“Quy luật” là thuật ngữ chúng ta thường xuyên bắt gặp trong các môn khoa học và trong thực tiễn cuộc sống. Đối với triết học Mác – Lênin, chúng ta càng cần phải nắm chắc định nghĩa quy luật là gì và việc phân loại quy luật.

Bạn đang xem: Quy luật là gì

1. Định nghĩa quy luật

– Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng, giữa các đối tượng, giữa các nhân tố tạo thành đối tượng, giữa các thuộc tính của của các sự vật cũng như giữa các thuộc tính của cùng một sự vật, hiện tượng.

– Mọi quy luật đều mang tính khách quan. Các quy luật được phản ánh trong các khoa học không phải là sự cấu tạo thuần túy của tư tưởng. Những quy luật do khoa học phát hiện ra chính là sự phản ánh những quy luật hiện thực của thế giới khách quan và của tư duy.

– Giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm luôn diễn ra cuộc đấu tranh khi giải đáp câu hỏi quy luật là gì. Các nhà triết học duy tâm luôn phủ nhận sự tồn tại khách quan của quy luật. 

2. Phân loại quy luật

Các quy luật hết sức đa dạng, muôn vẻ. Chúng khác nhau về mức độ phổ biến, về phạm vi bao quát, về tính chất, vai trò của chúng đối với với quá trình vận động và phát triển của sự vật.

Do đó, việc phân loại quy luật là cần thiết để nhận thức và vận dụng có hiệu quả các quy luật khác nhau phục vụ mục đích của con người trong thực tiễn.

2.1. Căn cứ vào trình độ tính phổ biến, các quy luật có thể được chia thành:

– Các quy luật riêng:

Là các quy luật biểu hiện những mối liên hệ đặc trưng cho một phạm vi nhất định những hiện tượng cùng loại.

Ví dụ: Quy luật vật lý, quy luật hóa học, quy luật sinh học.

– Các quy luật chung:

Đó là các quy luật có phạm vi tác động rộng hơn so với quy luật riêng.

Ví dụ: Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Quy luật này được áp dụng cho cả vật lý, hóa học, sinh học…

– Những quy luật phổ biến:

Đây là những quy luật tác động trong mọi lĩnh của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Ví dụ: Ba quy luật của phép biện chứng duy vật:

+ Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.

+ Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

+ Quy luật phủ định của phủ định.

Xem thêm: Nguyên vật liệu tiếng anh là gì?

2.2. Căn cứ vào lĩnh vực tác động, các quy luật được chia thành ba nhóm lớn sau:

– Quy luật tự nhiên:

Là những quy luật nảy sinh, tác động không cần có sự tham gia của con người, mặc dù một số quy luật tự nhiên cũng tồn tại trong con người.

Ví dụ:

+ Quy luật trao đổi chất của các sinh vật sống, bao gồm con người, động vật, thực vật…

+ Quy luật hình thành, hoạt động của núi lửa.

*
*

Quy luật hình thành và hoạt động của núi lửa là quy luật tự nhiên. Ảnh: Baomoi.com.– Quy luật xã hội:

Đó là những quy luật hoạt động của chính con người trong các quan hệ xã hội; chúng không thể nảy sinh và tác động nếu thiếu hoạt động có ý thức của con người.

Mặc dù liên quan con người, nhưng con người không thể sáng tạo ra hay hủy bỏ các quy luật xã hội. Do đó, các quy luật xã hội vẫn mang tính khách quan.

Ví dụ:

+ Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

+ Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.

– Quy luật của tư duy:

Loại quy luật này nói lên mối liên hệ nội tại của những khái niệm, phạm trù, những phán đoán mà nhờ đó hình thành tri thức trong tư tưởng con người.

Ví dụ:

+ Quy luật đồng nhất trong tư duy.

+ Quy luật cấm mâu thuẫn.

+ Quy luật bài chung.

Xem thêm: Tung Độ Gốc Là Gì – Tung Độ Gốc Của Đường Thẳng Y = Ax + B

thienmaonline.vn

Xin mời các bạn đưa ra một vài bình luận để bài viết có thể hoàn thiện hơn.

Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!

Chuyên mục: Hỏi Đáp