Cách đây hơn một năm, nếu bạn vô tình ghé qua mục “Trở thành blogger du lịch” trên Blog du lịch của Quyên có lẽ đã từng nghía qua bài viết hot nhứt lúc bấy giờ – Làm thế nào để được đi du lịch miễn phí nếu bạn là một blogger du lịch?
Một trong những lời khuyên của tôi lúc bấy giờ đó là nên tạo một Media Kit cho riêng mình trước khi tìm đến nhà tài trợ. Nhưng Media Kit là gì? Có ăn được không? Nó giúp ích như thế nào trong việc hợp tác giữa blogger và nhãn hàng? Và quan trọng là, làm một Media Kit như thế nào?
Trong bài viết hôm nay, Quyên sẽ trả lời cho bạn tất tần tật những câu hỏi này!
Hướng dẫn cách tạo một Media Kit cho blogger du lịch
(Và tất nhiên là bạn có thể sử dụng thông tin trong bài để tạo ra bộ Media Kit cho blogger ẩm thực/lifestyle/làm đẹp/bất cứ chủ đề gì mà bạn muốn!)
Media Kit là gì?
Theo một trong những blogger chuyên về blogging mà Quyên thường xuyên theo dõi và học hỏi thì…
A media kit is a document that outlines the key facts and statistics about your blog. Generally, a media kit is given to potential advertisers or brands that you want to collaborate with. It lets marketers know all about your blog, from which topics you write about to how many followers you have on Instagram. Blogger media kits also typically list collaboration options and prices for the services you offer.
Bạn đang xem: Press kit là gì
Melyssa Griffin
www.melyssagriffin.com
Khá là dài dòng văn tự, lại còn English đồ nữa ha! Thôi thì để Quyên tự diễn Nôm lại theo tầm hiểu biết và kinh nghiệm mấy năm trời năm nào cũng làm Media Kit ít nhất hai lần của mình nha!
Media Kit là gì?
Theo định nghĩa của blogger Misa Gjone thì Media Kit là bản giới thiệu ngắn gọn về một chiếc blog, bao gồm chủ đề của blog là gì, blogger là ai, thông tin về lượt truy cập, SoMe, nhân khẩu học độc giả và các dịch vụ mà blog của bạn cung cấp cho đối tác tiềm năng.
Nghe cũng… hơi hoành tráng ha, nhưng thực ra tất cả những thứ này đều là những nội dung hết sức căn bản mà bất cứ blogger nào cũng muốn trưng ra, và bất kỳ marketer cho nhãn hàng nào cũng muốn tìm đọc.
Đối với blogger, thay vì lọc cọc gõ từng mốc thời gian, từng công việc rồi tìm cách sắp xếp tất cả lại sao cho hợp lý và đẹp mắt thì bây giờ, mọi thứ đều có thể dồn hết vào một cái Media Kit được đầu tư kỹ lưỡng và đẹp mắt.
Đối với marketer, thay vì ngồi tìm đọc từng mẩu thông tin riêng lẻ về blogger và kinh nghiệm làm việc với các nhãn hàng, cũng như blogger này nhắm đến đối tượng độc giả là ai, có phù hợp với khách hàng của mình hay không, v.v… thì tất cả những thông tin đó đều có thể được tìm thấy trong một chiếc Media Kit bài bản.
Nói tóm lại, để hai bên dễ dàng hợp tác và làm việc với nhau thì rất cần một cái Media Kit chất như nước cất!
Những nội dung cần có trong một Media Kit
Sau khi đã (tạm thời) hiểu được khái niệm Media Kit là gì và vì sao bạn cần phải có một cái Media Kit cho riêng mình, thì câu hỏi tiếp theo sẽ là… “Viết gì trong đó?”
Đa phần các Media Kit thường gói gọn trong vòng 1 – 2 trang giấy A4, tương tự như một cái résumé (CV) hoặc Cover Letter khi đi tìm việc. Nhà tuyển dụng, hoặc trong trường hợp này là nhà quảng cáo, thường không có thời gian để đọc một bản giới thiệu dài lê thê 3+ trang giấy, trừ khi bạn thực sự có một cái blog rất hoành tráng và biết cách làm sao để Media Kit của mình cũng hoành tráng không kém!
(Lạy hồn, lần đầu tiên tôi thấy một cái Media Kit dài 17 trang giấy như vầy, nhưng vì thiết kế và nội dung rất đẹp, cộng với niche của trang này cũng khá chất, nên có lẽ vì vậy mà nhiều brands cũng ráng mà đọc hết cái Media Kit mà dài như một cái campaign report này!)
Nhưng nhìn chung, với độ dài chuẩn tối thiểu 01 trang và tối đa 02 trang thì đây là những thông tin quan trọng cần phải có trong một Media Kit căn bản:
Giới thiệu chung (về blog và người viết blog)Dữ liệu (bao gồm lượt view, lượt follow, subscriber…)Các nhãn hàng đã hợp tác trước đó (+ testimonial nếu có)Dịch vụ của blog là gì (đăng bài quảng cáo, review sản phẩm…)Thông tin liên lạc với blogger
Năm mục căn bản là như vậy rồi đó, nhưng viết và trình bày năm mục này làm sao cho vừa đủ với diện tích giấy, lại vừa đầy đủ và súc tích đây?
OK, mời bạn đọc tiếp nha!
1. Giới thiệu chung
Mặc dù có thể marketer đã tìm đọc blog của bạn và hiểu được bạn viết về chủ đề gì rồi, nhưng một chút tóm tắt cũng sẽ giúp người đọc dễ gợi nhớ về blog của bạn hơn. Ngoài ra, trong trường hợp bạn là “cọc đi tìm trâu” a.k.a. blogger đi tìm nhà tài trợ thì bạn cũng phải giới thiệu cho họ biết mình là ai trước chứ.
Trong phần giới thiệu chung, bạn chỉ cần đưa ra hai thông tin căn bản nhất: Blog này về chủ đề gì (du lịch châu Âu) & do ai viết (bánh bèo 30 tuổi 1 chồng 2 con, sống ở Na Uy, làm về mảng content marketing).
Những thông tin này giúp marketer nhanh chóng xác định được bạn có thể đại diện cho nhóm khách hàng tiềm năng của họ hay không. Nếu họ đang tìm kiếm một cô em xinh tươi độc thân vui tính, sống ở Sài Gòn thì chắc chắn tôi sẽ out từ vòng gửi e-mail. Nhưng nếu vô tình đây là một công ty chuyên về du lịch châu Âu thì hy vọng là Quyên có cửa đi tiếp, hehe!
2. Dữ liệu của blog
Đây là phần khá nhạy cảm, vì bạn hoàn toàn dựa vào những con số để nói thay cho toàn bộ nỗ lực viết blog của mình.
Có một thực tế khá phũ phàng là vầy…
Rất nhiều nhãn hàng hiện nay, khi tìm kiếm KOL/influencer để cùng hợp tác, đa số họ đều nhìn vào những con số, lượt like này nọ trên MXH. Tuy nhiên, có một cái khác còn quan trọng hơn mà rất nhiều marketer non tay hoặc không cứng cựa dễ dàng bỏ qua – mức độ tương thích và gắn kết của cộng đồng với trang blog.
Người làm marketing cho thương hiệu không thể (và không nên) “cào bằng” lượt like và tương tác của một blog chuyên về phượt bằng xe hơi và xe camping (30.000 likes) được, vì nhìn sơ qua một cái là thấy đối tượng độc giả tiềm năng của hai nhóm này hoàn toàn khác nhau.
Xem thêm: Raspberry Là Quả Gì – Tác Dụng Của Trái Raspberry Là Gì
Tuy nhiên, marketer lại rất hay vướng mắc ở bài toán chi phí khi nhãn hàng lúc nào cũng muốn chi phí bỏ ra tối thiểu nhưng mức độ lan tỏa (exposure/viral) và hiệu ứng ở mức tối đa. Vì vậy, giải pháp lấy số lượng đè chất lượng thường được (hay bị) rất nhiều marketer ở Việt Nam áp dụng.
Sở dĩ tôi nói là marketer ở Việt Nam là vì khi trao đổi với các nhãn hàng ở bên này, Quyên hoàn toàn không gặp phải áp lực về con số. Du lịch châu Âu không phải là một cái niche mới lạ, nhưng chính vì nó được viết bằng tiếng Việt nên nó độc đáo hơn rất nhiều những cái blog khác được viết bằng tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ phổ biến khác.
Rất nhiều blog du lịch châu Âu có lượt follow siêu khủng, có người có hơn 200K followers trên Instagram chẳng hạn, nhưng lại không có được sự độc đáo về nội dung và đối tượng khách hàng tiềm năng như của một blog viết bằng tiếng Việt như vầy nha!
Tư duy marketing ở nước ngoài, ít nhất là trong khoản influencer marketing, khác nhiều so với tư duy “số lượng” của người Việt. Và đó là lý do vì sao rất nhiều blogger có nội dung cực kỳ hay, độc giả cực kỳ trung thành và gắn kết, nhưng lại khó có cơ hội để hợp tác với các nhãn hàng là vậy.
Quay trở lại với số liệu, thì ở mục này, bạn cần nêu lên những số liệu căn bản nhất như số lượng likes/follow các kênh SoMe, lượt truy cập vào web hằng tháng hoặc quý, lượt đăng ký nhận e-mail (nếu có) và thông tin về nhân khẩu học của độc giả (audience demographics).
Audience demographics là những thông tin bao gồm độc giả chính của bạn là ai (nam hay nữ), ở độ tuổi bao nhiêu (học sinh, mới đi làm, đã có gia đình, trung niên…), sống ở đâu (SG, HN, tỉnh… hay VN/nước ngoài). Đây là những thông tin nhân khẩu học quan trọng nhất để nhãn hàng xác định coi có tiềm năng hợp tác với blogger hay không.
Chẳng hạn như một công ty chuyên về lốp xe đạp địa hình sẽ không bao giờ tìm tới Blog du lịch của Quyên làm chi cho tốn thời gian, nhưng chắc chắn một công ty chuyên về tour du lịch châu Âu hoặc visa châu Âu thì sẽ có.
Lời khuyên của Quyên: Vì đây là phần chuyên về dữ liệu (data) nên bạn không thể can thiệp vào độ chính xác của nó được (đôi khi bạn phải chụp lại màn hình Google Analytics để tăng độ xác tín). Tuy nhiên có một số mẹo nhỏ để giúp mấy con số của bạn nhìn hoành tráng hơn hẳn! ?
Nếu lượt view trong tháng khá thấp (ở mức bạn không thấy tự tin) thì có thể lấy dữ liệu của lượt view trong 03 tháng gần nhất/theo từng quý/06 tháng đầu năm hoặc 06 tháng cuối năm để sao cho view nhìn cao lên một chút.Nếu có một kênh SoMe nào đó tự nhiên thấp hẳn (với Quyên là Pinterest và Twitter) thì tốt nhất nên bỏ luôn kênh đó ra, tập trung cái nào nhìn ngon lành thôi (FB, Instagram và e-mail subscribers).3. Các nhãn hàng đã từng làm việc (optional)
Ở mục này, nếu chưa từng hợp tác với ai, bạn có thể bỏ trống. Tuy nhiên, Quyên cũng bỏ trống mục này ví lý do khác: Tôi không muốn các nhãn hàng đang cạnh tranh với nhau nhìn thấy tên của đối thủ trong Media Kit của mình. Làm như vậy, tôi có thể sẽ vô tình đánh mất đi một khách hàng tiềm năng khác của blog. Tốt nhất là… không ai đánh thì đừng nên khai! ?
Ngược lại, nếu bạn muốn “khoe hàng” thì tiện thể hãy hỏi luôn marketer hoặc ai đó từng làm việc với bạn trong đợt đó rằng liệu họ có thế viết cho bạn mấy “lời hay ý đẹp” để đưa vô Media Kit hay không. Trừ khi bạn làm quá tệ, còn lại thì mọi người sẵn sàng “phun châu nhả ngọc” thôi mà.
4. Dịch vụ của blog là gì?
Sau khi đã biết bạn là ai, blog bạn viết về cái gì, độc giả của bạn và khách hàng của công ty hoàn toàn phù hợp, thì điều tiếp theo họ muốn biết là blog của bạn có những dịch vụ gì.
Xem thêm: Inhaler Là Gì – Nghĩa Của Từ Inhaler
Đừng bao giờ làm một cái Media Kit hoành tráng xong bắt nhãn hàng đoán xem bạn làm gì được cho họ nha!
Ở phần này thì blog của bạn có dịch vụ gì, bạn cứ ghi hết vào đây. Không cần ghi chi tiết cụ thể sẽ triển khai nó như thế nào, chỉ cần ghi thông tin chung như nhận đăng quảng cáo, nhận viết review sản phẩm, nhận tổ chức giveaway trên Facebook… Các thông tin chi tiết như làm thế nào, quy trình ra sao, sau này khi hai bên đồng ý về thỏa thuận hợp tác rồi thì sẽ còn dư thời gian để bàn luận.
Bên cạnh việc nêu ra dịch vụ thì còn một cái quan trọng nữa là giá của dịch vụ. Đưa hay không đưa? Nếu đưa ra thì sẽ đỡ mất thời gian của cả hai bên, nếu thấy chi phí không thích hợp thì sẽ thôi, đỡ mất công trao đổi. Nhưng nếu không đưa thì sao?
Lời khuyên của Quyên: Đừng đưa giá dịch vụ ngay trong Media Kit, vì có thể bạn đã vô tình hạ giá giá trị lao động của mình. Ngoài ra, bạn cũng chưa biết nhãn hàng có thể đòi hỏi những gì và budget của họ tới đâu, nên đưa giá trước đôi khi… blogger sẽ là người bị lỗ đó!
5. Thông tin liên lạc
Cái này có lẽ không cần Quyên phải viết nhiều làm chi nữa nha. Trong phần này, thông tin cũng chỉ cần cơ bản thôi, bao gồm:
Địa chỉ trang webEmail (nếu email theo web thì càng tốt)Số điện thoại liên lạcXong, như vậy là bạn đã hoàn thành xong chiếc Media Kit xinh xắn cho blog của mình rồi!
Phần thông tin cơ bản để trả lời cho câu hỏi Media Kit là gì và những nội dung quan trọng cần phải có trong một Media Kit đã hết. Tiếp theo đây, như thường lệ sẽ là phần chém gió của Quyên. ?
Bên cạnh tất cả những yếu tố đã nêu ở phía trên thì tính thẩm mỹ của Media Kit cũng rất quan trọng nhé. Media Kit nên làm đồng bộ về font chữ, màu sắc và style thiết kế y như bog của bạn để người đọc có thể dễ dàng nhận diện blogger (tương tự như người dùng nhận diện thương hiệu vậy).Có nên để Media Kit vào blog cho khách hàng trực tiếp download hay không? Câu hỏi này chính tôi cũng đã từng tự hỏi bản thân nhiều lần trước khi quyết định, và câu trả lời nên là CÓ. Bạn đừng ngại việc có những blogger “đối thủ” khác có thể xem được Media Kit của mình. Cái chính là bạn khiến cho việc marketer tìm đến và liên hệ với mình dễ dàng hơn, thay vì phải đợi chờ e-mail hai ba lượt. Cứ mạnh dạn để Media Kit ngay trên phần thông tin liên hệ/thông tin cộng tác.
Loạt bài về viết blog du lịch sẽ được cập nhật vào các ngày thứ Ba, không phải hằng tuần đâu nha. Vì vậy, nếu quan tâm và muốn theo dõi, mời bạn vui lòng ghé qua chuyên mục Trở thành travel blogger tại Blog du lịch của Quyên, hoặc đăng ký nhận e-mail khi có bài viết mới nhé!
Chuyên mục: Hỏi Đáp