


quốc tịch

– d. Tư cách là công dân của một nước nhất định. Nhập quốc tịch (trở thành công dân của một nước khác nước quê quán của mình).
Bạn đang xem: Quốc tịch là gì
mối liên hệ pháp lí đặc biệt bền vững và ổn định giữa một cá nhân và một nhà nước nhất định. Người mang QT của nhà nước nào là công dân của nhà nước đó. Công dân được hưởng các quyền chính trị, quyền tự do và các quyền dân sự, đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng do pháp luật của nhà nước mình quy định. Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mình, kể cả trường hợp công dân đó thường trú hay tạm trú ở nước ngoài.
Chế định QT hình thành từ thời kì cách mạng tư sản ở phương Tây và ngày nay được sử dụng ở tất cả các nước. Khác với chế định thần dân phong kiến, chế định QT khẳng định người dân có cả quyền chính trị và dân sự, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, nội dung và hiệu lực thực tế của các quyền chính trị và dân sự của công dân tuỳ thuộc vào bản chất giai cấp của nhà nước, của chế độ kinh tế – xã hội. Việc có và mất QT của nhà nước nào phải do pháp luật của nhà nước đó quy định. Theo thực tiễn và pháp luật của các nước, một người có QT của một nhà nước có thể do huyết thống, do nơi sinh, do xin vào QT, trở lại QT cũ, do quy định của điều ước quốc tế, vv.
Xem thêm: Khối d09 là tổ hợp môn gì
Theo Luật quốc tịch năm 1998 của Việt Nam, công dân Việt Nam chỉ được phép có một QT là QT Việt Nam. Việc xác định QT Việt Nam, điều kiện vào, mất, trở lại QT Việt Nam, các trường hợp thay đổi QT, QT của phụ nữ và trẻ em, do cấp cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Xem thêm: Inside Là Gì – Nghĩa Của Từ Inside
hd. Tư cách là công dân của một nước. Người Trung Quốc quốc tịch Mỹ.
“Trạng thái pháp lý và chính trị xác định mối liên hệ pháp lý giữa công nhân với nhà nước. Mối quan hệ này được biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó được pháp luật của nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện. Quốc tịch còn là một hiện tượng pháp lý mang tính chất giai cấp rõ rệt và sâu sắc. Việc quy định một bộ phận dân cư được hưởng chế độ pháp lý nào là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị. Mối liên hệ pháp lý giữa công dân với nhà nước của người đã mang quốc tịch có một số đặc điểm như tính vững bền và ổn định; công dân có quyền và nghĩa vụ nhất định đối với nhà nước của mình, đồng thời nhà nước cũng có các quyền và nghĩa vụ đối với công dân của mình. Về mặt lịch sử, quốc tịch là một khái niệm mới ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến lên chủ nghĩa tư bản. Nó xuất hiện cùng với những tư tưởng tiến bộ của cách mạng tư sản. Trước cách mạng tháng tám 1945, Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến cho nên chưa có chế định về quốc tịch Việt Nam. Chỉ sau Cách mạng tháng Tám, với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Nhà nước Việt Nam có quyền quy định quốc tịch của mình. Từ đó đến nay, nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản khác nhau quy định các vấn đề quốc tịch, thể hiện quan điểm tiến bộ của Nhà nước công nông. Đặc biệt ngày 20.5.1988 tại Kỳ họp thứ 3 khóa X, lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà, Quốc hội đã thông qua một đạo luật hoàn chỉnh quy định các vấn đề về quốc tịch và thay thế tất cả những văn bản pháp lí cũ về quốc tịch. Theo Luật quốc tịch Việt Nam thì việc một người có quốc tịch Việt Nam được xác định theo hai cách chính thức là hưởng quốc tịch theo sự sinh đẻ và hưởng quốc tịch theo sự gia nhập. Bên cạnh đó, luật còn quy định các trường hợp mất quốc tịch Việt Nam như thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch… Những vấn đề về hưởng quốc tịch thường được điều chỉnh bằng pháp luật quốc gia. Còn điều ước quốc tế thường được các quốc gia ký kết với nhau nhằm giải quyết và ngăn ngừa các vấn đề xung đột quốc tịch cũng như các vấn đề hưởng và mất quốc tịch.”



quốc tịch
quốc tịch noun nationlatynationalityquốc tịch khi sinh: nationality at birthcác chữ số nhận dạng quốc tịchNID (nationality identification digits)nationalityđăng ký quốc tịch tàu: registration of nationalitygiấy chứng nhận quốc tịch: certificate of nationalityhai quốc tịch: dual nationalityluật quốc tịch: law of nationalityquốc tịch nơi cư trú: nationality by domicilequốc tịch theo nơi sinh: nationality by birthchứng thư quốc tịchproof of citizenshipgiấy chứng quốc tịch tàucertificate of registrygiấy chứng quốc tịch tàu biểnship certificate of registryluật cờ quốc tịchlaw of the flagluật cờ quốc tịch (tàu bè)law of the flagngười thuộc quốc tịch nước ngoàiforeign nationalnhập quốc tịchnaturalizationnhân viên quốc tịch nước ngoàiforeign staffnước quốc tịch (của tàu bè)home countrynước quốc tịch tàucountry of registrationquốc tịch tàuregistryquốc tịch tàustate of registryquốc tịch thuyềnflag discriminationsổ đăng bạ, sổ đăng lục, sổ đăng ký quốc tịch tàu bèregister booksổ đăng ký quốc tịch tàu bèregister booksự nhập quốc tịchnaturalizationtàu bản quốc có quốc tịch nước ngoàiforeign flag (ship)thuế phụ thu quốc tịch tàuflag surtax
Chuyên mục: Hỏi Đáp