu được xác định gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.

Chiếm hữu của chủ sở hữu là việc nắm giữ chi phối tài sản gồm chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu quyền, người có quyền chiếm giữ tài sản dựa trên cơ sở một giao dịch hợp pháp, người được nhà nước giao quyền chiếm hữu thông qua một quyết định có hiệu lực hoặc bản án có hiệu lực của tòa án. Các chủ thể nắm giữ chi phối tài sản thông qua việc trực tiếp tác động vào tài sản nhằm duy trì tài sản theo ý chí của mình hoặc thông qua hành vi của người khác Chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu được Bộ luật dân sự quy định tại điều 228 đến điều 233 và điều 236 là căn cứ để các lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Nếu trong trường hợp chiếm hữu khác của chủ thể không phải là chủ sở hữu không thuộc nội dung quy định tại các điều luật này thì không được pháp luật bảo vệ.

Căn cứ vào quyền đối với tài sản thì quyền chiếm hữu trong quan hệ sở hữu tài sản còn được chia làm chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình

Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu hoặc có căn cứ để chứng mình về việc người chuyển giao tài sản cho mình là chủ sở hữu hoặc có căn cứ tin rằng người chuyển giao tài sản cho mình có thẩm quyền chuyển giao Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có đủ căn cứ để biết việc chiếm hữu của mình để biết việc chiếm hữu của mình không tuân thủ quy định của pháp luật, ví dụ: trộm cắp, cướp,.. Trong trường hợp này, người chiếm hữu phải biết việc chiếm hữu của mình có căn cứ pháp luật hay không. Trường hợp này áp dụng đối với việc chiếm hữu là tài sản có đăng kí quyền sở hữu.

Thứ hai, quyền sử dụng. Quyền sử dụng là quyền thực hiện các hành vi khai thác công dụng hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản. Việc khai thác ở đây có thể là khai thác công dụng, tính năng của tài sản nhằm đáp ứng lợi ích vật chất, tinh thần của chủ thể trong đời sống kinh tế -xã hội.

Quyền sử dụng có thể là đối tượng trong các giao dịch dân sự, do đó căn cứ vào chủ thể sử dụng tài sản thì chúng ta có quyền sử dụng của chủ sở hữu và quyền sử dụng không phải là chủ sở hữu. Quyền sử dụng của chủ sở hữu là việc chủ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp khai thác tài sản của mình và phải đảm bảo việc khai thắc tài sản không làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia dân tộc. Còn quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu được xác định dựa theo thỏa thuận của chủ sở hữu với người khác có thể thông qua các loại giao dịch thuê khoán, mượn tài sản,…

Thứ ba, quyền định đoạt. Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Hay nói cách khác quyền định đoạt là quyền định đoạt đối với số phận của tài sản về tính pháp lý hoặc thực tế. Quyền định đoạt được thực hiện thông qua các nội dung sau:

+ Quyền định đoạt là việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác.Chủ thể có quyền định đoạt gồm chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền hoặc người có quyền trên cơ sở quyết định của tòa án

+ Quyền từ bỏ tài sản là việc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu theo quy định theo điều 239 Bộ luật dân sự 2015

+ Quyền định đoạt thể hiện qua việc tiêu dùng đối với tài sản nhằm khai thác công dụng của tài sản và đem lại lợi ích cho con người.

+ Quyền định đoạt thể hiện qua việc tiêu hủy tài sản, là việc của chủ sở hữu nhằm mục đích chấm dứt sự tồn tại của tài sản, chấm dứt, phá bỏ mọi công dụng và tính năng của tài sản.

Xem thêm: Chaos Là Gì – Chaos Trong Tiếng Tiếng Việt

Trong quá trình thực hiện quyền định đoạt của tài sản, chủ sở hữu có thể tự do thực hiện quyền định đoạt của mình đối với tài sản đó thông qua việc chuyển giao quyền sở hữu thông qua việc mua bán, chuyển nhượng, tặng cho,…Tuy nhiên việc tự đó cũng phải được thực hiện trong “khuôn khổ” do luật quy định.

*

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

2.2 Các quyền khác đối với tài sản

Là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Cụ thể quyền khác đối với tài sản gồm:

Một là, quyền đối với bất động sản liền kề. Theo đó, theo quy định tại điều 245 Bộ luật lao động 2015 thì

“Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền)”

Việc thực hiện đối với bất động sản liền kề để nhằm phục vụ cho việc khai thác bất động sản nhất định như: lối đi qua, về tưới tiêu nước trong canh tác, trong việc cấp thoát nước qua các bất động sản liền kề, mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua các bất động sản khác,…

Việc xác định căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên từ quá trình vận động của tự nhiên, căn cứ dựa trên quy định của pháp luật – nếu trong trường hợp luật có quy định thì người có quyền với bất động sản liền kề bắt buộc phải cho các chủ thể có quyền của bất động sản bị vây bọc được hưởng quyền, ví dụ: quyền về lối đi qua, việc xác lập quyền đối với bất động sản liền kề thì còn dựa theo sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các chủ thể có quyền, và căn cứ theo di chúc.

Hai là quyền hưởng dụng. Căn cứ vào điều 257 Bộ luật dân sự 2015 thì quyền hưởng dụng là

“Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định”.

Quyền hưởng dụng là một quyền tài sản của người hưởng dụng có tính độc lập, người hưởng dụng là người co quyền khai thác tài sản của chủ sở hữu theo thỏa thuận, theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật nhưng không có nghĩa vụ hoàn trả các lợi ích cho chủ sở hữu, cho nên người hưởng dụng có một số quyền hạn chế như quyền chuyển giao cho người khác về việc chuyển giao cho người khác hưởng dụng hoặc cho thuê quyền hưởng dụng.

Và thời gian thực hiện quyền hưởng dụng là một khoảng thời gian nhất định trên cơ sở thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, khoảng thời hạn tối đa có thể hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân. Nếu trong trường hợp có thỏa thuận về thời hạn thì khi hết khoảng thời gian đó thì người hưởng dụng phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu.

Thứ ba, quyền bề mặt.

“Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác”. (Căn cứ điều 267 Bộ luật dân sự 2015)

Quyền bề mặt là một loại vật quyền hình thành trong quan hệ vật quyền, đối tượng của quyền bề mặt có thể là vật cụ thể gắn với đất hoặc là phần không gian, theo đó vật gắn với đất sẽ được tạo lập, vật cụ thể gắn với đất có thể nằm trên bề mặt đất, nằm dưới bề mặt đất hoặc phần không gian trên mặt đất.

Xem thêm: Treat Là Gì

Căn cứ xác lập quyền bề mặt có thể dựa trên sự thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo di chúc. Để đảm bảo thuận lợi hơn cho việc khai thác, sử dụng thì thời hạn của quyền bề mặt thường tồn tại vài chục năm thì chủ sở hữu mới có thể khai thác hiệu quả quyền bề mặt. Còn đối với các loại hợp đồng thuê khoán thì thời hạn cho thuê không kéo dài quá thời gian sử dụng đất.

Chuyên mục: Hỏi Đáp