CTYPE html PUBLIC “-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN” “http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd”> Cần giúp đỡ về các thuật ngữ tiếng Anh ngành Luật – thienmaonline.vnForum
thienmaonline.vnForum > Các hoạt động khác > Hỏi ngắn đáp nhanh > Cần giúp đỡ về các thuật ngữ tiếng Anh ngành Luật
Chào mọi người,Hiện tại mình đang tìm hiểu về luật thương mại nhưng gặp chút ít vấn đề về các thuật ngữ chuyên ngành; khi tra từ điển thì nó dịch hơi tối nghĩa và một số từ thì ko có dịch luôn nên post lên đây hy vọng mọi người nhín chút thời gian giải thích cho mình hiểu.Mình cần nghĩa tiếng Việt tương đương hoặc giải thích ngắn cho một số thuật ngữ sau đây:- statutory law- case law- rules of equity- inquisitorial system of law.- doctrine of precedent.- code of written laws- adversarial system of law.- Ratio decidendi- obiter dictum- doctrine of ultra vires- legislature- executive- judiciary- ultra viresNhững từ trên có một số mình đã tra từ điển rồi nhưng chưa hiểu được hoặc giải thích của nó chưa làm mình thõa mãn, và một số thì ko có dịch luôn. Rất mong mọi người giúp giùm ạ.Mình xin cảm ơn tất cả các bác.

Bạn đang xem: Precedent là gì

1. Cám ơn bạn đã post lên để hỏi mình. Những cái này bạn xem tự điển tiếng Anh thông thường bạn sẽ không hiểu được đâu nhất là tự điển Anh Việt cho dù cả tự điển Anh Anh cũng không nói rõ. Ở nước ngoài có tự điển luật pháp chuyên dụng (tất nhiên chỉ tiếng Anh) thì trong đó sẽ có nhưng cũng không đầy đủ. Cái này bạn muốn hiểu chỉ có hỏi người học luật Anh Mỹ (ở cấp độ ra hành nghề luật sư chứ không phải ở cấp độ học masters loại cưỡi ngựa xem hoa) thì họ sẽ hiểu rõ. Tuy nhiên, một đại đa số người học luật Anh Mỹ ở nước ngoài toàn là dân nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ cho nên nếu bạn gặp họ thì họ buộc phải giải thích cho bạn bằng tiếng Anh chứ bạn đi kiếm người nói tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ mà hỏi cái này thì hơi khó ở các nước đó.2. Mình rảnh mình trả lời cho bạn một phần. Câu trả lời của mình là do kiến thức trong đầu mình lấy ra không phải mình đi lấy trên Intexuống quote vào trả lời cho bạn. Mình trả lời theo thứ tự từ trên xuống ở câu bạn hỏi.3. Statutory law and case law là luật pháp trên văn bản. Cái này những người ở Việt Nam sẽ khó hiểu vì luật VN lấy theo luật Pháp toàn là dựa trên văn bản. Trong khi đó luật Anh Mỹ nó dựa cả văn bản cho vĩ mô và vụ án tiền lệ precedents (case law) cho vi mô (chi tiết). Vì vậy ở hệ Anh Mỹ nó phân luật gồm hai là luật văn bản (ví dụ luật hình sự bao nhiêu chương) và các phán quyết của thẩm phán trong vụ kiện lấy làm tiền lệ giải quyết cho về sau (case law).4. Giải thích cách dùng case law rất dài nếu bạn cần hỏi sâu thì bạn hỏi tiếp mình không giải thích chi tiết thêm trong bài đầu.5. Law of equity là một phương pháp luật pháp mà ở Việt Nam không có cho nên mình không biết dịch cho bạn ra sao (sorry bạn) vì bản thân mình khi mình học luật mình học và hiểu bằng tiếng Anh chứ mình không ngồi đó dịch ra tiếng Việt để hiểu.6. Có rất nhiều bạn học tiếng Anh và để hiểu điều gì đó thì dịch nó ra tiếng Việt (ngôn ngữ mẹ đẻ) để hiểu và trước khi viết cái gì bằng tiếng Anh cũng dịch nó từ tiếng Việt. Đây là một cách học ngoại ngữ rất nguy hiểm và kết quả là người đó sẽ có phương pháp viết tiếng Anh không như người bản xứ viết mà viết theo cách viết tiếng Việt dịch ra tiếng Anh.7. Trong luật Anh Mỹ equity có hai ý nghĩa, tùy vào tình huống chọn:- Equity về tài chính có nghĩa là vốn của bạn bỏ ra trong công ty. Mình ví dụ công ty vốn điều lệ capital là 2 đồng trong đó bạn bỏ ra một đồng và 1 đồng vay của ngân hàng thì equity là 1 đồng và loan capital là một đồng.- Equity nếu so sánh về phương pháp giải quyết vụ án thì nó sẽ so sánh với common law nghĩa là một phương pháp để thẩm phán Anh Mỹ giải quyết một vụ kiện (vụ án) mà khi dùng common law phương pháp sẽ chưa đưa ra kết quả công bằng.8. Nói đơn giản, law of equity là một phương pháp phán quyết sử dụng chung với common law khi cần thiết.9. Doctrine of precedent là triết lý sử dụng luât pháp theo tiền lệ hay thông lệ. Đây là chuẩn mực của hệ thống luật pháp Anh Mỹ (ngược lại với VN). VN đi theo hệ Pháp cho nên tất cả luật pháp đều phải ghi ra văn bản (codified law) trong khi Anh Mỹ nó vừa có văn bản nó vừa dùng phán quyết những vụ án đã có làm tiền lệ cho về sau.10. Bài viết mình đã dài, nếu mình giải thích sự khác biệt của hệ thống adversarial đối chọi với inquisitorial khi thẩm vấn trong tòa án thì bài sẽ rất dài và khó đọc.11. Mình sẽ quay lại sau. Bạn tạm thời đọc cái trên và chờ bài tiếp để tránh phải đọc quá dài.

Xem thêm: Vàng Trắng Là Gì – Tỷ Lệ Pha Và Các Loại Vàng Trắng

Cảm ơn bạn đã giải thích giúp mình nhé. Cách giải thích của bạn dễ hình dung hơn tài liệu mình đọc rất nhiều. Mình hiểu ko phải thứ gì cũng có thể dịch sang tiếng Việt được nên bạn có thể quote hay giải thích tiếng Anh luôn cũng ko sao.Mình chờ bạn giải thích tiếp khi nào bạn có thời gian rãnh nhé.

Xem thêm: nghề booking bar là gì

1. Hôm nay mình tiếp phần cuối cùng. Những cái ngắn mình nói trước cho dễ đọc.2. Legislature, executive và judiciary là ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong hiến pháp của các nước Anh Mỹ (Anh không có hiến pháp viết tay) ví dụ như Mỹ chẳng hạn thì bạn sẽ thấy nó phân ra rõ ràng ba tiêu đề trong đó để phân quyền rõ ràng giữa ba cơ quan trong hệ thống nhà nước. Ở Việt Nam mình thì không có cho nên ba anh nhập vào làm một để tập trung quyền lực. Và Việt Nam mình hoàn toàn không có tòa án hiến pháp cho nên có ai thắc mắc về quyền gì trong hiến pháp thì coi như đụng trúng ai người đó diễn giải.3. Code of written laws thì giống như statutory law. Bạn lưu ý khi dùng Code có nghĩa đây là văn bản luật do quốc hội ban hành.Adversarial4. Inquisitorial và adversarial là hai cách khác nhau trong hệ thống xét xử trong tòa cái trước là của Việt Nam và cái sau là của hệ thống Anh Mỹ common law như sau. Mình thành thật xin lỗi mình không biết dịch cái này là gì ở tiếng Việt:- Inquisitorial nghĩa là trong phiên tòa thẩm phán sẽ giữ quyền tra hỏi bị cáo bạn xem xử ở Việt Nam bạn sẽ thấy. Cái này cũng thích hợp ở VN vì VN không cho dùng bồi thẩm đoàn. Từ này xuất phát từ inquire nghĩa là tra hỏi trong phiên tòa để tìm đâu ra là sự thật thì thẩm phán phải hỏi bị cáo và nhân chứng.- Adversarial là hệ thống Anh Mỹ dùng xuất phát từ adverse nghĩa là nghịch nhau. Bạn xem phim Mỹ bạn sẽ thấy (mình ví dụ như phim A Few Good Man của Tom Cruise đóng với Demi Moore). Trong phiên tòa, thẩm phán và jury (nếu có jury) chỉ ngồi nghe không can thiệp vào hai bên cãi nhau. Luật sư hai bên miễn là theo đúng thủ tục tranh tụng tại tòa thì hoàn toàn tự do muốn nói và muốn đem cái gì vào cũng được để chứng minh thân chủ của họ đúng và bên kia sai. Thẩm phán chỉ can thiệp vào khi nào hai bên cãi nhau mà không có tiếng nói chung. Mình ví dụ ls bên này hỏi bị cáo bên kia một câu mà ls của bị cáo thấy không đúng cho nên đứng lên nói phản đối objection. Lúc này thì thẩm phán phải can thiệp vào cho biết câu kia có đúng hay không bị cáo có cần trả lời hay không.- Trong phiên tòa Anh Mỹ như vậy thì thẩm phán chỉ lo việc về vấn đề luật. Vấn đề về thực tế xảy ra thế nào ai đúng ai sai là để cho jury phán quyết. Jury không được phép nói chỉ được phép nghe và cho phán quyết cuối cùng.- Chính vì hệ thống adversarial này cho nên vai trò của luật sư trong phiên xử là rất lớn vì họ làm phần lớn công việc tranh cãi với phía bên kia --> nghề luật sư được coi trọng --> nhiều người muốn trở thành luật sư --> học luật ở các nước đó là rất khó khăn phải học ít nhất hai bằng cử nhân đại học bachelor ít nhất 7.5 – 8 năm full-time mới đủ tiêu chuẩn ra làm luật sư. Điều này hoàn toàn khác với cách đào tạo luật sư ở Việt Nam. Chưa nói đến là học luật rất đắt tiền.Ratio và Obiter5. Đây là hai từ Latin do luật Anh xuất phát từ La Mã cho nên dùng từ Latin rất nhiều khi học luật.6. Ratio decidendi tiếng Anh là reason for your decision nghĩa là lý do tại sao thẩm phán lại cho ra quyết định như vậy. Đối với hệ thống luật pháp Anh Mỹ, họ rất coi trọng lời giải thích thật chi tiết tại sao họ lại phạt thế này mà không phạt thế kia, tại sao bị cáo lại phạm tội etc cho nên đó là lý do vì sao phán quyết của họ rất dài và chi tiết. Nhưng luật sư lại thích như vậy. Đây là cái mà thẩm phánchưa làm được.7. Obiter dictum nghĩa là lời giải thích của thẩm phán không liên quan đến thực tế vụ án và không có giá trị dùng làm tiền lệ cho các tòa án bên dưới phải làm theo sau này khi gặp trường hợp thực tế tương tự.Ultra vires8. Đây là một từ Latin khác có nghĩa là beyond your power nói nôm na ở Việt Nam là phép vua thua lệ làng.9. Cái này là ở Việt Nam các cơ quan hành pháp phạm phải rất nhiều là vượt quá thẩm quyền luật pháp cho phép khi làm điều gì đó với nhân dân.10. Từ này được dùng trong luật hành chính và liên quan đến tòa án hành chính.11. Mình ví dụ ở VN bạn hay thấy trung ương quy định phải làm A nhưng khi xuống đến cơ quan nhà nước địa phương thì họ làm ngược lại họ làm B. Cái đó gọi là vượt thẩm quyền hoặc không có thẩm quyền, phép vua thua lệ làng.12. Luật pháp Anh Mỹ không cho phép xảy ra phép vua thua lệ làng, cho dù bạn là tổng thống Obama đi nữa, bạn phải tuân thủ các điều khoản trong hiến pháp và tòa án tối cao Mỹ là tòa án sẽ quyết định Obama có làm đúng hiến pháp hay không.Thắc mắc13. Vì bài viết dài, mình không cho bạn ví dụ về ratio và obiter trong một phán quyết. Nếu bạn cần phải hiểu rõ thì bạn post lên hỏi mình cho ví dụ bạn sẽ hiểu rõ hơn. Lúc đầu học luật Anh Mỹ rất khó khăn tìm cho ra trong phán quyết cái nào là ratio cái nào là obiter nhưng sau khi hành nghề xong thì sẽ dễ dàng hơn.14. Với người học chéo hệ thống luật pháp như bạn đọc những cái này là rất khó hiểu. Nếu khi nào bạn học mà có khái niệm luật pháp Anh Mỹ nào không hiểu thì post lên hỏi mình.15. Đa số là mình không biết tiếng Việt nhưng mình có thể cho ví dụ minh họa bằng tiếng Việt cho hiểu rõ để bạn học.

Chuyên mục: Hỏi Đáp