Quản lý chất lượng được áp dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp, áp dụng trên nguyên tắc đúng người, đúng việc và có hiệu quả. Không chỉ áp dụng trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình tổ chức, từ quy mô lớn đến quy mô nhỏ thì quản lý chất lượng luôn là việc cần thiết.
Bạn đang xem: Quản lý chất lượng là gì
Quản lý chất lượng đảm bảo cho tổ chức làm đúng những việc phải làm và những việc quan trọng, theo triết lý “làm việc đúng” và “làm đúng việc”, “làm đúng ngay từ đầu” và “làm đúng tại mọi thời điểm”.
Quản lý chất lượng là gì?
1. Quản lý chất lượng là gì?
Quản lý chất lượng là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng.
Mục tiêu cơ bản của quản lý chất lượng:3R (Right time, Right price, Right quality).
Ý tưởng chiến lược của quản lý chất lượng là:Không sai lỗi (ZD – Zezo Defect).
Phương châm:Làm đúng ngay từ đầu (Do right the first time), không có tồn kho (non stock production), hoặc phương pháp cung ứng đúng hạn, kịp thời, đúng nhu cầu.
2. Một số nguyên tắc trong quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng muốn hiệu quả, đồng bộ và mang đến kết quả tối ưu cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định:
Thứ nhất, chất lượng là sự thỏa mãn khách hàng, do đó việc quản lý chất lượng phải định hướng vào khách hàng. Cần liên tục tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng và xây dựng nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu đó một cách tối ưu.
Thứ hai, các nhà quản lý cần được đào tạo kỹ năng lãnh đạo. Lãnh đạo cả tổ chức phải thống nhất mục đích, môi trường nội bộ của công ty, huy động nguồn lực để đạt được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty. Người quản lý cần có kỹ năng lãnh đạo tốt
Thứ ba, cần thực hiện quản lý có hệ thống, điều này sẽ giúp tăng hiệu quả và hiệu lực hoạt động của công ty.
Thứ tư, mọi công ty đều cần hướng đến mục tiêu cải tiến liên tục, điều này càng quan trọng hơn trong sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh như hiện nay.
Thứ năm, các quyết định và hành động có hiệu lực dựa trên sự phân tích dữ liệu và thông tin.
Thứ sáu, cần thiết lập mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với nhà cung ứng, nâng cao sự ổn định của nguồn cung và khả năng tạo ra giá trị của cả hai bên.
Thứ 7, cần học cách quản lý con người bởi con người là tài sản quan trọng của tổ chức, yếu tố quyết định cho sự phát triển.
3. Một số phương pháp quản lý chất lượng
3.1 Phương pháp kiểm tra chất lượng
Phương pháp này được hình thành từ lâu và chủ yếu là tập trung vào khâu cuối cùng (sản phẩm sau khi sản xuất). Căn cứ vào các yêu cầu kỹ thuật, các tiêu chuẩn đã được thiết kế hay các quy ước của hợp đồng mà bộ phận kiểm tra chất lượng tiến hành kiểm tra nhằm ngăn chặn các sản phẩm hư hỏng và phân loại sản phẩm theo các mức chất lượng. Do vậy, khi muốn nâng cao chất lượng sản phẩm người ta cho rằng chỉ cần nâng cao các tiêu chuẩn kỹ thuật bằng cách tăng cường công tác kiểm tra. Tuy nhiên với cách kiểm tra này không khai thác được tiềm năng sáng tạo của từng cá nhân trong đơn vị để cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hơn nữa việc kiểm tra gây nhiều tốn kém trong khi đó loại bỏ được phế phẩm ít. Mặc dù vậy phương pháp này cũng có một số tác dụng nhất định nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính thực tế (đối tượng) so với qui định.
3.2 Phương pháp kiểm soát chất lượng toàn diện
Thuật ngữ kiểm soát chất lượng toàn diện do Feigenbaum đưa ra trong lần xuất bản cuốn sách Total Quality Control (TQC) của ông năm 1951. Trong lần tái bản lần thứ ba năm 1983, Ông định nghĩa TQC như sau: Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hoá các nỗ lực phát triển và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong một tổ chức sao cho các hoạt động Marketing, kỹ thuật và dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, thoả mãn hoàn toàn khách hàng.
Xem thêm: Redux Saga Là Gì – Giới Thiệu Về Redux Saga
Kiểm soát chất lượng toàn diện huy động nỗ lực của mọi đơn vị trong công ty vào các quá trình có liên quan tới duy trì và cải tiến chất lượng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm tối đa trong sản xuất, dịch vụ, đồng thời thoả mãn nhu cầu khách hàng.
Như vậy, giữa kiểm tra và kiểm soát chất lượng có khác nhau. Kiểm tra là sự so sánh, đối chiếu giữa chất lượng thực tế của sản phẩm với những yêu cầu kỹ thuật, từ đó loại bỏ các phế phẩm. Kiểm soát là hoạt động bao quát hơn, toàn diện hơn. Nó bao gồm toàn bộ các hoạt động Marketing, thiết kế, sản xuất, so sánh, đánh giá chất lượng và dịch vụ sau bán hàng, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
3.3 Phương pháp quản lý chất lượng toàn diện (TQM- Total Quality Managenment)
Trong những năm gần đây, sự ra đời của nhiều kỹ thuật quản lý mới, góp phần nâng cao hoạt động quản lý chất lượng, như hệ thống “vừa đúng lúc” (Just in time) đã là cơ sở cho lý thuyết quản lý chất lượng toàn diện TQM.
Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thoả mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép. Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý chất lượng trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đã đặt ra.
Phương pháp TQM có một số đặc điểm cơ bản:
Mục tiêu:Coi chất lượng là hàng đầu, luôn hướng tới khách hàng.
Quy mô:TQM phải kết hợp với JIT nghĩa là phải mở rộng diện kiểm soát.
Cơ sở của hệ thống TQM: Bắt đầu từ con người (Trong ba khối chính của sản xuất kinh doanh là máy móc thiết bị, phương pháp công nghệ, thông tin và nhân sự). Điều này có nghĩa là cần có sự hợp tác của tất cả mọi người trong doanh nghiệp từ cấp lãnh đạo đến công nhân xuyên suốt quá trình từ nghiên cứu – triển khai – thiết kế – chuẩn bị – sản xuất – quản lý – dịch vụ sau khi bán …
Kỹ thuật thực hiện áp dụng vòng tròn cải tiến chất lượng Deming: PDCA.
Plan (Lập kế hoạch): Xác định các phương pháp đạt mục tiêu. Trong công tác quản lý chất lượng thường sử dụng các công cụ như sơ đồ nhân quả, biểu đồ Pareto để tìm ra các nguyên nhân, phân tích và đề ra các biện pháp thích hợp.
Do (Thực hiện công việc): Chú ý nguyên tắc tự nguyện và tính sáng tạo của mỗi thành viên. Thực hiện những tác động quản trị thích hợp.
Check (Kiểm tra kết quả thực hiện công việc): Mục tiêu là để phát hiện sai lệch và điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện. Trong công tác quản lý chất lượng việc kiểm tra được tiến hành nhờ phương pháp thống kê. Huấn luyện và đào tạo cán bộ (tin vào lòng người và không cần phải kiểm tra thái quá).
Act (Điều chỉnh): Khắc phục những sai lệch trên cơ sở phòng ngừa (phân tích, phát hiện, loại bỏ nguyên nhân và có biện pháp chống tái diễn).
Vòng tròn Deming là công cụ quản lý chất lượng giúp cho các doanh nghiệp không ngừng cải tiến, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả. Mỗi chức năng của vòng tròn Deming PDCA có mục tiêu riêng song chúng có tác động qua lại với nhau và vận động theo hướng nhận thức là phải quan tâm đến chất lượng là trước hết. Quá trình thực hiện vòng tròn PDCA người ta đưa ra vòng tròn PDCA cải tiến.
Xem thêm: Animator là gì ? những điều cần biết để trở thành animator
Trên đây là khái niệm về quản lý chất lượng là gì? và phương pháp để quản lý chất lượng hiệu quả. Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết Six sigma là gì? Doanh nghiệp có thể tiết kiệm hàng tỷ USD nhờ Six sigma.
Chuyên mục: Hỏi Đáp