Thỉnh thoảng khi nói tới một bộ phim chúng ta hay nghe người ta nói rằng “phim này là sequel” hoặc “cái này là prequel hả?”. Rồi có lúc còn thêm khái niệm remake lại phim Batman hay Venom là spinoff, blah blah blah. Bài viết này sẽ giải thích cho bạn các khái niệm đó là gì.

Sequel

Sequel có nguồn gốc từ tiếng Latin là “sequela” có nghĩa “Những gì xảy ra sau đó”. Khi nói một bộ phim là sequel có nghĩa bộ phim đó là phần tiếp theo của phần trước. Ví dụ Pixar làm phim Toy Story xong rồi sẽ làm tiếp Toy Story 2, rồi tới Toy Story 3, sau này có 4/5, đại loại vậy. Hay Universal nói Fast 7 sẽ là tập cuối nhưng rồi làm tiếp tập 8, mai mốt có 9 rồi tới 10, cứ vậy tới Fast & Furious 100. Một sequel sẽ có mốc thời gian tiếp nối của phần trước, ví dụ phần 1 là năm 2000 thì phần sau sẽ là 2005.
Thông thường các franchise (loạt thương hiệu phim nhiều phần) sẽ được xây dựng theo hướng sequel, có phần sau tiếp nối thời gian của phần trước để người xem dễ hình dung hơn. Ví dụ loạt phim Fast & Furious, phim về Thor, Iron Man, Batman, Superman, X-Men…

Bạn đang xem: Prequel là gì

*

Guardians of the Galaxy Vol 2 là sequel của phần 1​
Prequel
Ngược lại với sequel, prequel là bộ phim có mốc thời gian xảy ra trước phần trước, có thể hiểu nôm na là “tiền truyện”. Lấy ví dụ khi xem phim Rise of the Planet of The Apes năm 2011 (tạm gọi là A) thì người ta tưởng đây là sequel của phim Planet of The Apes hồi năm 2001 (gọi tắt là B), nhưng không phải. Thực ra A là prequel của B, vì sao ư? Các bạn có còn nhớ cuối phim B, phi hành gia Leo Davidson trở về trái đất thì thấy là tượng của tổng thống Abraham Lincoln đã bị thay bằng tượng khỉ? Lịch sử loài người đã bị viết lại bởi loài khỉ.
Ở phim A, nhà khoa học Will Rodman vì muốn chữa bệnh cho cha đã phát triển một loại thuốc giúp kích thích hệ thần kinh cho loài linh trưởng, cuối cùng loại thuốc đó đã gây ra bệnh “cúm khỉ” giết chết gần hết dân số toàn thế giới, giúp loài khỉ lên ngôi. Ngoài ra, còn 1 chi tiết đó là phim B có mốc thời gian là năm 2029, còn phim A là năm 2011.
Tương tự, 2 phim Prometheus và Alien: Covenant là prequel của loạt phim Alien năm 1979, đều được đạo diễn bởi Ridley Scott.

*

Phim Planet of the Apes năm 2001, lấy bối cảnh tương lai năm 2029​
Hoặc ít hại não hơn ví dụ trên, lấy Star Wars làm ví dụ. Hiện nay loạt phim này đã ra 7 episode. Trong đó 3 episode IV, V, VI ra trước rồi Lucasfilm mới làm tiếp episode I, II và III. Do đó mặc dù ra mắt sau nhưng episode I, II và III là prequel của các episode IV, V, VI (và ngược lại). Gần đây nhất, phần 7: The Force AwakenS là sequel của episode VI.
Crossover
Nghĩa của từ này là “sự giao thoa”, có nghĩa là một bộ phim có sự kết hợp của nhiều phim lẻ khác nhau, nhiều nhân vật chính (của cùng một vũ trụ điện ảnh) lại với nhau. Ví dụ, vũ trụ điện ảnh Marvel có hàng ngàn nhân vật khác nhau, để tóm gọn hết số đó trong một phim thì họ sẽ làm phim Avengers, đây sẽ gọi là crossover. Tương tự bên DC Entertainment có Justice League cũng là phim crossover, tập hợp các siêu anh hùng của DC Comics.
Hoặc gần đây ngoài rạp có chiếu phim Split. Ở cảnh cuối phim trong một quán ăn chúng ta thấy xuất hiện Bruce Willis, ông này không đơn giản là một cameo xuất hiện cho vui để câu khách, mà nhân vật này tên là David Dunn, thực ra có dây mơ rễ má sâu xa với phim Split. Trở ngược thời gian thì phim Split này có cùng vũ trụ điện ảnh với phim Unbreakable hồi năm 2000, do Bruce Willis đóng vai David Dunn. Do đó, nếu sau này người ta làm thêm một phim có cả The Beast (The Horde) và David Dunn đi săn thì đây sẽ là một phim crossover.
*Trong phim Unbreakable (2000), David Dunn là một ngôi sao bóng bầu dục tuổi thiếu niên, lớn lên ông làm nhân viên bảo vệ. David Dunn là một người “không thể bị bệnh, không thể chết” vv. Sau này David gặp “Mr. Glass”, người này khuyến khích David làm “siêu anh hùng” đi diệt trừ tội phạm. Nhưng thực sự siêu tội phạm trong phim này là ai????? ”

*

Interquel
Ngoài 2 khái niệm sequel và prequel ra còn có interquel (tạm dịch là “ngoại truyện”), trong đó tiền tố “inter” có nghĩa là ở giữa. Một phim được gọi là interquel khi nó có bối cảnh nằm giữa một phần phim và sequel của phim đó (tức là phần phim X nằm giữa phim A và phim B), để giải thích cho người xem hiểu rõ hơn nếu bối cảnh lịch sử lúc đó có nhiều diễn biến phức tạp.
Lấy ví dụ, Rogue One: A Star Wars Story là một phim interquel, nó có mốc thời gian nằm giữa episode III và IV. Do đó phim này không phải là sequel và cũng không phải là prequel, trừ khi người ta làm tiếp Rouge One 2.

*

Paraquel
Tiền tố Para là viết tắt của từ parallel (song song). Trong cùng một vũ trụ điện ảnh sẽ có nhiều loạt phim (franchise) khác nhau, ví dụ trong MCU vừa có Iron Man, vừa có Thor, vừa có The Hulk, còn có thêm Spider-Man… Khi đó, các franchise phim về Iron Man – Thor – Thulk v.v sẽ là paraquel của nhau, các câu chuyện song song trong cùng một thế giới. Khi các siêu nhân này gặp nhau trong 1 phim Avengers thì là crossover. Theo mình Guardians of the Galaxy cũng là paraquel của phim Avengers.

*

Remake
Remake nghĩa là làm lại. Có những tựa phim rất hay nhưng được làm từ hồi xưa, sau này các nhà làm phim làm lại phim đó với kịch bản, bối cảnh tương tự, khác diễn viên, đạo diễn thì gọi là remake. Lại lấy ví dụ ở trên, phim Planet of the Apes năm 2001 là làm lại (remake) của phim cùng tên Planet of the Apes hồi năm 1968. Phim Kong năm 2005 là làm lại phim King Kong của mấy chục năm trước v.v và v.v… Sắp tới đây người ta sẽ làm lại phim The Matrix.

*

Phim Dunkirk 2017 làm lại của phiên bản 1958 và 2004​

Xem thêm: In-Store Là Gì – Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích

Reboot
Reboot (khởi động lại) mang nghĩa lớn hơn remake ở chỗ là các nhà sản xuất phim sẽ làm lại cả một franchise phim, chứ không đơn thuần chỉ làm lại một phim lẻ. Ví dụ cụ thể nhất là phim Người Nhện, khi mà Columbia Pictures (thuộc Sony) đã nhiều lần reboot lại loại phim này, có thể kể đến 3 phần Spider-Man do Tobey Maguire đóng chính, rồi 2 phần The Amazing Spider-Man của nam diễn viên Andrew Garfield.
Sau đó do 1 lần “ghét cái thái độ” của Andrew Garfield nên giám đốc Sony đã quyết định dẹp luôn phần 3, reboot lại một lần nữa với loạt Nhện mới là Spider-Man do Tom Holland đóng vai Peter Parker.
Xem lại: Tại sao không có The Amazing Spider-Man phần 3

*


Spinoff
Có rất nhiều bộ phim thành công không phải nhờ diễn viên chính mà diễn viên phụ lại lên ngôi và được khán giả yêu thích, thậm chí có khi đó chỉ là con thú cưng. Điển hình trong loạt phim Despicable Me của Illumination Studios, nhân vật được yêu thích nhất chắc chắn không phải Gru mà chính là đám quỉ sứ Minion. Để khai thác “mỏ vàng” này, nhà sản xuất “bốc” đám Minion ra làm phim riêng, bộ phim đó gọi là spinoff.
Và mới đây có thông tin Columbia Pictures sẽ làm phim về Venom, một ác nhân xuất hiện trong phim Spider-Man, đây cũng là một spinoff. Hoặc bạn nào có coi phim Breaking Bad sẽ thấy là nhà làm phim có “bốc” luật sư Jimmy McGill ra làm phim riêng Better Call Saul.

*

Luật sư Jimmy McGill, nhân vật chính trong phim Better Call Saul​

Xem thêm: 14/4 Là Ngày Gì – Ngày Valentine đen Là Ngày Bao Nhiêu

Inspired on/Based on
Inspired on (lấy cảm hứng từ) hay based on (dựa trên) là một bộ phim được làm dựa theo một dữ kiện, sự kiện nào đó, có thể là có thật, hoặc cũng có thể là chuyển thể từ một cuốn sách nổi tiếng. Ví dụ phim Inferno là chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của Dan Brown, phim Assassin’s Creed là chuyển thể từ tựa game cùng tên của Ubisoft.
Ngoài lề tí, theo kinh nghiệm cá nhân của mình, khi xem một phim kinh dị mà có câu “Based on a true event” thì anh em nên cẩn thận. Ví dụ một phim kinh dị về cá mập khổng lồ ăn thịt người, hay là cá sấu tấn công cả thị trấn, có khi chỉ xuất phát từ một dữ kiện có thật là ở vùng đó xuất hiện một con cá mập và nó… ăn thịt một con hải cẩu. Từ đó, với trí tưởng tượng của nhà biên kịch rất là vĩ mô, họ có thể thêm mắm dặm muối để thành một bộ phim ăn khách. ????
Mình còn sót khái niệm nào nữa không nhỉ?

*

Chuyên mục: Hỏi Đáp