CTYPE html PUBLIC “-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN” “http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd”>thienmaonline.vn & DANQUYEN.VN // Apply the Highslide settingshs.graphicsDir = “js/highslide/graphics/”;hs.outlineType = “rounded-white”;hs.wrapperClassName = “draggable-header no-footer”;hs.allowSizeReduction = false;// always use this with flash, else the movie will be stopped on close:hs.preserveContent = false;// 3) Optionally set the swfOptions. See http://highslide.com/ref/hs.swfOptions for full documentation/* hs.swfOptions = {version: “7”,expressInstallSwfurl: null,flashvars:{},params: {},attributes: {}}; */messageObj = new DHTML_modalMessage();// We only create one object of this classmessageObj.setShadowOffset(5);// Large shadowfunction displayMessage(url,width,height){if(!width) width = 400;if(!height) height = 200;messageObj.setSource(url);messageObj.setCssClassMessageBox(false);messageObj.setSize(width,height);messageObj.setShadowDivVisible(true);// Enable shadow for these boxesmessageObj.display();}function closeMessage(){messageObj.close();}//-->

*

thienmaonline.vn & DANQUYEN.VN
*
English I Tiếng việt

*

*

*

*

GIÁO TRÌNH – SÁCHHỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
Hỏi đáp về quyền con người là một cuốn sách do nhóm tác giả Khoa Luật – ĐHQGHN biên soạn, mới được NXB CAND xuất bản trong quý I/ 2010.

Bạn đang xem: Quyền con người là gì

Kể từ khi Liên hợp quốc được thành lập (năm 1945), quyền con người đã được quy định cụ thể trong hàng trăm văn kiện pháp luật quốc tế, trở thành một hệ thống tiêu chuẩn pháp lý toàn cầu đòi hỏi mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam, tôn trọng và thực hiện. Việc phổ biến và giáo dục nhân quyền ngày càng được chú trọng ở Việt Nam. Vì thế, cuốn Hỏi đáp về quyền con người được biên soạn nhằm giúp bạn đọc dễ dàng tiếp cận với những nội dung cốt lõi nhất của vấn đề nhân quyền.

Các câu hỏi – đáp xoay quanh các nội dung cơ bản sau:

Phần I: Khái lược về quyền con người

Phần II: Luật nhân quyền quốc tế và cơ chế của Liên hợp quốc về bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền

Phần III: Nội dung khái quát của một số quyền con người cơ bản theo pháp luật quốc tế và Việt Nam

Phần IV: Khái quát về lịch sử, quan điểm và chính sách về nhân quyền ở Việt Nam

Phụ lục I: Danh mục các văn kiện quốc tế về nhân quyền

Phụ lục II: Danh mục một số điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên

Phụ lục III: Bộ luật nhân quyền quốc tế

Mời các bạn đón đọc!

MỘT SỐ TRÍCH ĐOẠN:

Câu hỏi 1

“Quyền con người” là gì?

Trả lời

Có nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người (human rights), tuy nhiên, định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc thường được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu, theo đó:

Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (action) hoặc sự bỏ mặc (omission) làm tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người.

Bên cạnh đó, nhân quyền còn được định nghĩa một cách khái quát là những quyền bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không thể sống như một con người.

Ở Việt Nam, một số định nghĩa về quyền con người do một số chuyên gia, cơ quan nghiên cứu từng nêu ra cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét chung, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.

Trong thực tế ở Việt Nam, bên cạnh thuật ngữ “quyền con người”, có một thuật ngữ khác cũng được sử dụng, đó là “nhân quyền”. Cả hai thuật ngữ này đều bắt nguồn từ thuật ngữ chung bằng tiếng Anh được sử dụng trong môi trường quốc tế, đó là human rights. Từ human rights trong tiếng Anh có thể được dịch là quyền con người (thuần Việt) hoặc nhân quyền (Hán – Việt). Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, “nhân quyền” chính là “quyền con người”. Như vậy, xét về mặt ngôn ngữ học, quyền con người và nhân quyền là hai từ đồng nghĩa, do đó, hoàn toàn có thể sử dụng cả hai từ này trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn về nhân quyền.

Câu hỏi 2

Quyền con người có nguồn gốc tự nhiên hay do pháp luật quy định ?

Trả lời

Về vấn đề trên, có hai trường phái trái ngược nhau. Những người theo học thuyết về quyền tự nhiên (natural rights) – mà tiêu biểu là các tác giả như Zeno (333-264 TCN), Thomas Hobbes, Thomas Paine (1731–1809)… cho rằng nhân quyền là những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng, chỉ đơn giản bởi họ là thành viên của gia đình nhân loại. Các quyền con người, do đó, không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào; và không một chủ thể nào, kể cả các nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền con người. (1588–1679), John Locke (1632-1704),

Ngược lại, những người theo học thuyết về các quyền pháp lý (legal rights) – mà tiêu biểu là các tác giả như Edmund Burke (1729-1797), Jeremy Bentham (1748-1832)…cho rằng các quyền con người không phải là những gì bẩm sinh, vốn có một cách tự nhiên mà phải do các nhà nước quy định trong pháp luật. Như vậy, theo học thuyết này, phạm vi, giới hạn và ở góc độ nhất định, cả thời hạn hiệu lực của các quyền con người phụ thuộc vào ý chí của tầng lớp thống trị và các yếu tố như phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa…của các xã hội.

Cho đến nay, cuộc tranh luận về tính đúng đắn của hai học thuyết kể trên vẫn còn tiếp tục. Việc phân định tính chất đúng, sai, hợp lý và không hợp lý của hai học thuyết này là không đơn giản do chúng liên quan đến một phạm vi rộng lớn các vấn đề triết học, chính trị, xã hội, đạo đức, pháp lý…Mặc dù vậy, dường như quan điểm cực đoan phủ nhận hoàn toàn bất cứ học thuyết nào đều không phù hợp, bởi lẽ trong khi về hình thức, hầu hết các văn kiện pháp luật của các quốc gia đều thể hiện các quyền con người là các quyền pháp lý, thì trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948, một số văn kiện pháp luật và văn kiện chính trị pháp lý ở một số quốc gia, nhân quyền được khẳng định một cách rõ ràng là các quyền tự nhiên, vốn có và không thể chuyển nhượng được của các cá nhân.

United Nations, Freequently Asked Questions on a Human Rights-based Approach to Development Cooperation, New York and Geneva, 2006, tr.8.

Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (đoạn 1, Lời nói đầu) nêu rằng: …thừa nhận phẩm giá vốn có và các quyền bình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại. Ở góc độ quốc gia, Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1776) nêu rằng: ..mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…Những tuyên bố này về sau được tái khẳng định trong bản Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền 1789 của nước Pháp và bản Tuyên ngôn Độc lập 1946 của Việt Nam.

…………………..

Xem thêm: Deadline Là Gì – Phân Biệt Giữa Deadline Và Dateline

Câu hỏi 10

Quyền con người, quyền công dân có gì giống, khác nhau?

Trả lời

Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù rất gần gũi nhưng không đồng nhất. Quyền công dân (citizen’s rights) là một khái niệm xuất hiện cùng cách mạng tư sản. Cách mạng tư sản đã đưa con người từ địa vị những thần dân trở thành những công dân (với tư cách là những thành viên bình đẳng trong một nhà nước) và pháp điển hóa các quyền tự nhiên của con người dưới hình thức các quyền công dân. Như vậy, về bản chất, các quyền công dân chính là những quyền con người được các nhà nước thừa nhận và áp dụng cho công dân của mình.

Tuy nhiên, quyền công dân không phải là hình thức cuối cùng và toàn diện của quyền con người. Với ý nghĩa là một khái niệm gắn liền với nhà nước, thể hiện mối quan hệ giữa công dân với nhà nước, được xác định thông qua một chế định pháp luật đặc biệt là chế định quốc tịch, quyền công dân là tập hợp những quyền tự nhiên được pháp luật của một nước ghi nhận và bảo đảm, nhưng chủ yếu dành cho những người có quốc tịch của nước đó. Không phải ai cũng được hưởng các quyền công dân của một quốc gia nhất định, và không phải hệ thống quyền công dân của mọi quốc gia đều giống hệt nhau, cũng như đều hoàn toàn tương thích với hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người.

Ở nhiều góc độ, quyền con người là khái niệm rộng hơn quyền công dân. Về tính chất, quyền con người không bị bó hẹp trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước mà thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thể cộng đồng nhân loại. Về phạm vi áp dụng, do không bị giới hạn bởi chế định quốc tịch, chủ thể của quyền con người là tất cả các thành viên của gia đình nhân loại, bất kể vị thế, hoàn cảnh, quốc tịch…Nói cách khác, quyền con người được áp dụng một cách bình đẳng với tất cả mọi người thuộc mọi dân tộc đang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phụ thuộc vào biên giới quốc gia, tư cách cá nhân hay môi trường sống của chủ thể quyền.

Một cá nhân, ngoại trừ những người không quốc tịch, về danh nghĩa đồng thời là chủ thể của cả hai loại quyền con người và quyền công dân, tuy nhiên, sự phân biệt trong thụ hưởng hai loại quyền này chỉ được thể hiện trong một số hoàn cảnh đặc biệt. Ví dụ, một người nước ngoài sẽ không được hưởng một số quyền công dân (và cũng là những quyền con người) đặc thù, chẳng hạn như quyền bầu cử, ứng cử…tuy nhiên, người đó vẫn được hưởng các quyền con người phổ biến (mà đồng thời cũng là các quyền công dân) áp dụng cho mọi thành viên của nhân loại trong mọi hoàn cảnh, cụ thể như quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân…

…………………..

Câu hỏi 12

Quyền con người và an ninh con người có mối liên hệ như thế nào?

Trả lời

An ninh con người (human security) là vấn đề mới được đề cập kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh và hiện đang được thảo luận sôi nổi trên thế giới. Báo cáo thường niên về phát triển con người của UNDP năm 1994 định nghĩa an ninh con người là sự cấu thành của hai điều kiện: (i) An toàn không bị đe dọa bởi đói nghèo, bệnh tật và sự áp bức, và (ii) Được bảo vệ khi gặp những rủi ro bất thường trong cuộc sống, kể cả trong gia đình, trong công việc hay ngoài xã hội. Báo cáo này cũng xác định bảy lĩnh vực chính của an ninh con người, bao gồm: (i) An ninh kinh tế (economic security) – hàm ý sự bảo đảm về việc làm và thu nhập cơ bản; (ii) An ninh lương thực (food security) – thể hiện ở việc được bảo đảm nhu cầu tối thiểu về lương thực, thực phẩm; (iii) An ninh sức khỏe (health security) –An ninh môi trường (environmental security) – thể hiện ở việc được bảo vệ trước thiên tai, tai họa do con người gây ra và sự ô nhiễm môi trường sống; (v) An ninh cá nhân (personal security) – thể hiện ở việc được bảo vệ trước những hành vi tội phạm, bạo lực hoặc lạm dụng thể chất do bất kể chủ thể nào gây ra; (vi) An ninh cộng đồng (community security) – thể hiện ở việc được duy trì các mối quan hệ và giá trị truyền thống của cộng đồng; (vii) An ninh chính trị (political security) – thể hiện ở việc được tôn trọng các quyền con người cơ bản, đặc biệt là các quyền dân sự, chính trị. thể hiện ở việc được bảo đảm ở mức tối thiểu trong phòng chống dịch bệnh và chăm sóc y tế; (iv)

Từ định nghĩa kể trên của UNDP, có thể thấy an ninh con người và quyền con người có mối quan hệ mật thiết, tác động và hỗ trợ lẫn nhau. Việc bảo đảm bảy dạng an ninh con người, về bản chất, cũng chính là bảo đảm các quyền con người tương ứng. Ngược lại, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người tương ứng cũng chính là nhằm thực hiện, bảo đảm bảy dạng an ninh con người. Thêm vào đó, cả an ninh con người và quyền con người đều hướng vào việc thúc đẩy các nguyên tắc dân chủ và sự phát triển về thể chế trong các xã hội như là những điều kiện để bảo đảm an ninh và các quyền của con người một cách bền vững.

Tương tự như với vấn đề phát triển con người, sự khác biệt giữa các chương trình, hoạt động về an ninh con người và về quyền con người chủ yếu thể hiện ở cách tiếp cận. Trong khi về cơ bản, các chương trình an ninh con người sử dụng cách tiếp cận giống như phát triển con người (tuy có đa dạng và mềm dẻo hơn) là tiếp cận theo chiều dọc, từ trên xuống, chủ yếu thông qua các nhà nước, thì quyền con người tiếp cận theo chiều ngang, thông qua cả nhà nước và xã hội dân sự. Thêm vào đó, nếu như các hoạt động an ninh con người hướng vào việc giúp con người đạt được sự tự do về nhiều mặt (tự do thoát khỏi đói nghèo – freedom from want; tự do không bị áp bức – freedom from fear, và tự do quyết định các hành động của bản thân mình – freedom to take action on one’s own behalf) thì hoạt động về quyền con người chủ yếu hướng vào việc giúp con người đạt được tự do không bị áp bức. Chính vì vậy, trong khi các hoạt động an ninh con người chú trọng cả hai biện pháp bảo vệ và trao quyền (hay nâng cao năng lực – empowerment) thì các hoạt động về quyền con người thường lấy việc bảo vệ làm trọng tâm.

Câu hỏi 13

Quyền con người và tự do có mối liên hệ như thế nào?

Trả lời

Khái niệm tự do (freedom) có thể hiểu một cách khái quát là tình trạng một cá nhân có thể và có khả năng hành động theo ý chí, nguyện vọng của mình, phù hợp với các quy phạm pháp lý và đạo đức trong một xã hội dân chủ. Tự do thường được phân thành tự do chủ động (positive freedom) và tự do thụ động (negative freedom). Tự do chủ động là tự do của cá nhân nhằm để đạt được mục tiêu cụ thể nào đó (ví dụ như tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp…). Tự do thụ động là tự do của cá nhân khỏi bị các chủ thể khác xâm phạm đến (như tự do thân thể…).

Tự do là một yếu tố nền tảng của nhân phẩm, phẩm giá cao quý của con người. Việc tước đoạt tự do và nhân quyền làm tổn hại nghiêm trọng đến nhân phẩm. Chính bởi vậy J.J.Rousseau đã chỉ trích những người không dám đứng lên bảo vệ tự do: “Từ bỏ tự do của mình là từ bỏ phẩm chất con người, từ bỏ quyền làm người và cả nghĩa vụ làm người” (Bàn về Khế ước Xã hội – 1762). Tự do mang tính lựa chọn cá nhân, J.S.Mill cho rằng cần bảo vệ tư do của các cá nhân để họ được “sống hạnh phúc theo ý của họ, hơn là bắt họ sống hạnh phúc theo ý những người xung quanh” (Bàn về tự do – 1859). Cũng về điều này, K.Marx và F.Engels khẳng định cần hướng đến một xã hội lý tưởng trong tương lai mà “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người.” (Tuyên ngôn của đảng cộng sản – 1848).

Xem thêm: Secure Là Gì

Luật nhân quyền quốc tế đề cập đến cả hai khái niệm: các quyền (rights) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người. Tuy nhiên, trên thực tế hầu như không có sự phân biệt và khác biệt trong vận dụng các tiêu chuẩn quốc tế về quyền và tự do cơ bản của con người, bởi lẽ các tự do cơ bản thường được diễn đạt như là các quyền (ví dụ, tự do ngôn luận cũng thường được gọi là quyền tự do ngôn luận..).

Chuyên mục: Hỏi Đáp