Hệ thống chính trị (tiếng Anh: Political system) bao gồm những cấu trúc, các quá trình và những hoạt động mà dựa vào đó các dân tộc có quyền tự quyết.

Hệ thống chính trị

Khái niệm

Hệ thống chính trị trong tiếng Anh được gọi là political system.

Bạn đang xem: Politics là gì

Hệ thống chính trị bao gồm những cấu trúc, các quá trình và những hoạt động mà dựa vào đó các dân tộc có quyền tự quyết.

Chẳng hạn hệ thống chính trị ở Nhật Bản có đặc trưng là thủ tướng được bầu cử bới Quốc hội và Chính phủ được điều hành bởi nội các bao gồm các Bộ trưởng.

Phân loại hệ thống chính trị

– Chế độ dân chủ: Chế độ dân chủ là hệ thống chính trị mà ở đó những người đứng đầu chính phủ được bầu cử trực tiếp bởi người dân hoặc những đại cử tri.

Với những cản trở như dân số quá đông, sự xa cách về không gian cũng như thời gian mà khả năng tham gia của người dân vào chính trị bị hạn chế, cho nên nền dân chủ “thuần túy” chỉ là lí tưởng.

Trên thực tế, nhiều quốc gia đã lựa chọn một nền dân chủ đại nghị, có nghĩa là những công dân giới thiệu những cá nhân đại diện cho họ để thực hiện những quan điểm chính trị cũng như nhu cầu về chính trị của họ.

Tất cả những nền dân chủ đại nghị thỏa mãn 5 quyền tự quyết:

+ Quyền phát ngôn: Quyền tự do phát ngôn cho phép người ta có quyền bày tỏ quan điểm một cách tự do và không sợ bị trừng phạt.

+ Bầu cử theo nhiệm kì: Mỗi người được bầu ra phục vụ trong một thời gian nhất định.

Xem thêm: Kit Là Gì – Nghĩa Của Từ Kit

+ Quyền của các dân tộc thiểu số: Nền dân chủ cố gắng duy trì hòa bình giữa các nhóm người khác nhau về văn hóa, tôn giáo và màu da.

+ Quyền sở hữu và quyền công dân: Quyền sở hữu là những đặc quyền và trách nhiệm về tài sản. Quyền công dân bao gồm quyền tự do ngôn luận, quyền tự do chính trị, quyền được đối xử công bằng.

+ Quyền tự quyết: là một quyền của chính phủ thực thi những đạo luật đã được thông qua.

– Chế độ chuyên chế

Trong chế độ chuyên chế, cá nhân thống trị xã hội mà không cần sự ủng hộ của dân chúng. Chính phủ kiểm soát mọi hoạt động trong cuộc sống của dân chúng và những người đứng đầu chế độ loại trừ mọi quan điểm đối lập.

Chính quyền của chế độ chuyên chế có xu hướng chia thành 3 điểm:

+ Có quyền lực thông qua áp đặt: Một cá nhân hoặc tổ chức tạo dựng hệ thống chính trị mà không cần sự chấp thuận tuyệt đối của người dân.

+ Thiếu sự đảm bảo từ hiến pháp: Họ hạn chế, lạm dụng, loại bỏ ngay lập tức những định chế quyền tự do ngôn luận, bầu cử định kì, quyền sở hữu, quyền được bảo đảm của công dân và quyền của các dân tộc thiểu số.

Xem thêm: Ngải Là Gì – Chuyện ở đại Ngàn: đi Tìm Bùa Ngải

+ Sự tham gia hạn chế: Những người làm chính trị được giới hạn hoặc trong những đảng hoặc thông qua áp đặt.

(Tài liệu tham khảo: Kinh doanh quốc tế, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

Chuyên mục: Hỏi Đáp