Có rất nhiều hình thức kinh doanh trên Amazon nhưng Private Label luôn được các seller chú trọng và trở thành mục tiêu hàng đầu khi muốn thu được lượng tiền thụ động hàng nghìn đô một tháng từ Amazon. Tại sao private label lại là loại hình hấp dẫn như vậy?
Private label FBA là gì? Đây là hình thức mà hàng hóa được vận chuyển đến kho hàng của Amazon để lưu trữ. Khi có khách hàng đặt mua trên website thì Amazon sẽ chịu trách nhiệm đóng gói và vận chuyển đến địa chỉ của khách hàng. Tuy nhiên, điểm nổi bật của hình thức này là hàng hóa đó là thương hiệu riêng của seller đấy, do seller làm việc trực tiếp với nhà sản xuất và đặt lô hàng riêng cho brand của mình.
Bạn đang xem: Private label là gì
Ưu điểm của Private Label FBA là: Khi kinh doanh theo hình thức này thì seller sẽ xây được brand riêng cho mình, nhằm hướng đến kinh doanh lâu dài, bền vững. Như vậy, từ việc kinh doanh một vài sản phẩm trên Amazon thì seller sẽ sở hữu một brand riêng, có được sự tin tưởng từ khách hàng nhờ danh tiếng của thương hiệu và từ đấy, tạo được nguồn thu nhập ổn định mà không phải mất quá nhiều chi phí cho việc quảng cáo. Hơn nữa, private label tận dụng được ưu thế của Amazon về kho hàng, dịch vụ vận chuyển. Seller chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến kho, sau đấy, trách nhiệm bảo quản hàng và dịch vụ chuyển hàng đến địa chỉ khách hàng đặt hàng là thuộc Amazon
Nhược điểm của loại hình kinh doanh này là để làm Private label FBA cần nguồn vốn tương đối lớn. Để sản xuất được một lô hàng mang logo riêng của seller thì sẽ mất nhiều chi phí: chi phí nhập hàng, chi phí in logo, bao bì,…. Do đó, trước khi quyết định đầu tư vào private label, seller cần cân nhắc lợi nhuận sau khi launching sản phẩm thành công trên Amazon. Quan trọng hơn, seller cần nắm rõ những chính sách, quy định của Amazon vì nếu vi phạm sẽ ảnh hưởng không chỉ của một sản phẩm đấy mà ảnh hưởng đến cả brand mà seller đang xây dựng.
Xem thêm: Competitor Là Gì – Nghĩa Của Từ Competitor
Quy trình để tiến hành Private label FBA bao gồm: tìm kiếm sản phẩm, lựa chọn supplier và đàm phán, nhập hàng và gửi hàng sang kho của Amazon, tiến hành launching sản phẩm.
Xem thêm: True Love Là Gì – ‘True Love’ Là Gì
Tại sao Private Label FBA lại tiềm năng như thế? Đây là “tài sản” của seller. Để xây dựng được một brand trên Amazon, seller phải mất rất nhiều thời gian và chi phí nhưng lợi ích mà brand đấy đem lại không phải là nhỏ. Khi seller cung cấp được những sản phẩm mà thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, tạo được ấn tượng về dịch vụ chăm sóc khách hàng: giao hàng nhanh, xử lí thắc mắc của khách hàng, tri ân những khách hàng lâu năm,… thì tỷ lệ khách hàng đấy quay lại tiếp tục mua hàng là khá cao, thu được nguồn tiền thụ động và ổn định hàng tháng. Và trên Amazon, con số này không phải là nhỏ, trung bình từ 1000-2000$/ tháng.
Khác với việc kinh doanh thông thường khác, chỉ chủ trọng đến lợi nhuận thì Private label FBA chú trọng đến xây dựng thương hiệu nhiều hơn. Thay khi hàng tháng phải ngồi mò mẫm, lục tung từng thị trường ngách trên Amazon để tìm kiếm sản phẩm, chuẩn bị quy trình để ship hàng thì Private Label FBA giảm thiểu nhiều công đoạn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho seller.
Private Label không mang lại cho seller những lợi nhuận ngay từ đầu. Khi tiến hành, có thể những lô hàng đầu tiên, seller chưa thu về được lợi nhuận cao như kì vọng. Thế nhưng, một seller khôn ngoan là khi chấp nhận hy sinh một lợi ích nhỏ để nhận được một lợi ích lớn hơn và lâu dài hơn trong tương lai.
Amazon ngày càng tạo ra nhiều hình thức kinh doanh mới, tạo ra nhiều cơ hội mới cho seller. Quan trọng là, để tạo ra được một nền tảng bền vững, phát triển lâu dài, mong muốn sở hữu brand trên toàn thế giới thì Private Label FBA là hình thức mà seller nên suy nghĩ đến nếu muốn đầu tư nghiêm túc. Sở hữu brand của chính mình với danh tiếng tại Mỹ và trên toàn thế giới không phải là điều không tưởng.
Chuyên mục: Hỏi Đáp