*
*
*
*

Quỹ ETF là hình thức đầu tư thụ động mà các NĐT sẽ góp vốn thông qua việc mua cổ phiếu trên sàn giao dịch và quy đổi thành chứng chỉ quỹ ETF.

Bạn đang xem: Quỹ etf là gì

Có thể xem ETF là sự kết hợp giữa quỹ đầu tư và cổ phiếu. Vì ngoài đặc điểm của một quỹ đầu tư thông thường, ETF còn được niêm yết và giao dịch trực tiếp trên sàn chứng khoán.

Đối với những quỹ đầu tư thông thường, bạn chỉ cần bỏ tiền vào quỹ và nhận lại số lượng chứng chỉ (tức giá trị tài sản ròng (NAV) được tính theo theo giá đóng cửa) do quỹ phát hành tương ứng với số tiền bạn đã bỏ ra khi kết thúc phiên giao dịch trong ngày.

Với ETF, NĐT sẽ có đóng nhiều vai trò hơn nhờ vào quy trình hoạt động khá đặc biệt của quỹ này.

Hoạt động của ETFs

Đầu tiên, quỹ ETF chỉ phát hành chứng chỉ với số lượng lớn (ít nhất là 100.000) thay vì bán chứng chỉ theo dạng lẻ cho NĐT. Số lượng này thường được tính theo lô đơn vị.

Để sở hữu lô đơn vị quỹ, NĐT cần mua những cổ phiếu tham chiếu tương ứng với giá trị quy đổi của lô đơn vị. Sau đó, họ sẽ đem số cổ phiếu vừa có được giao dịch với công ty phát hành ETF để đổi lấy chứng chỉ quỹ ETF theo NAV của quỹ. Hoạt động này sẽ diễn ra ở thị trường sơ cấp. Với NĐT (người mua) thường là những tổ chức và các đơn vị tạo lập thị trường (Authorized Participant – AP).

Tiếp theo, các NĐT có thể kiếm lời nhờ chênh lệch giá với rất ít rủi ro:

– Nếu giá ETF cao hơn NAV, nhà đầu tư có thể mua thêm những cổ phiếu tham chiếu để đổi lấy ETF và bán lẻ cho các NĐT khác trên thị trường thứ cấp.

– Nếu giá ETF thấp hơn NAV, nhà đầu tư có thể mua thêm các chứng chỉ ETF trên thị trường chứng khoán để đổi lấy cổ phiếu tham chiếu và bán lại.

Cơ hội của ETF là gì?

Với cách thức hoạt động khá đặc biệt, ETF đã và đang khẳng định chỗ đứng trên thị trường với việc mở ra rất nhiều cơ hội mới dành cho NĐT.

Nhiều tuỳ chon

ETF cho phép nhà đầu tư có nhiều lựa chọn tùy theo danh mục đầu tư mà ETF được neo vào như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ. Nhờ đó, NĐT có thể chọn ETF phù hợp với chiến lược đầu tư hoặc thị trường. Theo thống kê, hơn 80% ETF trên thế giới là ETF cổ phiếu.

Thanh khoản cao

So với cổ phiếu và các loại tài sản khác, ETF có thanh khoản và minh bạch khá cao. Các NĐT có thể kiếm lời với khá ít rủi ro thông qua các giao dịch ETF trên thị trường thứ cấp. Hoặc các giao dịch bằng tài sản quy đổi với chính các đơn vị quản lý quỹ. NĐT cũng có thể kiểm tra và nắm bắt các loại tài sản họ đang sở hữu nhờ ETF bất cứ lúc nào. Vì ETF công bố danh mục đầu tư hàng ngày thay vì công bố vào cuối mỗi quý như các đơn vị khác.

Chi phí cạnh tranh

Ngoài ra, chi phí hoạt động của ETF khá cạnh tranh so với các quỹ đầu tư khác. Phí hoạt động thường rơi vào khoảng 0,1% – 0,5% tùy theo loại giao dịch, thậm chí có giao dịch còn không tính phí. Điều này sẽ giúp các NĐTtiết kiệm được một khoản kha khá khi lựa chọn dùng ETF thay vì các quỹ khác.

Thuế suất thấp

Hơn nữa, ETF còn chiếm ưu thế về thuế. Đối với các quỹ đầu tư thông thường, khi NĐT muốn rút tiền, đơn vị quản lý phải bán tài sản để quy đổi thành tiền và số tiền này sẽ bị đánh thuế lợi tức. Trong khi các đơn vị quản lý ETF sẽ chịu thuế suất thấp hơn vì các giao dịch được thực hiện theo lô đơn vị và được chứng minh là không tạo ra lợi nhuận.

Thời gian linh hoạt

Một ưu điểm khác phải kể đến là bạn có thể giao dịch ETF trong suốt thời gian giao dịch của một ngày thay vì chỉ được giao dịch một lần sau khi kết thúc phiên như các quỹ đầu tư khác. Nhờ vậy, NĐT có thể mua/bán ETF và sử dụng các công cụ hỗ trợ bất cứ lúc nào.

Rủi ro của ETF là gì?

Mang lại cho NĐT rất nhiều cơ hội là vậy nhưng ETF cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro.

Biến động cùng thị trường

Được neo trực tiếp vào tài sản quy đổi nên giá trị của ETF sẽ biến động cùng chiều theo thị trường. Do đó, khi thị trường xuống, giá ETF cũng sẽ tuột dốc gây nên những thiệt hại lớn cho NĐT.

Xem thêm: Nếu Bạn Chuẩn Bị Tập Tành Dùng Phấn Nước Cushion Là Gì

Giảm lợi tức

ETF cũng ảnh hưởng đến NĐT khi làm giảm lợi tức hoặc tăng chi phí của khoản đầu tư. Thông thường, giá ETF giao dịch dựa vào cung cầu khá nhiều. Vì vậy, những ETF có tính thanh khoản cao sẽ làm khoảng cách giá thấp so với NAV và ngược lại.

Rủi ro về tài sản quy đổi

Tài sản quy đổi cũng là một yếu tố cần được xét đến khi nói về rủi ro của ETF. Thỉnh thoảng, giá ETF có những diễn biến khó lường khi không thể neo vào giá trị của tài sản quy đổi.

Điển hình là trường hợp giá ETF tại thị trường Ai Cập. Chiến tranh Arab xảy ra đã làm các sàn giao dịch tại Ấn Độ ngưng trệ một thời gian dù Market Vector Egypt ETF (EGPT) vẫn tiến hành các giao dịch. Điều này khiến các NĐT đẩy giá ETF lên vì họ tin rằng giá sẽ tăng mạnh khi sàn giao dịch hoạt động trở lại. Nhưng đáng buồn thay, thị trường lại đứng yên làm giá ETF quá cao khi thị trường chứng khoán mở cửa lại.

Rủi ro về tỷ gía

Cuối cùng, ETF cũng mang đến những rủi ro về tỷ giá khi chứng chỉ quỹ được niêm yết ở thị trường khác với tài sản quy đổi. Ví dụ, chứng chỉ ETF được giao dịch tại thị trường nước ngoài nhưng tài sản quy đổi ở thị trường trong nước. Đồng thời nội tệ bị mất giá so với ngoại tệ sẽ làm NAV của ETF giảm và gây thiệt hại rất lớn cho NĐT.

ETF Việt Nam

ETF bắt đầu xuất hiện ở thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2009. Vào thời gian này, ETF ít nhận được sự quan tâm của cộng đồng vì tài sản quỹ khá nhỏ. Tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 9 quỹ ETF lớn nhỏ đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.

VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF)

VNM ETF hiện đang là quỹ ETF lớn nhất hoạt động tại Việt Nam do công ty VanEck Global thành lập năm 2009 với số vốn ban đầu là 14 triệu USD. Là một trong những đơn vị đầu tiên của thị trường ETF, VNM ETF đang cơ cấu 25 danh mục các cổ phiếu. Theo thông tin vừa được ghi nhận trong những ngày đầu năm 2020, VNM ETF mới phát hành ròng 50 nghìn chứng chỉ quỹ, tương đương với khoảng 800 nghìn USD (~ 18,5 tỷ đồng).

VFMVN30 ETF

VFMVN30 ETF được biết đến là quỹ nội địa đầu tiên và lớn thứ hai thị trường với quy mô hiện gần 7.098 tỷ đồng (298 triệu USD) do công ty VFM phát hành và quản lý với số vốn huy động lần đầu ra công chúng là 202 tỷ đồng. Hoạt động từ năm 2014, VFMVN30 sử dụng chỉ số tham chiếu VN30 bao gồm danh mục 30 cổ phiếu. VFMVN30 đang áp dụng chiến lược đầu tư thụ động nhằm giảm thiểu chi phí và mô phỏng gần hơn chỉ số tham chiếu. Đầu năm 2020, quỹ đã phát hành ròng 8,2 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 120 tỷ đồng.

FTSE Vietnam ETF

FTSE Vietnam ETF là một cái tên lão làng trên thị trường khi được thành lập từ rất sớm. 2019 có thể xem là một cột mốc đi lùi của FTSE Vietnam khi để VFMVN30 vượt mặt khi dòng vốn đổ vào quỹ khá hạn chế với 9,6 triệu USD. Hiện FTSE Vietnam ETF do Deutsche Bank quản lý, ngân hàng này đã sa thải 18.000 nhân viên năm 2019 để tiến hành cải tổ và yếu tố này có thể đã ảnh hưởng ít nhiều tới dòng vốn đổ vào Việt Nam.

iShares MSCI Frontier 100 ETF

Nhắc đến Frontier ETFs, có lẽ iShare MSCI Frontier 100 ETF sẽ là cái tên sẽ được xướng lên đầu tiên với quy mô danh mục hơn 500 triệu USD. Nhìn chung, 2019 là một năm không mấy khởi sắc của iShare MSCI Frontier 100 ETF khi quỹ bị rút ròng lượng chứng chỉ quỹ lên tới 18,53 triệu USD và lượng bán ròng tại Việt Nam ước đạt khoảng 2,3 triệu USD. Đầu năm 2020, quỹ đã phát hành lượng chứng chỉ quỹ trị giá 4.6 triệu USD. Nhưng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục của quỹ chỉ vỏn vẹn 11,5%, do đó ước tính quỹ chỉ mua ròng khoảng 12 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam.

KIM Kindex Vietnam VN30 ETF

Là một tân binh của thị trường với hơn 3 năm hoạt động, KIM Kindex Vietnam VN30 ETF đã chứng tỏ vị thế của mình khi thu hút dòng vốn khá mạnh nhất là trong giai đoạn 2018 – 2019. KIM Kindex Vietnam VN30 ETF hiện do Korea Investment Management Co (KIM) quản lý. Đơn vị này đã phát hành lượng chứng chỉ quỹ trị giá khoảng 51 tỷ đồng trong những ngày đầu năm 2020.

SSIAM VNX50 ETF

SSIAM VNX50 ETF được biết đến với chỉ số tham chiếu là VNX50. Được quản lý bởi SSIAM. Bao gồm 50 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất và thanh khoản nhất trên hai sàn HoSE và HNX. 2017 – 2018 là giai đoạn khởi sắc của SSIAM VNX50 ETF khi quỹ được đánh giá là có performance hàng đầu thị trường.

Invesco Frontier Markets ETF (FRN ETF);

FRN ETF là trường hợp hiếm hoi của dòng quỹ Frontier ETFs lội ngược dòng thành công. Khi phát hành ròng lượng chứng chỉ quỹ trị giá 4.3 triệu USD. Ngoài cái doanh nghiệp Việt Nam, FRN cũng tìm kiếm các doanh nghiệp mới nổi giao dịch trên London Stock Exchange, New York Stock Exchange, NYSE Amex, và Nasdaq. Do đó, đây sẽ là cái tên phù hợp cho các NĐT vừa muốn bỏ tiền vào thị trường nội địa vừa lại muốn tiếp xúc với các thị trường mới nổi khác.

S&P Select Frontier ETF

Tương tự iShares MSCI Frontier 100 ETF, S&P Select Frontier ETF cũng chịu cảnh bị rút ròng lượng chứng chỉ quỹ lên tới 34,26 triệu USD trong năm 2019. Quỹ dùng S&P Select Frontier Index để làm chỉ số tham chiếu. Chỉ số này gồm 40 cổ phiếu thành phần lớn nhất (về vốn hóa, thanh khoản) được lựa chọn từ S&P Extended Frontier 150 Index.

 Kết luận

Dự báo trong năm 2020, dòng vốn ETFs sẽ tham gia vào thị trường mạnh hơn. Khi có nhiều quỹ ra đời dựa trên các bộ chỉ số VNDiamond, VNFin Lead, VNFin Select. Có thể kể đến là trường hợp của SSIAM khi đã được chấp thuận để thành lập quỹ SSIAM VNFin Lead với quy mô huy động dự kiến từ 25-30 triệu USD.

Các chuyên gia cũng kỳ vọng thị trường sẽ nhận thêm dòng vốn ETFs quốc tế như Vanguard FTSE Emerging Market ETF. Nhờ triển vọng nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong các bộ chỉ số EM được dự báo ở mức thấp. Nhưng, các chuyên gia vẫn lạc quan về khối lượng dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Xem thêm:

Hy vọng bài viết “ETF là gì? Quỹ ETF là gì? Tìm hiểu ETF Việt Nam” đã mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin giá trị. Chúc bạn có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm và đầu tư thành công.

Chuyên mục: Hỏi Đáp