Nguy cơ tuyệt đối (Absolute risk)

Nguy cơ tuyệt đối đo lường mức nguy cơ trong một người hoặc một nhóm người. Nguy cơ tuyệt đối này có thể là nguy cơ mắc một bệnh trong một giai đoạn nào đó hoặc có thể là cách đo lường hiệu quả của một biện pháp điều trị chẳng hạn như là nguy cơ giảm đi bao nhiêu sau điều trị ở một người hoặc một nhóm người.

Bạn đang xem: Prospective study là gì

Có nhiều cách biểu thị nguy cơ tuyệt đối khác nhau. Chẳng hạn như một người nào đó có 1 trong 10 nguy cơ mắc một bệnh nhất định thì có “nguy cơ 10%” hoặc “nguy cơ 0,1”, tùy thuộc vào dùng phần trăm hay số thập phân. Nguy cơ tuyệt đối không so sánh các thay đổi về nguy cơ giữa các nhóm, chẳng hạn như thay đổi nguy cơ ở một nhóm được điều trị so với thay đổi nguy cơ ở một nhóm không được điều trị. Đó là chức năng của chỉ số nguy cơ tương đối (relative risk).

Nghiên cứu trước và sau (Before and after study)

Nghiên cứu trước và sau đo lường các đặc trưng cụ thể của một quần thể dân số hoặc một nhóm cá nhân ở cuối một biến cố hoặc cuối một biện pháp can thiệp y tế và so sánh chúng với những đặc trưng trước biến cố hoặc trước điều trị. Nghiên cứu này tính toán những tác động của một biến cố hay tác dụng của một biện pháp can thiệp.

Giấu/Mù (Blinding)

Giấu/Mù là không cho đối tượng thực nghiệm biết họ được điều trị bằng biện pháp nào hoặc trong một số trường hợp là không cho họ biết kết quả điều trị. Hành động này là để tránh họ bị ảnh hưởng khi biết được thông tin đó. Người bị giấu có thể là người được điều trị hoặc nhà nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị (giấu một bên/ blind), hoặc cả hai đối tượng này đều bị giấu (giấu hai bên/mù đôi).

Nghiên cứu bệnh chứng (Case-control study)

Nghiên cứu bệnh chứng là một loại nghiên cứu dịch tễ học (epidemiological study) mà thường được dùng để xác định các yếu tố nguy cơ của một vấn đề sức khỏe. Loại nghiên cứu này so sánh một nhóm bệnh nhân có vấn đề đó với một nhóm bệnh nhân không có và nhìn lại theo thời gian xem các đặc trưng của hai nhóm khác nhau như thế nào.

Nghiên cứu bệnh-bắt chéo (Case crossover studies)

Nghiên cứu bệnh-bắt chéo xem xét ảnh hưởng của những yếu tố mà được cho là gia tăng nguy cơ của một kết quả cụ thể trong thời gian ngắn. Ví dụ như loại nghiên cứu này có thể được dùng để đánh giá những ảnh hưởng của thay đổi trong nồng độ ô nhiễm không khí đối với nguy cơ lên cơn hen suyễn ngắn hạn. Những cá nhân đã được xác định có kết quả mong muốn và giữ tư cách là chính ca (đối) chứng (control) của họ.

Nghiên cứu đánh giá ngay lập tức sự hiện diện hay thiếu vắng yếu tố nguy cơ vào giai đoạn trước khi cá nhân có kết quả. Điều này được so sánh với sự xuất hiện hay thiếu vắng yếu tố nguy cơ khi cá nhân không trải qua kết quả (giai đoạn đối chứng). Nếu có mối liên hệ giữa yếu tố nguy cơ này và kết quả, thì yếu tố đó sẽ được kỳ vọng là đã xuất hiện thường xuyên hơn trong giai đoạn trước khi có kết quả hơn là trong giai đoạn đối chứng.

Nghiên cứu đợt bệnh (Case series)

Nghiên cứu đợt bệnh là nghiên cứu mô tả về một nhóm người thường được điều trị giống nhau hoặc những người mắc cùng một bệnh. Loại nghiên cứu này có thể mô tả đặc trưng hoặc kết quả của một nhóm người cụ thể nhưng không thể xác định được so với những người được điều trị cách khác hoặc những người không có vấn đề sức khỏe đó thì như thế nào.

Nguyên tắc thực hành lâm sàng (Clinical practice guidelines)

Nguyên tắc thực hành lâm sàng là những hướng dẫn được phát triển để trợ giúp nhân viên y tế và bệnh nhân đưa ra quyết định về loại hình y tế thích hợp dành cho những hoàn cảnh lâm sàng chuyên biệt cụ thể.

Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng theo cụm (Cluster randomised controlled trial)

Trong một nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng theo cụm thì đối tượng nghiên cứu được phân ngẫu nhiên vào các nhóm (cụm) hơn là phân cá nhân. Ví dụ về các cụm mà có thể được dùng bao gồm trường học, khu dân cư hoặc phòng khám bệnh của Bác sĩ chuyên khoa (GP surgeries).

*

Có thể bạn quan tâm: Bột ngũ cốc nảy mầm đầy đủ tinh bột chậm, chất đạm tốt, chất xơ có trong lớp vỏ hạt dồi dào, vitamin, khoáng chất… Một khẩu phần ngũ cốc bạn có thể ăn thay bữa sáng, bữa phụ, ăn thêm vào bữa chính để giảm lượng thức ăn như thịt, cá, cơm trắng…Bạn xem bài viết chi tiết ở đây: Bột ngũ cốc nảy mầm

Nghiên cứu đoàn hệ (Cohort study)

Nghiên cứu này xác định một nhóm người và theo dõi họ trong một giai đoạn thời gian để xem phơi nhiễm của họ ảnh hưởng thế nào đến kết quả. Loại nghiên cứu này bình thường được dùng để xem xét tác dụng của những yếu tố nguy cơ hoài nghi mà không thể đối chứng được bằng thử nghiệm, chẳng hạn như ảnh hưởng của hành vi hút thuốc lá đối với bệnh ung thư phổi.

Khoảng tin cậy (Confidence interval)

Khoảng tin cậy (CI) biểu thị độ chính xác của một ước tính và thường đi cùng với kết quả của một nghiên cứu (thường khoảng tin cậy là 95%). CI cho biết giới hạn trong đó chúng ta tự tin rằng kết quả thực sự từ một nhóm dân số sẽ nằm trong 95% thời gian. Khoảng càng hẹp thì ước tính càng chính xác. Hẳn nhiên sẽ có tính không chắc chắn nào đó trong các ước tính bởi vì nghiên cứu được tiến hành dựa trên mẫu và không phải toàn bộ dân số.

Theo quy ước thì độ chắc chắn 95% được xem như đủ cao để các nhà nghiên cứu rút ra kết luận mà có thể khái quát hóa mẫu đại diện cho quần thể. Nếu chúng ta đang so sánh hai nhóm dùng các chỉ số đo lường tương đối như là nguy cơ tương đối (relative risk) hay tỉ số chênh (odds ratios), và thấy rằng khoảng tin cậy 95% bao gồm giá trị của một ước tính trong giới hạn tin cậy của khoảng này thì ta có thể nói rằng không có khác biệt giữa các nhóm. Khoảng tin cậy này cho ta biết rằng ít nhất trong một số khoảng thời gian, tỉ lệ hiệu quả tác động giữa các nhóm là trùng nhau. Tương tự, nếu một biện pháp đo lường hiệu quả tuyệt đối, như là chênh lệch trung bình giữa các nhóm, có khoảng tin cậy 95% mà bao gồm giá trị 0 trong giới hạn tin cậy của nó thì ta có thể kết luận rằng không có khác biệt giữa các nhóm.

Yếu tố gây nhiễu (Confounding factor/confounder)

Một yếu tố gây nhiễu có thể bóp méo mối quan hệ đích thực giữa hai (hoặc nhiều) đặc tính. Khi không tính đến yếu tố này thì có thể đưa ra các kết luận sai về các mối liên quan. Một ví dụ là để kết luận được rằng nếu những người mà đem theo bật lửa sẽ dễ bị ung thư phổi, thì đó là vì mang bật lửa gây ung thư phổi. Trong thực tế, hút thuốc là một yếu tố gây nhiễu ở đây. Những người mang bật lửa thì dễ là người hút thuốc hơn và những người hút thuốc thì dễ bị ung thư phổi hơn.

Nhóm đối chứng (Control group)

Nhóm đối chứng (chẳng hạn như của tế bào, cá nhân hoặc các trung tâm) có vai trò làm cơ sở so sánh trong một nghiên cứu). Trong nhóm này các thành viên không được nhận tác nhân kích thích của thí nghiệm (experimental stimulus).

Nghiên cứu cắt ngang (Cross sectional study)

Đây là một loại nghiên cứu dịch tễ học (epidemiological study) mà mô tả các đặc trưng của một quần thể. Nghiên cứu này “cắt ngang” (cross sectional) là vì dữ liệu được thu tại một điểm thời gian và cân nhắc đến mối quan hệ giữa các đặc tính. Quan trọng là bởi vì nghiên cứu này không xem xét xu hướng thời gian nên không thể thiết lập được cái gì gây ra cái gì.

Nghiên cứu chẩn đoán (Diagnostic study)

Nghiên cứu chẩn đoán kiểm tra một phương pháp chẩn đoán mới để xem liệu nó có tốt bằng phương pháp chẩn đoán bệnh theo “chuẩn vàng” (gold standard) không. Phương pháp chẩn đoán có thể được dùng khi người ta bị nghi là mắc bệnh do các dấu hiệu và triệu chứng, hoặc để cố gắng và tìm ra một căn bệnh trước khi phát sinh bất cứ triệu chứng nào (phương pháp sàng lọc/screening method).

Nghiên cứu sinh thái (Ecological studies)

Trong các nghiên cứu sinh thái, đơn vị nghiên cứu là quần thể hoặc cộng đồng dân cư. Các loại nghiên cứu sinh thái phổ biến là so sánh địa lý, phân tích xu hướng thời gian hoặc nghiên cứu di cư.

Dịch tễ học (Epidemiology)

Dịch tễ học là nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật của các quần thể dân số.

Thí nghiệm (Experiment)

Một thí nghiệm là bất cứ nghiên cứu nào mà trong đó các điều kiện sức khỏe thuộc sự kiểm soát trực tiếp của nhà nghiên cứu. Điều này thường bao gồm can thiệp vào một nhóm người mà đáng lẽ ra sẽ không phát sinh theo tự nhiên.Các thí nghiệm thường được dùng để thử nghiệm kiểm tra các tác dụng của một biện pháp điều trị ở mọi người và thường bao gồm so sánh với một nhóm không được điều trị.

Biểu hiện gien (Gene expression)

Biểu hiện gien là một thuật ngữ được dùng để mô tả ảnh hưởng mà “thông tin” có trong các gien có thể gây ra ở mức độ tế bào – trong hầu hết các trường hợp thì là về cách tạo ra những protein chuyên biệt.

Nghiên cứu tương quan toàn bộ nhiễm sắc thể (Genome-wide association study)

Nghiên cứu này đánh giá toàn bộ trình tự di truyền (hệ gien) để xác định những biến dị trong trình tự này mà phổ biến hơn ở những người có đặc trưng hoặc vấn đề cụ thể và có thể liên quan đến việc gây ra đặc trưng hoặc vấn đề đó.

Tỉ lệ rủi ro (Hazard Ratio)

Một cách tính toán xác suất tương đối của một biến cố trong hai nhóm theo thời gian.

Nó tương tự với nguy cơ tương đối (relative risk), nhưng tỉ lệ này có xem xét đến thực tế rằng một khi những người gặp các loại biến cố nhất định như là tử vong, thì họ không còn có nguy cơ gặp phải biến cố đó nữa.

*

Có thể bạn quan tâm: Một số người ăn thực vật hoàn toàn, thường tỏ ra lo lắng về lượng đạm vào cơ thể liệu có đủ hay không. Vấn đề này được giải quyết khi người đó tiêu thụ sản phẩm từ hạt đậu nành, đặc biệt là đậu nành đã lên men như tương cổ truyền của chúng ta. Bạn xem bài viết chi tiết ở đây: Tương cổ truyền

Tỉ lệ rủi ro bằng 1 biểu thị rằng xác suất tương đối của sự kiện đó trong hai nhóm theo thời gian là như nhau. Tỉ lệ rủi ro nhiều hơn hoặc ít hơn 1 biểu thị rằng xác suất tương đối của biến cố đó theo thời gian thì lớn hơn ở một trong hai nhóm.

Nếu khoảng tin cậy (confidence interval) quanh tỉ lệ rủi ro không bao gồm 1, thì sự khác biệt giữa các nhóm được xem như có ý nghĩa về thống kê.

Phân tích theo phân bổ ngẫu nhiên ban đầu (Intention to treat analysis)

Phân tích theo phân bổ ngẫu nhiên ban đầu (ITT) là phương thức ưa dùng hơn để đánh giá kết quả của thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (randomised controlled trials (RCTs)). Trong phân tích ITT, mọi người thường được phân tích trong các nhóm điều trị mà họ được phân bổ ban đầu nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, bất kể họ có ngừng thử nghiệm, không tham gia theo dõi hay đổi nhóm điều trị hay không.

Nếu không có dữ liệu theo dõi của một người tham gia trong một trong những nhóm điều trị thì người đó thường sẽ được giả định là không có phản ứng với biện pháp điều trị và kết quả của họ không khác với kết quả khi bắt đầu thử nghiệm. Điều này giúp đảm bảo rằng nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng không chỉ ra rằng một biện pháp điều trị cụ thể mà được thử nghiệm thì hiệu quả hơn tác dụng thực chất của nó.

Ví dụ như nếu 50 người được phân vào nhóm điều trị của một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng, có thể 10 người bỏ dở vì không có tác dụng. Nếu toàn bộ 50 người được phân tích bởi phân tích ITT, với 10 người được giả định là không có tác dụng thì kết quả nghiên cứu sẽ có chỉ báo đáng tin cậy hơn về tác dụng của biện pháp điều trị hơn là chỉ phân tích 40 người còn lại duy trì điều trị vì họ cảm thấy biện pháp điều trị có tác dụng.

Mức độ bằng chứng (Levels of evidence)

Đây là cách phân loại theo cấp bậc (phân độ) các loại bằng chứng lâm sàng khác nhau. Nó một phần dựa trên loại nghiên cứu liên quan và phân độ bằng chứng dựa theo khả năng tránh nhiều loại thiên lệch của bằng chứng đó trong nghiên cứu y học. Có một số hệ thống phân loại mà chuyên biệt cho vấn đề được đưa ra trong nghiên cứu. Các nghiên cứu có xếp loại cao nhất là những nghiên cứu đưa ra bằng chứng vững chắc nhất rằng kết quả đó là đúng.

Ví dụ về các nghiên cứu xếp theo trật tự từ bằng chứng mức độ cao đến mức độ thấp là:

Tổng quan hệ thống (systematic reviews)Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (randomised controlled trials) đơn lẻThử nghiệm có đối chứng không ngẫu nhiên (controlled trials without randomization)Nghiên cứu đoàn hệ (cohort studies) tiền cứuNghiên cứu bệnh chứng (case-control studies)Nghiên cứu cắt ngang (cross-sectional studies)Nghiên cứu đợt bệnh (case series)Nghiên cứu một ca bệnh (single case reports)

Quan điểm ý kiến chuyên gia của những cơ quan uy tín – căn cứ vào kinh nghiệm lâm sàng, các nghiên cứu mô tả, sinh lý học, nghiên cứu kiểu mẫu hoặc các nguyên tắc căn bản – thường được cho là có bằng chứng mức độ thấp nhất. Mặc dù có những hệ thống khác nhau, nhưng một vài trong số đó xem xét đến những khía cạnh chất lượng khác bao gồm tính trực tiếp của nghiên cứu, những phân độ được thiết kế để hướng dẫn người dùng thông tin nghiên cứu lâm sàng cũng như là những nghiên cứu dễ có tính hợp lý cao nhất với những đối tượng nào.

Thang đo Likert (Likert scale)

Một thang đo Likert là thang đo đánh giá thường được dùng mà để đo lường thái độ hoặc cảm xúc trên một thang đo tuyến tính liên tục, thường là từ phản ứng tối thiểu “cực kỳ không đồng ý” đến phản ứng tối đa “cực kỳ đồng ý”, hoặc tương tự như vậy. Thang đo Likert-scales có thể là 5 điểm, 6 điểm, 10 điểm, vân vân tùy thuộc vào số lượng lựa chọn phản ứng sẵn có.

Nghiên cứu theo chiều dọc (Longitudinal study)

Nghiên cứu chiều dọc là nghiên cứu tìm hiểu một nhóm người theo thời gian.

Phân tích tổng hợp (Meta-analysis)

Đây là một kỹ thuật toán học mà kết hợp kết quả của những nghiên cứu đơn lẻ để đi đến một biện pháp đo lường tổng quát hiệu quả của một biện pháp điều trị.

Tổng quan mô tả (Narrative review)

Tổng quan mô tả bàn luận và tổng kết nghiên cứu lý thuyết về một chủ đề cụ thể, mà không đưa ra bất cứ số liệu tổng kết gộp (pooled summary figures) thông qua phân tích tổng hợp (meta-analysis). Loại đánh giá này thường đưa ra tổng quan toàn diện về một chủ đề, hơn là giải quyết một vấn đề cụ thể như là một biện pháp điều trị có tác dụng như thế nào đối với một tình trạng sức khỏe cụ thể. Tổng quan mô tả không thường báo cáo về công tác tìm kiếm lý thuyết nghiên cứu được thực hiện như thế nào hay cách quyết định những nghiên cứu nào có liên quan để đưa vào đánh giá. Do đó, chúng không được phân thành tổng quan hệ thống.

Negative predictive value (Giá trị tiên đoán âm)

Đây là một trong những tập hợp biện pháp đo lường được dùng để chỉ ra độ chính xác của một xét nghiệm chẩn đoán (xem tính nhạy/ sensitivity, tính đặc hiệu/ specificity và giá trị tiên đoán dương/positive predictive value). Giá trị tiên đoán âm (NPV) của một xét nghiệm là cách xác định kết quả âm của xét nghiệm đó chính xác đến mức nào trong việc xác định rằng người đó không mắc bệnh. NPV là tỉ lệ những người có kết quả xét nghiệm âm tính mà là những người thực tế không mắc bệnh. Chẳng hạn như là nếu một xét nghiệm có NPV là 75%, thì có nghĩa là 75% số người xét nghiệm âm tính thực sự không mắc bệnh đó, trong khi đó 25% những người xét nghiệm có kết quả âm tính lại mắc bệnh (âm tính giả). NPV của một xét nghiệm thay đổi theo mức độ phổ biến của bệnh đó trong quần thể dân số được xét nghiệm. NPV thường thấp hơn (âm tính giả phổ biến hơn) khi tỉ lệ hiện hành của bệnh cao hơn.

Nghiên cứu bệnh chứng lồng ghép (Nested case-control study)

Nghiên cứu bệnh chứng lồng ghép nghiên cứu đoàn hệ là một loại nghiên cứu bệnh chứng đặc thù trong đó các ca bệnh của một căn bệnh được rút ra cho cùng một đoàn hệ (quần thể người) làm nhóm đối chứng với những bệnh nhân được so sánh với họ. Những nghiên cứu này đôi khi được gọi là nghiên cứu bệnh chứng lồng trong nghiên cứu đoàn hệ (case-control studies nested in a cohort) hoặc nghiên cứu bệnh-đoàn hệ (case-cohort studies). Tập hợp dữ liệu về các ca bệnh và ca chứng được định nghĩa trước khi bắt đầu nghiên cứu.

So với một nghiên cứu bệnh chứng đơn giản thì nghiên cứu bệnh chứng lồng ghép có thể giảm thiểu “thiên lệch hồi tưởng” (recall bias) (trong đó một người tham gia nghiên cứu nhớ không chính xác một biến cố trong quá khứ) và mơ hồ về thời gian/temporal ambiguity (trong đó không rõ rằng liệu một nguyên nhân giả định có trước kết quả hay không). Nó có thể không đắt bằng và không tốn thời gian như một nghiên cứu đoàn hệ. Tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ hiện hành của một bệnh đôi khi có thể được ước tính từ một nghiên cứu bệnh chứng lồng ghép, trong khi đó không thể ước tính chúng từ một nghiên cứu đối chứng đơn giản (vì thường không rõ tổng số những người phơi nhiễm (mẫu số) và thường không rõ thời gian theo dõi).

Nghiên cứu không ngẫu nhiên (Non-randomised study)

Trong loại nghiên cứu này, những người tham gia không được phân bổ ngẫu nhiên để nhận (hoặc không nhận) một biện pháp can thiệp.

Nghiên cứu quan sát (Observational study)

Trong một nghiên cứu quan sát, các nhà nghiên cứu không kiểm soát phơi nhiễm và thay vào đó là quan sát xem chuyện gì xảy ra với nhóm người.

Tỉ số chênh (Odds ratio)

Tỉ số chênh là một trong vài cách để tổng kết mối liên quan giữa một phơi nhiễm và một kết quả, ví dụ như là một căn bệnh (một cách khác được dùng phổ biến là tính nguy cơ tương đối/relative risks.)

Tỉ số chênh so sánh số chênh kết quả trong một nhóm phơi nhiễm với số chênh của cùng kết quả của một nhóm không bị phơi nhiễm. Các số chênh cho ta biết khả năng một biến cố sẽ xảy ra so sánh với khả năng biến cố đó không xảy ra. Tỉ số chênh là 1:3 mà một biến cố xảy ra như là con ngựa thắng cuộc đua, có nghĩa là ngựa sẽ thắng một lần và thua ba lần (trong 4 chặng đua). Tỉ số chênh là một cách để so sánh các biến cố trong các nhóm mà bị phơi nhiễm và không bị phơi nhiễm.

Truy cập mở (Open access)

Truy cập mở nghĩa là một nghiên cứu hay một bài luận có sẵn miễn phí, thường là qua mạng Internet. Để truy cập được toàn bộ bài viết trên hầu hết những tuần san y học bạn thường phải trả phí theo dõi hoặc thanh toán một lần (những loại bài viết này thường được gọi là paywalled content/bài viết tính phí).

Một số tuần san cho phép truy cập mở hoàn toàn được tài trợ bởi những tổ chức phi lợi nhuận. Những bài viết khác tìm nguồn quỹ hoạt động bằng cách tính phí đăng bài của tác giả.

Xem thêm: Ncc Là Gì – Ncc Viết Tắt, định Nghĩa, ý Nghĩa

Thường thì một tuần san tính phí sẽ phát hành những bài viết đơn lẻ trên nền tảng truy cập mở (thường là những bài có mối ý nghĩa y tế công cộng quan trọng ).

Nhãn công khai (Open label)

Nhãn công khai nghĩa là người nghiên cứu và người tham gia nghiên cứu trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng nhận thức được họ đang cung cấp và nhận loại điều trị gì (nghiên cứu không bị giấu giếm/ blinded).

Bình duyệt (Peer review)

Bình duyệt bao gồm đưa bài nghiên cứu khoa học cho một hoặc nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu đó để tham khảo ý kiến của họ về việc liệu bài nghiên cứu này có đủ chất lượng để được xuất bản trong tập san khoa học hay không. Những nghiên cứu mà không đạt đủ chất lượng sẽ không được xuất bản nếu những lỗi sai không được sửa chữa. Những tuần san áp dụng bình duyệt được xem như có chất lượng hơn những tuần san không có.

Phân tích theo quy trình (Per-protocol analysis)

Phân tích dựa trên các cá thể đã hoàn thành xong thử nghiệm, đôi khi được gọi là phân tích sau điều trị (on-treatment analysis), là một cách để phân tích kết quả của các nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (randomised controlled trials (RCTs)). Nó phân tích kết quả của chỉ những người tham gia nghiên cứu mà nhận được điều trị thử nghiệm chính xác như đã định, và loại trừ những người không nhận điều trị.

Phương pháp này có thể loại trừ những người tham gia bỏ dở cuộc thử nghiệm vì những lý do quan trọng, như là biện pháp điều trị không có tác dụng với họ hoặc họ gặp phải tác dụng phụ. Loại trừ những người này khỏi phân tích có thể làm thiên lệch kết quả, khiến biện pháp điều trị có vẻ hiệu quả hơn trong tình huống thực tế khi mà một số người có thể không thực hiện kế hoạch điều trị trọn vẹn tuyệt đối.

Phân tích theo quy trình có thể mang đến ước tính tốt về kết quả điều trị khả dĩ lý tưởng nhất ở những người nhận điều trị như đã định. Phân tích theo phân bổ ngẫu nhiên ban đầu (Intention-to-treat (ITT)) là phương pháp thay thế, và nhìn chung là được ưa dùng hơn, để đánh giá kết quả của các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng vì cách này cho biết chính xác hơn về tác dụng thực của biện pháp điều trị.

Tổng số năm-người (Person years)

Tổng số năm-người miêu tả lượng thời gian tích lũy mà tất cả những người tham gia nghiên cứu được theo dõi. Như vậy nếu theo dõi năm người, mỗi người trong mười năm, thì số năm-người này tương đương với theo dõi 50 năm-người. Đôi khi tỉ lệ của một biến cố trong một nghiên cứu được đưa ra theo mỗi năm-người hơn là chỉ đơn giản một tỉ lệ số người bị ảnh hưởng, để tính đến thực tế là những người khác nhau trong nghiên cứu có thể đã được theo dõi trong những độ dài thời gian khác nhau.

Giai đoạn thử nghiệm I (Phase I trials)

Giai đoạn thử nghiệm I là những giai đoạn thử thuốc ban đầu ở người. Thường có những nghiên cứu quy mô tương đối nhỏ mà chủ yếu là để thử độ an toàn và độ thích hợp sử dụng ở người của các loại thuốc hơn là để thử độ hiệu quả của chúng. Những thử nghiệm này thường bao gồm 20 đến 100 người tình nguyện khỏe mạnh, mặc dù đôi khi cũng có sự tham gia của những đối tượng đang gặp các vấn đề mà thuốc đó được dùng để điều trị. Để kiểm nghiệm được giới hạn liều lượng an toàn của thuốc, ban đầu tình nguyện viên sẽ được cho sử dụng các liều rất nhỏ và tăng liều dần cho đến khi tìm được mức thích hợp sử dụng cho người.

Những nghiên cứu này cũng kiểm nghiệm xem thuốc hoạt động phản ứng như thế nào trong cơ thể, kiểm tra xem nó được hấp thu như thế nào, phân bố ở đâu và ra khỏi cơ thể bằng cách nào và mất bao lâu cho quá trình đó.

Giai đoạn thử nghiệm II (Phase II trials)

Trong giai đoạn thử nghiệm này thì đánh giá lần đầu tiên độ hiệu quả của thuốc trong việc điều trị bệnh mục tiêu ở người và hiểu rõ hơn về mức độ liều lượng thích hợp.

Giai đoạn này thường bao gồm 200 đến 400 tình nguyện viên mắc bệnh hoặc có các vấn đề mà thuốc được thiết kế để điều trị. Đánh giá độ hiệu quả của thuốc và thử nghiệm thêm về độ an toàn cũng như là tiến hành theo dõi tác dụng phụ của thuốc.

Giai đoạn thử nghiệm III (Phase III trials)

Trong giai đoạn thử nghiệm điều trị trên người này thì độ an toàn và hiệu quả của thuốc trải qua quá trình kiểm nghiệm đánh giá nghiêm ngặt trong cuộc thử nghiệm đối chứng kỹ càng quy mô lớn để xem mức độ tác dụng của thuốc và mức độ an toàn của nó. Thuốc được thử trong một nhóm người mẫu có mắc bệnh hoặc gặp vấn đề ở một quy mô rộng hơn trước đây, với một số cuộc thử nghiệm bao gồm hàng ngàn tình nguyện viên. Người tham gia được theo dõi trong giai đoạn kéo dài hơn những giai đoạn trước đây, đôi khi là trong vài năm.

Những thử nghiệm có đối chứng này thường so sánh độ hiệu quả của thuốc mới với những loại thuốc hiện có hoặc giả dược. Những cuộc thử nghiệm này được thiết kể để thử nghiệm thuốc không thiên lệch hết mức có thể nhằm đảm bảo rằng kết quả chính xác tiêu biểu cho lợi ích và rủi ro của thuốc. Số lượng lớn người tham gia và giai đoạn theo dõi kéo dài đem đến chỉ báo đảm bảo hơn về việc liệu thuốc có tác dụng và xác định được những tác dụng phụ hiếm gặp hơn hoặc trong thời gian dài hơn không.

Giá trị tiên đoán dương (Positive predictive value)

Đây là một trong những tập hợp các công cụ đo lường được dùng để cho thấy mức độ chính xác của một xét nghiệm chẩn đoán (xem tính nhạy, tính đặc hiệu và giá trị tiên đoán âm). Giá trị tiên đoán dương (PPV) của một xét nghiệm là mức độ chính xác xét nghiệm đó xác định được những người mắc bệnh. PPV là tỉ lệ những người có kết quả xét nghiệm dương tính mà thực sự bị. Ví dụ như, nếu một xét nghiệm có PPV là 99%, thì có nghĩa là 99% số người làm xét nghiệm dương tính sẽ bị bệnh, trong khi đó 1% những người có kết quả xét nghiệm dương tính sẽ không bị bệnh (dương tính giả).

PPV của một xét nghiệm thay đổi phụ thuộc vào mức độ phổ biến của bệnh trong quần thể dân số được xét nghiệm. PPV của một xét nghiệm có xu hướng cao hơn ở những nhóm dân số phổ biến mắc bệnh này hơn và ít hơn ở những nhóm dân mà trong đó bệnh này không phổ biến.

Đánh giá tiền lâm sàng (Pre-clinical evaluations)

Đây là những xét nghiệm trong ống nghiệm/in vitro (như là trong các môi trường nuôi cấy tế bào) và những thí nghiệm trên động vật trong phòng thí nghiệm (in vivo laboratory animal tests) về các loại thuốc đang được phát triển, những thí nghiệm được thực hiện để đảm bảo rằng chúng an toàn và hiệu quả trước khi được thí nghiệm trên người (nghiên cứu lâm sàng).

Tỉ lệ hiện hành (Prevalence)

Tỉ lệ hiện hành mô tả mức độ phổ biến của một đặc trưng cụ thể (như là một bệnh) có trong một nhóm người cụ thể hoặc một quần thể dân số cụ thể tại một thời điểm cụ thể. Tỉ lệ hiện hành thường được đánh giá bằng nghiên cứu tiêu biểu tại một thời điểm (cross sectional study).

Nghiên cứu quan sát tiền cứu (Prospective observational study)

Nghiên cứu này xác định một nhóm người và theo dõi họ trong một thời gian để xem tình trạng phơi nhiễm của họ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả. Nghiên cứu theo dõi tiền cứu thường được dùng để quan sát tác dụng của những yếu tố nguy cơ tình nghi mà không thể kiểm soát được bằng thí nghiệm như là tác dụng của hút thuốc đối với ung thư phổi.

Nghiên cứu tiền cứu (Prospective study)

Nghiên cứu tiền cứu đặt ra một vấn đề nghiên cứu cụ thể (thường là về một phơi nhiễm tiếp xúc cụ thể ảnh hưởng như thế nào đến kết quả), tuyển những ứng viên tham gia thích hợp và quan sát những biểu hiện và kết quả mong muốn ở những người này trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau đó.

Thiên lệch xuất bản (Publication bias)

Thiếu khách quan khi xuất bản phát sinh do các nhà nghiên cứu và biên tập viên có xu hướng xử lý các kết quả xét nghiệm dương tính khác với các kết quả âm tính hoặc kết quả chưa xác định. Cần phải tìm ra thiên lệch xuất bản ở những nghiên cứu mà gộp kết quả của một vài thử nghiệm.

Nghiên cứu định tính (Qualitative research)

Nghiên cứu định lượng dùng các cuộc phỏng vấn cá nhân chuyên sâu, các nhóm tập trung hoặc các bảng câu hỏi để thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu về những gì người đó làm và nói. Nghiên cứu này báo cáo về các ý nghĩa, khái niệm, định nghĩa, đặc trưng, ẩn dụ, biểu tượng và mô tả các sự vật. Nó chủ quan hơn nghiên cứu định tính và thường là dạng thăm dò (exploratory) và câu hỏi mở (open-ended). Phỏng vấn và phỏng vấn nhóm (focus group) bao gồm số lượng người tương đối ít.

Nghiên cứu định lượng (Quantitative research)

Nghiên cứu định tính dùng phương pháp thống kê để đếm và tính kết quả từ một nghiên cứu. Kết quả thường là khách quan và đã được xác định trước. Số lượng người tham gia thường nhiều để đảm bảo kết quả có ý nghĩa về mặt thống kê.

Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (Randomised controlled trial/RCT)

Đây là loại nghiên cứu mà người tham gia nghiên cứu được phân bổ ngẫu nhiên vào nhóm nhận (hay không nhận) một biện pháp can thiệp cụ thể (có thể là hai biện pháp điều trị khác nhau hoặc một biện pháp điều trị và một giả dược). Đây là loại nghiên cứu tốt nhất thiết kế để xác định liệu một biện pháp điều trị có tác dụng không.

Thử nghiệm chéo ngẫu nhiên (Randomised crossover trial)

Đây là nghiên cứu trong đó người tham gia được nhận toàn bộ các biện pháp điều trị và các ca chứng được thử nghiệm theo thứ tự ngẫu nhiên. Điều này có nghĩa là tìm hiểu những người được nhận một biện pháp điều trị, tác dụng biện pháp đang được tính toán và sau đó “đi chéo” sang nhóm điều trị khác, nhóm mà đang đo lường hiệu quả của cách điều trị thứ hai (hay ca chứng).

Thiên lệch hồi tưởng (Recall bias)

Thiên lệch hồi tưởng là khi một người hồi tưởng lại việc phơi nhiễm của họ với một yếu tố nguy cơ gây bệnh tình nghi có thể bị ảnh hưởng bởi nhận thức hiện giờ họ đang có do một căn bệnh cụ thể. Ví dụ một người mà đã bị lên cơn đau tim có thể hồi tưởng lại việc có một công việc cực kỳ áp lực. Áp lực mà họ giờ đang ghi nhận có thể hơi khác so với áp lực đáng lẽ ra họ sẽ thừa nhận tại thời điểm đó, trước khi họ phát sinh bệnh.

Nguy cơ tương đối (Relative risk)

Nguy cơ tương đối so sánh nguy cơ trong hai nhóm người khác nhau. Đủ mọi thể loại nhóm người được so sánh với nhau trong nghiên cứu y học để xem liệu việc nằm trong một nhóm cụ thể có gia tăng hay giảm đi nguy cơ mắc những bệnh nhất định không. Cách tính nguy cơ này thường được thể hiện bằng tăng hoặc giảm phần trăm, chẳng hạn như là tăng 20% nguy cơ điều trị A so với điều trị B. Nếu nguy cơ tương đối là 300%, thì cũng có thể hiểu là tăng gấp ba lần nguy cơ.

Nghiên cứu hồi cứu (Retrospective study)

Nghiên cứu hồi cứu dựa vào những dữ liệu về việc phơi nhiễm và/hoặc kết quả mà họ đã thu thập được (thông qua hồ sơ y tế hoặc như một phần trong một nghiên cứu khác). Dữ liệu dùng theo cách này có thể không đáng tin như dữ liệu thu thập tiền cứu (prospectively) vì nó căn cứ vào độ chính xác của hồ sơ làm tại thời điểm đó và vào sự hồi tưởng của mọi người về những biến cố trong quá khứ, những điều này đều có thể không chính xác (gọi là thiên lệch hồi tưởng).

Phân tích thứ cấp (Secondary analysis)

Phân tích thứ cấp là khi các nhà nghiên cứu xem xét lại dữ liệu mà đã được thu thập vì một lý do khác và phân tích lại lần nữa để giải đáp một vấn đề nghiên cứu mới. Loại nghiên cứu này đôi khi có xu hướng phát sinh sai sót.

Thiên lệch chọn lựa (Selection bias)

Thiên lệch chọn lựa là một sự bóp méo bằng chứng hoặc dữ liệu phát sinh từ cách thức thu thập dữ liệu.

Độ nhạy (Sensitivity)

Đây là một trong những bộ công cụ đo lường được dùng để cho thấy độ chính xác của một xét nghiệm chẩn đoán (xem tính đặc hiệu, giá trị tiên đoán âm và giá trị tiên đoán dương). Độ nhạy là tỉ lệ những người mắc bệnh được xác định chuẩn xác là có bệnh thông qua xét nghiệm chẩn đoán. Ví dụ, nếu một xét nghiệm có độ nhạy là 90%, thì có nghĩa là nó đã xác định đúng 90% số người mắc bệnh, nhưng bỏ sót mất 10% (những người bị bỏ sót này gọi là “âm tính giả” đối với xét nghiệm).

Đa hình đơn nucleotide (Single nucleotide polymorphism/SNPs)

Hệ gien của con người là toàn bộ trình tự thông tin di truyền chứa trong ADN của chúng ta. Trình tự này được cấu tạo từ những chuỗi phân tử gọi là nucleotide, là những viên gạch nền tảng cấu thành ADN. Có bốn chuỗi nucleotides gọi là A,C, T và G.

Toàn bộ con người đều có mức độ tương đồng lớn về trình tự ADN trong các gien, trong đó trình tự nucleotide có mang các chỉ dẫn để sản xuất protein mà tế bào và cơ quan cần. Tuy nhiên, có những điểm trong ADN mà những người khác nhau có một nucleotide khác, chúng được gọi là các đa hình đơn nucleotide (SNPs, đọc là “snips”).

Hầu hết các SNPs không ảnh hưởng đến sức khỏe hay đặc trưng của một người, vì chúng không thuộc bộ phận của ADN mà mã hóa các proteins. Tuy nhiên, chúng có ích đối với các nhà nghiên cứu vì SNPs mà phổ biến hơn ở những người có các vấn đề sức khỏe cụ thể hơn ở những người không có vấn đề đó cho thấy rằng khu vực ADN bao quanh những SNPs này dễ chứa những gien góp phần tạo nên những bệnh này.

Tính đặc hiệu (Specificity)

Đây là một trong một tập hợp các công cụ đo lường được dùng để đánh giá độ chính xác của một xét nghiệm chẩn đoán (xem độ nhạy, giá trị tiên đoán âm và giá trị tiền đoán dương). Tính đặc hiệu là tỉ lệ những người không mắc bệnh được xác định đúng là không mắc bệnh thông qua xét nghiệm chẩn đoán. Ví dụ, nếu một xét nghiệm có tính đặc hiệu là 95% thì có nghĩa là nó xác định đúng 95% số người không mắc bệnh, nhưng 5% người kia không mắc bệnh mà bị chẩn đoán sai là có bệnh (những người này là dương tính giả đối với xét nghiệm).

Độ lệch chuẩn (Standard deviation)

Độ lệch chuẩn là một thuật ngữ thống kê để tính toán số điểm cá nhân của một nhóm người xác định biến thiên bao nhiêu so với điểm số trung bình của cả nhóm. Một cách nói khác là nó đo độ trải rộng của những kết quả đơn lẻ xoay quanh trung bình của toàn bộ kết quả.

Ý nghĩa thống kê (Statistical significance)

Nếu kết quả của một thí nghiệm có ý nghĩa thống kê thì tức là chúng không có khả năng chỉ diễn ra tình cờ. Trong những trường hợp như thế chúng ta có thể tự tin hơn là ta đang quan sát được kết quả “đúng”.

Tổng quan hệ thống/Đánh giá hệ thống (Systematic review)

Đây là một tổng hợp nghiên cứu y học về một chủ đề cụ thể. Nó dùng những phương pháp cẩn thận tỉ mỉ để tìm kiếm và đưa vào tất cả hoặc đưa vào nhiều hết mức có thể các nghiên cứu về chủ đề đó. Chỉ những nghiên cứu hữu quan được đưa vào bài tổng hợp, thường là có chất lượng tối thiểu nào đó.

Nghiên cứu xu hướng thời gian (Time trend studies)

Nghiên cứu xu hướng thời gian là nghiên cứu dịch tễ học (epidemiological studies) mô tả các đặc điểm của một quần thể dân số theo thời gian. Chúng đánh giá các xu hướng ở cấp độ quần thể (hơn là ở cấp độ cá thể) thông qua lấy nhiều mẫu chéo.

Công nghệ mô (Tissue engineering)

Công nghệ mô là một lĩnh vực liên ngành ứng dụng các nguyên tắc công nghệ và khoa học sinh học vào phát triển vật thay thế chức năng (functional substitutes) cho các mô đã bị tổn thương hủy hoại.

Nghiên cứu song sinh (Twin studies)

Nghiên cứu song sinh căn cứ vào so sánh kiểu hình (những đặc điểm cơ thể có thể quan sát được) của sinh đôi cùng trứng (di truyền giống hệt) và các cặp song sinh khác trứng (không giống hệt). Chênh lệch khác biệt tương quan giữa kiểu hình ở các cặp song sinh giống hệt và tương quan ở những cặp song sinh không giống hệt ước tính phần đóng góp về mặt di truyền tạo nên các biến dị về kiểu hình (tương quan trong cặp sinh đôi).

Thí nghiệm mê cung nước (Water maze test)

Thí nghiệm mê cung nước gồm một bể nước với một chân đế (đôi khi nhiều hơn một chân đế) đặt ngay dưới bề mặt nước. Thường thì chân đế và bể đều màu trắng để khó nhìn thấy chân đế hơn. Cho chuột vào bể và bơi xung quanh cho đến khi tìm được chân đế.

Xem thêm: Debit Note Là Gì? Phân Biệt Debit Note Và Credit Note Là Gì

Các nhà nghiên cứu thường tính thời gian xem chuột mất bao lâu để tìm được chân đế, nhưng họ cũng có thể quay phim chuột để đánh giá khảo sát mô hình hoặc kỹ thuật tìm kiếm của chuột. Đây có thể là một chỉ báo quan trọng về các chức năng hành vi của chúng. Thường thì chuột được thử đi thử lại để xem chúng có biết được chân đế ở đâu không. Nếu chuột không tìm được chân đế sau thời gian nhất định thì chúng thường được vớt ra ngoài để tránh bị chết đuối.

Chuyên mục: Hỏi Đáp