Công ty Product là gì? Bạn đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ & đang băn khoăn lựa chọn giữa việc nên “đầu quân” cho một công ty công nghệ theo diện “Outsourcing” hay nên gia nhập vào một công ty công nghệ hoạt động theo hình thức làm sản phẩm (Product). Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ các vấn đề và đưa ra quyết định phù hợp với mình.

Bạn đang xem: Product là gì

1. Công ty Product là gì?

Đây là các công ty công nghệ hoạt động theo mô hình tự làm ra sản phẩm, chịu trách nhiệm về sinh tồn của sản phẩm từ việc phát triển, phát hành, kinh doanh và quảng bá tới thu lợi nhuận từ người dùng của chính mình. Mục tiêu của công ty ở loại hình này là phát triển một hay nhiều sản phẩm phục vụ và thỏa mãn được nhu cầu của người dùng (user). 

*

2. Sự khác biệt giữa các công ty hoạt động theo hình thức Product & Outsourcing.

Trước hết, ta cần hiểu “Outsourcing” là những công ty công nghệ hoạt động theo mô hình gia công phần mềm theo đơn đặt hàng. Điều này đồng nghĩa với việc, các công ty này có hai đối tượng khách hàng: “client” (khách/đơn vị đặt hàng) & “user” (người dùng). 

Đối với một công ty có trọng tâm là sản xuất các sản phẩm công nghệ như phần mềm hay ứng dụng thì dù ở hình thức nào người dùng (user) cũng là đối tượng cần được thỏa mãn. Tuy nhiên, nhìn vào đặc điểm nổi bật của hai loại hình công ty này, ta thấy mục tiêu là không hoàn toàn giống nhau. 

Công ty Product làm ra sản phẩm phục vụ cho chính mình nên thời gian, quy trình thường linh hoạt trong khi công ty outsource làm sản phẩm cho khách hàng của họ. Bởi vậy, bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu của người dùng sản phẩm, công ty outsource còn phải đáp ứng yêu cầu của khách đặt hàng (client). Yêu cầu về mặt thời gian cũng khác, thường nhanh, gọn, tốc độ mang tính chất mua đứt, bán đoạn hơn. Nghe có vẻ dễ xử lý nhưng thực tế sẽ phát sinh nhiều vấn đề nhỏ lẻ, phức tạp trong quá trình bàn giao. 

Công ty Product thường có độ gắn kết cao và tính ổn định, lâu bền hơn các công ty Outsourcing do tính chất đặc trưng của hai loại hình này. Sự gắn kết này đôi khi có tác dụng truyền cảm hứng và tạo động lực lớn cho đội ngũ nhân viên, giúp họ có niềm tin vào công việc. Ngược lại, một công ty Outsourcing mang tới cho bạn nhiều thử thách cùng cơ hội thú vị cả ở network lẫn kiến thức chuyên môn. Bạn được thử sức trong nhiều lĩnh vực, gặp gỡ nhiều người ở mọi ngành nghề, tìm hiểu về nhiều vấn đề trong cuộc sống. 

3. Nên chọn công ty Product hay công ty Outsourcing?

Điều này tùy thuộc vào bạn. Trong trường hợp bạn không rõ “tùy thuộc vào bạn” là như thế nào thì cụ thể, nó sẽ phụ thuộc vào: cá tính, mục đích cá nhân và mục tiêu sự nghiệp của bạn. 

Nếu bạn còn trẻ, ham học hỏi, tìm tòi hoặc giả bạn là người bay bổng, không chịu được sự gò bó, thích một chân chạy ba bốn nơi và chưa biết mình thực sự muốn gì. Hãy thử làm việc tại một công ty Outsourcing để trải qua thử thách, tiếp nhận những kiến thức mới, chạm vào những thứ mình chưa từng biết đến và có thể là thử có cảm giác thất bại trong một dự án nào đó. Bạn cứ “cứ sai đi” nhưng cần nhớ là dù cuộc đời cho phép bạn sai thì khách hàng và công ty không bao giờ đồng ý. 

Đừng hiểu lầm! Công ty Outsourcing không có nghĩa là bất ổn và chỉ hợp với người thích bay nhảy. Kể khi bạn là người nghiêm túc nhưng hiểu rõ và yêu thích việc làm ra nhiều sản phẩm tươi mới, phục vụ nhu cầu của nhiều người chỉ đơn giản vì kiểu của bạn là thế thì đây cũng vẫn là môi trường tuyệt vời cho bạn. Một số công ty rất đình đám mà bạn chắc chắn biết như: FPT Software, TMA, Global Cybersoft, Nashtech hay KMS… Không có từ “bất ổn” nào trong đó cả. 

Nếu bạn đã xác định được con đường sự nghiệp của mình một cách mạch lạc, nhắm tới sự ổn định, gắn kết và đi sâu vào lĩnh vực cụ thể nào đó, bạn có thể chọn một công ty Product. Ở đây, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về các sản phẩm một cách kỹ càng, làm ra sản phẩm phục vụ cho người dùng của chính mình, tiếp xúc trực tiếp và lắng nghe họ. Sống chết cùng sản phẩm và chờ đợi những lợi ích từ chính sản phẩm mình tạo ra. 

Tương tự như với công ty Outsourcing , một công ty Product không có nghĩa là nhàm chán và chỉ chăm chăm vào một sản phẩm. Công ty Product điển hình mà bạn hẳn đã từng nghe tên như VNG (tiền thân là VinaGame), Tiki, Grab… là những môi trường năng động, sáng tạo và phát triển rực rỡ.

Xem thêm: Bán Khống Là Gì – Tại Sao Lại Phải Bán Khống

*

4. Những yêu cầu khi làm việc tại các công ty Product – Nordic Coder

Làm việc trong công ty Product hay Outsourcing bạn đều cần có những kỹ năng chuyên môn cần thiết liên quan đến ngành nghề, đều cần quan tâm tới người dùng và khả năng giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, để thực sự gắn bó với một công ty Product, bạn cần lưu ý một vài điểm sau:

Đặt người dùng làm trọng tâm: Bạn đừng nghĩ người dùng ở đây chỉ là những user vãng lai ghé qua thử sản phẩm của bạn hay những người bạn bỏ tiền ra lôi kéo, thu hút họ. Hãy chú ý tới những người dùng sẵn có như bạn bè, đồng nghiệp, gia đình của mình. Họ chính là những user sẵn lòng nói cho bạn biết điểm mạnh/yếu của sản phẩm nhanh và thật nhất.Coi mình thực sự là chủ của sản phẩm: Ngày nào bạn còn nghĩ mình chỉ là nhân viên, làm cho đúng và đủ với số lương là được thì ngày đó bạn vĩnh viễn vẫn chỉ là một nhân viên. Hãy cố gắng trong bất cứ vai trò nào, ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều đặt mình vào vị trí người chủ. Điều này không chỉ tạo cảm giác ràng buộc trách nhiệm cho bạn mà còn mang lại cảm giác sở hữu. Đây là cảm giác rất có giá trị với con đường sự nghiệp của mọi người. Vì thế, đừng ngại ngần làm những điều tốt nhất cho sản phẩm bạn đang phụ trách với tư cách một người chủ.

Xem thêm: Turnover Là Gì – Annual định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích

Sử dụng và yêu sản phẩm của mình: Là một người bán mỹ phẩm, bạn không thể bảo khách hàng rằng mình đánh son cao cấp chứ không dùng son mình bán. Thật kỳ cục khi bạn làm cho GoViet mà lại bảo với bạn bè mình rằng bạn chỉ dùng Grab cho yên tâm. Nếu bạn làm ra sản phẩm mà lại không yêu nó, không dùng nó và không biết vấn đề của nó nằm ở đâu thì người dùng không thể làm điều đó thay bạn hoặc hơn bạn.

Chuyên mục: Hỏi Đáp