MỤC LỤC VĂN BẢN

*

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ********

Số: 145/2002/QĐ-UB

TP.Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 12 năm 2002

QUYẾT ĐỊNH

CỦA ỦY BAN NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO ĐƯỜNG VÀ TÁI LẬP MẶT ĐƯỜNG KHI XÂYLẮP CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Bạn đang xem: Phui đào là gì

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồngnhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 tháng 2001 ;Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông ngày 02 tháng 12 năm 1994 ;Căn cứ các Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 và số12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 ; Nghị định số 167/1999/NĐ-CP ngày 08tháng 7 năm 1999 và số 172/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướngChính phủ ; Căn cứ Quyết định số 4213/2001/QĐ-BGTVT ngày 10 tháng 12 năm 2001 của Bộ Giaothông vận tải Xét đề nghị của Sở Giao thông công chánh (công văn số 1369/GT-GTngày 08 tháng 11 năm 2002) ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Nayban hành kèm theo Quyết định này Quy định về đào đường và tái lập mặt đường khixây lắp các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2.- Quyếtđịnh này có hiệu lực thi hành sau 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3.- ChánhVăn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các Sở,Ban, Ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện, các tổ chức vàcá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận : – Như điều 3 – Thường trực Thành Ủy – Thường trực UBND.TP – VPHĐ-UB : CPVP – Các Tổ NCTH – Lưu (ĐT/Thg)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Vũ Hùng Việt

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ********

TP.Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 12 năm 2002

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC ĐÀO ĐƯỜNG VÀ TÁI LẬP MẶT ĐƯỜNG KHI XÂY LẮP CÁC CÔNGTRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.(Ban hành kèm theo Quyết định số 145 /2002/QĐ-Ủy ban ngày 09 tháng 12năm 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.-Mục đích :

Nhằm quản lý công trình đường bộ được tốt, bềnvững ; trong quá trình thi công đào đường và tái lập mặt đường bảo đảm giaothông được an toàn, thông suốt, liên tục, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thịđược đảm bảo ; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công, lắp đặt các côngtrình trên mặt đường, dưới mặt đường.

Điều 2.- Đối tượng và phạmvi điều chỉnh :

Quy định này áp dụng đối vớicác tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc sau đây :

1. Đào đường để lắp đặt cáccông trình ngầm, công trình trên mặt đường, kể cả các việc trồng cây xanh, dựngbiển báo, bia, tượng và các công việc tạm thời như thăm dò, khảo sát địa chất ;

2. Đào đường để xử lý sự cốđột xuất về kỹ thuật các công trình của các ngành điện lực, bưu điện, cấp thoátnước, chiếu sáng công cộng,…

3. Thi công để duy tu bảo dưỡng,sửa chữa đường của các đơn vị quản lý đường bộ ;

4. Thi công sửa chữa, cảitạo, nâng cấp đường theo các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều3.- Giải thích từ ngữ :

Trong Quy định này, cáctừ ngữ dưới đây được hiểu như sau :

1. Đào đường : là việcđào, khoan, cắt, đục lỗ,… ở lòng đường, lề đường, vỉa hè, hẻm.

2. Táilập mặt đường : khôi phục lại kết cấu mặt đường của lòng đường, lề đường, vỉahè theo hiện trạng cũ trước khi đào.

3. Công trình ngầm :bao gồm các công trình điện, điện thoại, chiếu sáng, cấp nước, thoátnước,.v.v… đặt dưới lòng đường, lề đường, vỉa hè.

4. áo đường : toàn bộkết cấu vật liệu mặt đường tính từ lớp vật liệu cấu tạo nền đường.

5. Bù lún : bù nhữngchỗ bị lún trên mặt đường tại vị trí có các rãnh đào được tái lập.

6. Cắt chữ T : cắttuyến ống thẳng để nối ống ngang.

7. Đơn vị được thuê baoquản lý hệ thống đường bộ theo phân cấp : đơn vị, tổ chức được thuê, giao nhiệmvụ thực hiện công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng hệ thống đường bộ.

Chương 2:

CÁC THỦ TỤC VÀ QUY ĐỊNHCỤ THỂ TRONG VIỆC ĐÀO ĐƯỜNG VÀ TÁI LẬP MẶT ĐƯỜNG.

Điều 4.- Thủ tục cấp phépđào đường :

1. Ngoài các đường trong địa bànthành phố do Trung ương trực tiếp quản lý, giao cho Khu Quản lý giao thông đôthị và Ủy ban nhân dân các quận-huyện cấp phép đào đường để lắp đặt công trìnhnêu tại điều 2 theo phân cấp quản lý đường bộ của Ủy ban nhân dân thành phố.Trường hợp việc đào đường liên quan cả 2 cơ quan quản lý (Khu Quản lý giaothông đô thị và Ủy ban nhân dân các quận-huyện) thì việc cấp phép đào đường sẽdo Khu Quản lý giao thông đô thị thực hiện. Riêng đối với các tuyến đường đặcbiệt, chuyên dụng nằm trong các khu công nghiệp thì sẽ do Ban Quản lý dự án cáckhu công nghiệp giải quyết cấp phép.

2. Tấtcả các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào đường để lắp đặt công trình nêu tại điều2 đều phải lập thủ tục xin cấp phép đào đường. Riêng các việc quy định tại khoản2, 3, 4 Điều 2 Quy định này không phải xin phép đào đường nhưng phải thực hiệnđầy đủ những quy định của pháp luật có liên quan và những nội dung khác đượcquy định trong bản Quy định này. Việc đào đường để xử lý sự cố đột xuất về kỹthuật của các đơn vị quản lý công trình ngành điện lực, bưu điện, cấp thoát nước,chiếu sáng công cộng, cây xanh, v.v… (khoản 2 điều 2) cần phải thông báo bằngvăn bản cho cơ quan cấp phép nêu ở mục 1 điều này trước khi đào và phải tái lậpmặt đường đúng theo quy định này.

3. Hồ sơ xin phép đào đường :

Một (01) bộ, gồm :

– Đơn xin phép thi công của tổchức, cá nhân có nhu cầu đào đường để lắp đặt công trình ngầm. Nội dung đơnphải đầy đủ các dữ kiện để có cơ sở cấp phép.

– Các bản vẽ mô tả, thể hiện mặtbằng, vị trí đào, kích thước đào, kết cấu tái lập. Riêng các trường hợp đàođường để lắp đặt hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt, lắp đặt cáp mắc điện hạ thếngầm cho khách hàng còn phải thực hiện các yêu cầu nêu ở khoản 4 điều 6 của quyđịnh này.

– Các văn bản thống nhất vềphương án thi công, biện pháp và tiến độ thi công giữa chủ đầu tư, đơn vị thicông. Riêng trường hợp đào trên lề đường để lắp đặt ống cấp thoát nước sinhhoạt, lắp đặt cáp mắc điện hạ thế ngầm cho khách hàng có chiều dài rãnh đào nhỏhơn 30m thì chỉ cần lập bảng tiến độ thi công, không cần có phương án thi côngvà biện pháp thi công.

Riêng trường hợp các tuyến đườngđã bàn giao mặt bằng, đang giải tỏa để chuẩn bị thi công hoặc đang thi công đểcải tạo, nâng cấp, sửa chữa đường, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào đườngphải bổ sung thêm văn bản thống nhất về kỹ thuật đào đường và tái lập mặtđường, tiến độ thực hiện, thỏa thuận phối hợp trong quá trình thi công của chủđầu tư quản lý dự án cải tạo, nâng cấp, sửa chữa đường.

Giao cho Sở Giao thông Côngchánh ban hành mẫu đơn, bản vẽ mẫu, bảng tiến độ thi công mẫu để sử dụng thốngnhất trong toàn thành phố trong vòng 30 ngày kể từ khi quy định này có hiệu lực.

4. Thời hạn cấp phép đào đườngtối đa không quá 5 ngày làm việc kể từ khi cơ quan cấp phép đào đường nhận đủhồ sơ hợp lệ.

5. Số giấy phép đào đường là 05bản. Cơ quan cấp phép phải gửi cho Sở Giao thông Công chánh 01 bản, cho đơn vịthuê bao quản lý cầu đường 01 bản, cho Ban Thanh tra Giao thông công chánh 01bản ngoài việc cấp cho tổ chức, cá nhân xin cấp phép 01 bản và 01 bản lưu.

Điều 5.-Quy định về cấm và hạn chế việc đào đường :

1. Ngoài việc đào đường để xử lýcác sự cố đột xuất về kỹ thuật nêu ở khoản 2 điều 2, cấm hẳn việc đào đường đểđầu tư xây dựng, phát triển mạng lưới của các ngành điện lực, bưu điện, cấpthoát nước trên một số tuyến đường đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho đến khi thựchiện đầu tư đại tu đường. Giao Sở Giao thông Công chánh công bố các tuyến đườngcấm hẳn việc đào đường trong vòng 90 ngày kể từ ngày quy định này có hiệu lựcvà bổ sung điều chỉnh vào quý I hàng năm.

2. Cấm đào đường để thi công cáccông trình trong một số ngày lễ tết hàng năm như sau :

a) Lễ kỷ niệm ngày Giải phóngmiền Nam và ngày Quốc tế Lao động : cấm đào đường các ngày 29/4, 30/4 và 01/5.

b) Lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh02/9 : cấm đào đường ngày 01/9 và ngày 02/9.

c) Tết Dương lịch : cấm đàođường ngày 31/12 và ngày 01/01.

d) Tết Nguyên đán : cấm đàođường từ ngày 15 tháng chạp đến ngày mùng 8 tháng giêng năm sau (theo âm lịch).

Trường hợp đang thi công đàođường dở dang thì phải tái lập hoàn chỉnh trước các ngày lễ, Tết nêu trên.

Trường hợp đặc biệt cần thiếtphải đào đường trong thời gian kể trên để thi công các công trình phục vụ choviệc tổ chức các hoạt động chính trị, văn hóa, thể thao,.v.v… sẽ do Khu Quản lýgiao thông đô thị cấp phép sau khi được sự chấp thuận của Sở Giao thông Công chánh.

3. Cấm đào đường trên cáctuyến đường kể từ khi đã thi công xong phần mặt đường (thảm bêtông nhựa) chođến hết thời hạn bảo hành công trình.

4. Cấm đàođường vào thời gian từ 5 giờ đến 22 giờ trên các tuyến đường chính thuộc địabàn thành phố Hồ Chí Minh. Giao Sở Giao thông Công chánh vào quý I hàng năm côngbố danh mục các đường chính này. Riêng trường hợp đào đường để đấu nối ống nhánhvà đồng hồ nước cho khách hàng vào ống nước đang khai thác nằm dưới lòng đườngcách bó vỉa hè không quá 0,5m thì cho phép được đào đường vào ban ngày.

5. Đối với trường hợp thicông đào đường bằng máy khoan ngang (robot) sẽ được xem xét cụ thể từng trườnghợp để cho phép thi công vào ban ngày (nhằm tránh tiếng ồn vào ban đêm) và đàođường trên các tuyến đường đã thi công xong phần mặt đường (thảm bêtông nhựa).

Điều 6.-Các yêu cầu về kỹ thuật khi thực hiện công tác đào đường và tái lập mặt đường :

1. Cho phép thiết kế kỹ thuậtphần tái lập mặt đường theo thiết kế định hình. Các yêu cầu về thiết kế kỹthuật định hình khi thực hiện công tác tái lập mặt đường được quy định ở phụlục đính kèm.

2. Đối với thiết kế kỹ thuậtphần tái lập mặt đường của các công trình có yêu cầu đặc biệt và phức tạp,không áp dụng được thiết kế định hình thì chủ đầu tư phải lập hồ sơ thiết kếriêng cho phần tái lập mặt đường và được cơ quan cấp phép đào đường phê duyệthoặc chấp thuận khi cấp phép.

3. Đối với trường hợp đơn vịcấp phép không có chức năng phê duyệt thiết kế tái lập thì Chủ đầu tư sẽ trìnhSở Giao thông Công chánh phê duyệt.

4. Đối với việc đào đường đểlắp đặt hệ thống cấp, thoát nước sinh hoạt, lắp đặt cáp mắc điện hạ thế ngầmcho khách hàng, các doanh nghiệp cấp, thoát nước, điện lực có trách nhiệm tiếpnhận hồ sơ và thay mặt khách hàng làm các thủ tục về cấp phép đào đường, khôngđược yêu cầu khách hàng tự đi thỏa thuận, lấy ý kiến hoặc liên hệ để xin cấpphép đào đường và phải chịu trách nhiệm về bản vẽ thiết kế kỹ thuật của mình.Ngoài các yêu cầu về thủ tục trong hồ sơ xin cấp phép đào đường, bản vẽ thiếtkế kỹ thuật phải thể hiện và cập nhật đầy đủ hệ thống cấp, thoát nước chính,lưới điện trung hạ thế ngầm và đường ống nhánh cấp thoát nước, cáp điện hạ thếngầm của các hộ kế cận với đầy đủ kích cỡ ống theo đúng kỹ thuật ngành cấp,thoát nước, điện lực (thể hiện rõ ràng hệ thống nào được khai thác trực tiếp).

Điều 7.-Đảm bảo tiến độ khi thi công đào và tái lập mặt đường :

1. Các tổ chức, cá nhân đượccấp phép đào đường phải thi công đúng thời gian được cấp phép. Chỉ được xinđiều chỉnh giấy phép đào đường (gia hạn, bổ sung khối lượng) trong trường hợpdo các nguyên nhân sau : thiên tai, bão lụt, do vướng mặt bằng chưa giải tỏaxong, các sự cố cần xử lý kỹ thuật (khi đào đường vướng phải công trình ngầmkhác), và phải lập lại tiến độ công việc còn lại để xin điều chỉnh giấy phépđào đường. Trong khi chờ xin điều chỉnh giấy phép đào đường, đơn vị thi côngphải tái lập tạm để đảm bảo giao thông, đảm bảo an toàn cho công trình đang thicông dở dang và các công trình lân cận. Trường hợp không có lý do chính đángthì không được điều chỉnh giấy phép đào đường để không làm ảnh hưởng đến kếhoạch chung của các ngành, các đơn vị khác.

2. Khi thicông đào đường, các đơn vị thi công phải thi công đúng kích thước, kết cấu táilập trong giấy phép được cấp, nếu có sự thay đổi so với thiết kế được duyệt,phải xin phép điều chỉnh và trả lại hồ sơ cũ.

3. Khi thi công để lắp đặthay sửa chữa các công trình ngầm, đơn vị thi công phải thi công cuốn chiếu từngđoạn, tái lập xong đoạn rãnh đào đã lắp đặt hệ thống công trình ngầm mới đượctiếp tục thi công đoạn tiếp theo, chiều dài và thời gian hoàn thành mỗi đoạnrãnh đào được quy định cụ thể như sau :

a) Thi công lắp đặt cáp ngầmđiện lực :

Thời gian quy định từ khi đàođến khi tái lập hoàn chỉnh mặt đường cho mỗi đoạn rãnh đào tối đa không quá 5ngày. Chiều dài đoạn rãnh đào là khoảng cách giữa 2 hầm cáp kế nhau, nhưngkhông được vượt quá 250m.

b) Thi công lắp đặt tuyến cápbưu điện :

Thời gian quy định từ khi đàođến khi tái lập hoàn chỉnh mặt đường cho mỗi đoạn rãnh đào tối đa không quá 5ngày. Chiều dài đoạn rãnh đào là khoảng cách giữa 2 hầm cáp kế nhau, nhưngkhông được vượt quá 300m.

c) Thi công lắp đặt tuyến cốngthoát nước :

Thời gian quy định từ khi đàođến khi tái lập hoàn chỉnh mặt đường cho mỗi đoạn rãnh đào tối đa không quá 3ngày. Chiều dài đoạn rãnh đào là khoảng cách giữa 2 hầm ga kế nhau.

d) Thi công lắp đặt tuyến ốngcấp nước :

Thời gian quy định từ khi đàođến khi tái lập hoàn chỉnh mặt đường tối đa không quá 7 ngày (tính cho tuyếnống cái). Chiều dài rãnh đào phụ thuộc vào điều kiện thi công và yêu cầu kỹthuật của ngành nhưng không vượt quá 300m.

e) Thi công đào và trồng trụđiện, chiếu sáng, điện thoại … :

Thời gian quy định từ khi đàođến khi trồng trụ xong tối đa không quá 24 giờ/trụ. Khi đã lắp đặt xong trụmới, trụ cũ phải được tháo dỡ và thu hồi để đảm bảo thông thoáng mặt đường vàmỹ quan đô thị.

f) Thi công để sửa chữa, khắcphục sự cố kỹ thuật của các ngành có công trình ngầm được thực hiện theo khoản2 điều 2 của quy định này : thời gian quy định từ khi đào để sửa chữa khắc phụcsự cố đến khi tái lập hoàn chỉnh mặt đường tối đa không quá 5 ngày. Các trườnghợp đặc biệt phải có văn bản báo cáo và được cơ quan cấp phép đào đường chấpthuận.

Điều 8.-Cơ chế phối hợp trong việc cấp phép đào đường :

1. Khu Quản lý giao thông đô thịlà cơ quan đầu mối tiếp nhận các kế hoạch và yêu cầu đào đường của các tổ chức(kể cả đường do quận-huyện quản lý).

2. Trong quý I hàng năm, các tổchức, cá nhân có nhu cầu đào đường phải gởi đăng ký về nhu cầu đào đường (trừcác tuyến đường chuyên dụng trong các khu công nghiệp) cho Khu Quản lý giaothông đô thị (trong đăng ký nêu rõ yêu cầu về vị trí đào, kỹ thuật đối với rãnhđào). Trên cơ sở đăng ký, Khu Quản lý giao thông đô thị sẽ tổng hợp và đề xuấtkế hoạch phối hợp cụ thể về việc đào đường để Sở Giao thông Công chánh phêduyệt và thông báo cho các tổ chức, cá nhân đã đăng ký và Ủy ban nhân dân cácquận-huyện để biết (nếu đường thuộc quận-huyện quản lý).

3. Khi đã thống nhất kế hoạch,tiến độ thi công chung mà các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào đường lắp đặtcông trình ngầm thực hiện chậm trễ, chủ đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tưcủa Nhà nước được triển khai thi công theo tiến độ kế hoạch, cơ quan cấp phépđào đường sẽ thu hồi giấy phép đào đường theo khoản 1 điều 7, khoản 2 điều 13hoặc không giải quyết cấp phép đào đường theo khoản 3 điều 5 của quy định này.

4. Khi đầu tư phát triển mạnglưới cấp, thoát nước mới thì chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo cho chínhquyền địa phương và trên phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân trong khuvực được biết về thời gian nhận hồ sơ và thiết kế chung cho toàn khu vực mộtlần.

5. Trường hợp không cótuyến cấp thoát nước cả 2 bên đường, buộc phải đào băng ngang đường để lắp đặthệ thống cấp thoát nước đối với đường rộng trên 5m phải thiết kế ống lớn (ốngcấp nước phải từ ỉ50 trở lên) để khai thác tiếp cho các hộ khác. Nếu đã cóđường ống cấp nước băng ngang đường đủ áp lực phải cắt chữ T và dùng ống dọc lềđường để khai thác tiếp, không được đào băng đường. Khoảng cách tối thiểu giữa2 phui đào băng đường là 30 mét. Các trường hợp đặc biệt cần đào băng đường nhỏhơn khoảng cách trên phải được sự chấp thuận của Sở Giao thông Công chánh.

Điều 9.-Các yêu cầu khi thực hiện công tác đào đường :

1. Đối với các công trình thicông đào đường đã được cấp giấy phép, trước khi khởi công đào đường, chủ đầu tưhoặc đơn vị thi công phải thông báo bằng văn bản cho đơn vị quản lý hệ thốngđường bộ theo phân cấp biết thời hạn thi công, ngày khởi công và hoàn thành,không phải làm thủ tục nhận bàn giao mặt bằng. Riêng trường hợp thi công sửachữa, cải tạo, nâng cấp đường theo các dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dânthành phố, Ủy ban nhân dân quận-huyện phê duyệt thì chủ đầu tư dự án phải tổchức bàn giao mặt bằng trước và sau khi thi công với đơn vị quản lý hệ thống đườngbộ theo phân cấp. Nội dung công tác bàn giao mặt bằng theo mẫu quy định do SởGiao thông Công chánh ban hành.

2. Trong suốt quá trình thi côngcông trình, chủ đầu tư và đơn vị thi công chịu hoàn toàn trách nhiệm về quảnlý, xử lý sự cố trên đường trong phạm vi công trình.

3. Đơn vị thi công phải niêm yếtgiấy phép đào đường (bảng photocopy) tại văn phòng Ban chỉ huy công trường (nếucó) và tại điểm đầu, điểm cuối công trường. Nếu đơn vị thi công không thực hiệnviệc niêm yết giấy phép theo quy định trên thì xem như đơn vị thi công không cógiấy phép đào đường. Đơn vị thi công phải cử người có trách nhiệm thường xuyêncó mặt tại hiện trường để chỉ huy công trường, tiếp và giải quyết các vấn đề cóliên quan đến công trình khi có đoàn kiểm tra của cơ quan chức năng đến làmviệc tại công trường.

Đối với việc thi công sửa chữa,cải tạo, nâng cấp công trình cầu đường, cấp thoát nước theo các dự án đầu tư đãđược Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận-huyện phê duyệt, đơn vịthi công phải có bảng niêm yết công khai qui mô công trình để địa phương, nhândân được biết và theo dõi, kiểm tra.

4. Đối với đường (lòng đường, lềđường, vỉa hè) có kết cấu mặt là thấm nhập nhựa, bê tông nhựa, bê tông xi măng,đơn vị thi công phải sử dụng thiết bị cắt mặt đường để thực hiện công tác cắtmép lằn phui và trong quá trình thi công tuyệt đối tránh gây sụp lở xung quanhvách lằn phui. Trong quá trình thi công nếu phát hiện có hiện tượng rạn nứtvách đào, phải ngưng thi công ngay và tìm biện pháp xử lý thích hợp, bảo đảmchống sạt lở rãnh đào.

5. Phải đào đường bằng thủ côngcác trường hợp sau :

– Lằn phui đào nằm trong hànhlang bảo vệ các công trình ngầm khác.

– Lòng đường rộng dưới 6m.

– Lòng đường rộng trên 6m nhưngthuộc tuyến đường thường xuyên xảy ra kẹt xe.

Xem thêm: Tải Game Bán Hàng – Nấu ăn Miễn Phí

– Lằn phui đào có chiều rộng 40cm.

6. Khi đào đường bằng máy phảituân thủ theo các quy định sau :

– Trước khi sử dụng máy đào, haibên rãnh phải được cắt bằng máy, sau đó phá bằng xẻng hơi hoặc bằng thủ cônghết lớp kết cấu nhựa.

– Chiều rộng rãnh đào (khoảngcách giữa hai vệt cắt) phải lớn hơn bề ngang gàu cuốc từ 40% – 50%, vệt gàuphải được chỉnh đúng giữa rãnh đào.

– Máy đào phải được di chuyểntheo chiều đào (xe đào không được di chuyển trên hai bên thành rãnh đã đào).

– Trong quá trình đào máy nếuphát hiện công trình ngầm thì đơn vị thi công phải ngưng đào máy, áp dụng biệnpháp thi công bằng thủ công và chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự cố xảy ra.

7. Đối với việcthi công để lắp đặt các hầm kiểm tra cáp điện lực, điện thoại, thoát nước đặt ởlòng đường, tại các giao lộ được quy định như sau :

Tại những vị trí có mặt bằng đủrộng để dùng xe máy thi công và không có xử lý kỹ thuật do vướng phải côngtrình ngầm khác, kết cấu hầm phải được sản xuất thành cấu kiện đúc sẵn. Thờigian thi công đào đường và lắp đặt hầm, tái lập tạm thời mặt đường để phươngtiện giao thông lưu thông bình thường qua vị trí hầm phải được thực hiện xongtrong vòng 48 giờ kể từ lúc bắt đầu đào hầm.

8. Trong quá trình đào và táilập mặt đường, do ảnh hưởng của việc thi công làm cho mặt đường kế cận rãnh đàobị rạn nứt, biến dạng thì chủ đầu tư và đơn vị thi công phải sửa chữa lại toànbộ phần đường bị biến dạng này ngay sau khi phát hiện hư hỏng để trả lại hiệntrạng đúng như mặt đường cũ khi chưa đào.

Điều 10.- Các yêu cầu khithực hiện tái lập mặt đường :

1. Giao chođơn vị được thuê bao quản lý hệ thống đường bộ theo phân cấp hợp đồng thực hiệnviệc tái lập mặt đường sau khi đào đường để thi công lắp đặt các công trình củacác ngành điện, bưu điện, cấp thoát nước, chiếu sáng công cộng v.v…

2. Chủ đầutư quản lý công trình ngành điện lực, bưu điện, cấp thoát nước, chiếu sáng côngcộng, cây xanh, .v.v… có nhu cầu đào đường để thi công lắp đặt các công trìnhcó trách nhiệm thanh toán chi phí tái lập mặt đường cho đơn vị được thuê baoquản lý hệ thống đường bộ theo phân cấp đã thực hiện công tác tái lập mặt đường.

3. Tổ chức, cá nhân xin phépđào đường để lắp đặt các công trình cấp, thoát nước sinh hoạt, lắp đặt cáp điệnhạ thế ngầm phải nộp khoản tiền chi phí tái lập mặt đường cho đơn vị quản lý hệthống cấp thoát nước, cấp điện sinh hoạt theo phân cấp. Khoản tiền chi phí táilập mặt đường này sẽ được đơn vị quản lý hệ thống cấp thoát nước, cấp điện sinhhoạt chi trả cho đơn vị được thuê bao quản lý hệ thống đường bộ theo phân cấpđã thực hiện công tác tái lập mặt đường.

4. Đơn vị được thuê bao quảnlý hệ thống đường bộ theo phân cấp chịu trách nhiệm về khối lượng và chất lượngcông việc đã thực hiện.

5. Khi côngtrình đã hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu. Thủ tục nghiệmthu theo đúng quy định hiện hành của Nhà Nước. Chủ đầu tư phải mời đơn vị quảnlý hệ thống đường bộ theo phân cấp tham dự nghiệm thu và tiếp nhận lại mặt bằngcông trình thi công đã bàn giao trước đây (nếu có) để quản lý.

Chương 3:

QUY ĐỊNH VỀ ĐẢM BẢO ANTOÀN GIAO THÔNG TRONG KHI ĐÀO ĐƯỜNG, TÁI LẬP MẶT ĐƯỜNG

Điều 11.- Biện pháp đảm bảoan toàn giao thông và vệ sinh môi trường :

1. Dọc theotuyến công trường đang thi công phải đặt rào chắn hoặc cọc tiêu, chóp nón diđộng để giới hạn giữa phần xe chạy và phạm vi thi công. Những công trình thicông dở dang, có chướng ngại trên đường, có thể gây ra tai nạn cho người vàphương tiện tham gia giao thông phải rào chắn cẩn thận, phải đặt biển báo, đèn(ban đêm) hoặc cờ (ban ngày). Phải có người điều tiết giao thông và trong mọitrường hợp không được để xảy ra ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trongphạm vi công trường thi công.

a) Đối với rãnh đào trên đườngvà tại giao lộ :

+ Tại nơi có hầm cáp (đối vớicác công trình bưu điện, điện lực) hoặc đấu nối sửa chữa ống nước (đối với cáccông trình cấp thoát nước) :

– Rào xung quanh bằng hàng ràosắt, được sơn trắng đỏ, mỗi hàng rào có chiều cao 1,2m, chiều rộng từ 1m – 3m,được nối kết với nhau vững chắc, và đặt 2 biển báo công trường theo hướng lưuthông. Riêng hầm cáp tại các giao lộ phải đặt 4 biển báo công trường (đối vớigiao lộ từ ngã tư trở lên), 3 biển báo công trường (đối với ngã ba) trên hàngrào theo mỗi hướng.

– Phải niêm yết 1 giấy phép đàođường ngay trên hàng rào.

– Ban đêm có gắn 1 đèn chiếusáng (đèn tròn 75W – 100W, trong trường hợp không có nguồn điện để treo bóngđèn điện do quá xa lưới điện, hoặc việc bố trí dây mắc điện treo không thể đảmbảo an toàn giao thông cho phép thay bóng đèn điện bằng đèn dầu ).

+ Trên một đoạn đường đang thicông đào hoặc tái lập để lắp đặt công trình ngầm :

– Đặt 2 biển báo công trường : 1ở điểm đầu và 1 ở điểm cuối đoạn thi công.

– Rào chắn dọc theo mương đàobằng hàng rào sắt, được sơn trắng đỏ, mỗi hàng rào có chiều cao 1,2m, chiềurộng từ 1m – 3m, được nối kết với nhau vững chắc.

– Thi công vào ban đêm trongphạm vi thi công phải có đèn chiếu sáng (đèn tròn 75W-100W, trong trường hợpkhông có nguồn điện để treo bóng đèn điện do quá xa lưới điện, hoặc việc bố trídây mắc điện treo không thể đảm bảo an toàn giao thông cho phép thay bóng đènđiện bằng đèn dầu ), khoảng cách 10m/1 bóng.

– Niêm yết giấy phép đào đườngtrên rào chắn hoặc trên bảng công trường tại đầu và cuối đoạn tuyến thi công.

– Trên đoạn rãnh đào đã tái lậpđá bằng phẳng chờ tái lập bêtông nhựa, phải đặt biển báo công trường ở 2 đầu vàcử người trực bù lún, quét dọn đá văng để đảm bảo giao thông cho đến khi táilập xong bê tông nhựa nóng.

b) Đối với rãnh đào trên vỉa hè :

Trên một đoạn đường thi công :

– Đặt 2 biển báo công trường vàrào chắn dọc theo rãnh đào và ở điểm đầu và điểm cuối đoạn thi công.

– Thi công vào ban đêm trongphạm vi thi công phải có đèn chiếu sáng (đèn tròn 75W-100W, trong trường hợpkhông có nguồn điện để treo bóng đèn điện do quá xa lưới điện, hoặc việc bố trídây mắc điện treo không thể đảm bảo an toàn giao thông cho phép thay bóng đènđiện bằng đèn dầu ), khoảng cách 10m/1 bóng.

– Niêm yết giấy phép trên ràochắn hoặc trên bảng công trường tại đầu và cuối đoạn tuyến thi công

c) Giao cho Khu Quản lý giaothông đô thị tổ chức sản xuất các rào chắn và biển báo công trường theo thiếtkế do Sở Giao thông Công chánh duyệt để từ tháng 6/2003, buộc tất cả các đơn vịthi công trên đường phố phải sử dụng thống nhất nhằm tăng cường an toàn giaothông và mỹ quan đô thị.

2. Tại những đường hẹp hay cócác hầm quá lớn phải vừa làm vừa cho người và phương tiện tham gia giao thông,phải bố trí người hướng dẫn, điều khiển giao thông để đảm bảo giao thông antoàn và thông suốt. Trường hợp không thể vừa thi công, vừa đảm bảo giao thôngthì nhất thiết phải hướng dẫn đi tránh theo tuyến đường khác.

3. Trongthời gian đang thi công và ngừng thi công, các vật tư, thiết bị, xe máy thicông chưa cần sử dụng để thi công không được tập kết tại vị trí thi công để đảmbảo thông thoáng mặt đường và mỹ quan đô thị. Không để vật liệu rời như cát,đá, ximăng, gạch, v.v… rơi vãi ra lòng đường gây nguy hiểm và chiếm mặt bằngdành cho người và phương tiện qua lại. Phải dự trù vật liệu đủ sử dụng theotiến độ thi công, thi công đến đâu thì vật tư tập kết đến đó, trường hợp vậtliệu không dùng hết, ngay trong đêm phải dời đi nơi khác hoặc xếp gọn trên lềđường.

4. Những công nhân tham gia thicông trên đường phải mặc áo bảo hộ lao động, ban đêm áo phải có dán giấy phảnquang.

5. Khi đào rãnh băng ngangđường, đường hẹp hoặc ở giao lộ bắt buộc phải thực hiện vào ban đêm. Trường hợptrong đêm rãnh đào chưa lắp đặt phần kỹ thuật chuyên ngành xong thì rãnh đàophải được tái lập tạm bằng cách lấp đầy cát để bù cao độ và 20cm đá 0-4 phíatrên cùng của rãnh đào sao cho bằng cao độ mặt đường hiện hữu để các phươngtiện giao thông lưu thông an toàn vào ban ngày. Khi rãnh đào đã tái lập xongphần đá 0-4 trong đêm (kể cả việc tái lập tạm nêu trên), kể từ 5 giờ sáng hômsau đơn vị thi công phải cử người có mặt tại rãnh đào để giải quyết sự cố lúnsụp, bong bật (nếu có), quét dọn đá văng ra khỏi rãnh đào khi các phương tiệnlưu thông qua rãnh đào, phải thường xuyên tưới nước rãnh đào để bớt bụi, chođến khi mặt rãnh đào xong phần tái lập nhựa. Đối với trường hợp cấp bách phảiđào đường để sửa chữa sự cố kỹ thuật về điện, nước, điện thoại, cống thoátnước,.v.v… thì cho phép thực hiện ngay trên tất cả các tuyến đường (kể cả cácđường cấm thi công đào đường ban ngày) nhưng phải tổ chức việc phân luồng và bốtrí người hướng dẫn giao thông. Riêng đối với các công trình đặt đường ống cấpnước, thoát nước, cáp điện hạ thế ngầm cho các hộ dân, việc đào đuờng để đặtống nhánh vào nhà dân, thông ống cấp nước và các công trình lắp đặt cống thoátnước sinh hoạt, cáp điện hạ thế ngầm cho các hộ dân có đào trên vỉa hè thì đượcphép thi công vào ban ngày nhưng phải thi công gọn gàng, đất đá đào lên phảithu dọn ngay không được để lại trên công trường và phải tái lập rãnh đào ngaytrong ngày.

6.Kể từ 5 giờ sáng, đất đào phải được dọn dẹp đưa ra khỏi phạm vi công trình,đồng thời dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ lòng lề đường thuộc phạm vi công trường đểđảm bảo giao thông và vệ sinh môi trường. Trường hợp để vật tư trôi làm tắcnghẽn hệ thống thoát nước, đơn vị đào đường phải báo đơn vị quản lý hệ thốngthoát nước theo phân cấp kiểm tra và theo dõi việc nạo vét để đảm bảo hệ thốngthoát nước làm việc bình thường, trường hợp không tự thực hiện được thì phảithuê đơn vị quản lý hệ thống thoát nước theo phân cấp nạo vét. Riêng việc đàođường để lắp đặt đồng hồ nước, cống thoát nước cho nhà dân, nâng hầm ga mặtđường, sửa chữa cáp điện, điện thoại, ống nước, cống thoát nước, trồng câyxanh, thì đất đá dư thừa phải được đổ lên xe để vận chuyển đi, trường hợp khôngkịp vận chuyển đi thì được phép bỏ vào bao và xếp gọn trên vỉa hè, chờ xe đếnvận chuyển, nhưng không được để quá 6 giờ kể từ khi tạm ngưng thi công.

7. Trong quá trình thicông đào đường mà cần phải bơm nước ra khỏi hố đào để lắp đặt công trình, nướcbơm từ hố đào lên phải có ống dẫn nước thải ra hệ thống thoát nước thành phố,không được để nước tràn lan ra mặt đường gây trơn trượt, mất vệ sinh.

8. Các đơn vị thi côngcông trình ngầm không được trộn hồ và bê tông xi măng trong phạm vi mặt đường,cho phép thực hiện trên vỉa hè, lề đường nhưng phải có tấm lót hoặc thùng trộn,tuyệt đối không được trộn trực tiếp trên mặt vỉa hè, lề đường. Sau khi hoàn tấtcông trường phải tiến hành làm vệ sinh và tẩy rửa mặt đường và lề đường, vỉahè. Nghiêm cấm việc để các loại vật liệu lỏng như nhựa đường, bê tông, .v.v…chảy hoặc văng ra mặt đường gây trơn trượt, mất an toàn giao thông và ô nhiễmmôi trường. Cấm đốt, nấu nhựa trên mặt đường, lề đường và vỉa hè trong nộithành, nội thị và trên các tuyến đường ngoại thành nhưng có hộ dân cư ngụ, buônbán hai bên đường.

Chương 4:

KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VIPHẠM TRONG CÔNG TÁC ĐÀO ĐƯỜNG, TÁI LẬP MẶT ĐƯỜNG.

Điều 12.- Kiểm tra thựchiện đào đường và tái lập mặt đường :

Công tác kiểm tra việc thực hiệnđào và tái lập mặt đường do các cơ quan có chức năng quản lý và bảo vệ côngtrình giao thông đường bộ thực hiện, nhằm nhắc nhở, xử lý các hành vi gây tácđộng đến công trình giao thông đường bộ và vi phạm trật tự an toàn giao thôngđường bộ, trật tự an toàn giao thông đô thị. Công tác kiểm tra được tiến hànhđịnh kỳ hoặc đột xuất trong suốt quá trình thực hiện công tác đào đường và táilập mặt đường.

Đơn vị quản lý hệ thống đường bộtheo phân cấp, Ban Thanh tra Giao thông công chánh có trách nhiệm theo dõi,kiểm tra thường xuyên việc chấp hành các quy định về đào và tái lập mặt đườngcủa tổ chức, cá nhân được cấp phép trong suốt thời gian thi công.

Chủ đầu tư, các đơn vị thi côngđào và tái lập mặt đường phải tuân thủ nghiêm ngặt sự kiểm tra và các quyếtđịnh xử lý của các cơ quan có chức năng quản lý và bảo vệ công trình giao thôngđường bộ.

Điều 13.- Xử lý vi phạm về đàođường và tái lập mặt đường :

1. Các cơ quan quản lý nhà nước,quản lý và bảo vệ công trình giao thông đường bộ, quản lý về trật tự an toàngiao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị theo quy định của nhànước có thẩm quyền xử lý các vụ vi phạm về công tác đào đường và tái lập mặtđường.

2. Cơ quan cấp phép đào đườngđược quyền đình chỉ thi công và thu hồi giấy phép đào đường nếu các đơn vị thicông được cấp giấy phép đào đường vi phạm các quy định về công tác đào đường vàtái lập mặt đường.

3. Giao choBan Thanh tra Giao thông công chánh, lực lượng Cảnh sát nhân dân, Ủy ban nhândân các cấp kiểm tra, lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chánhđối với các cá nhân và đơn vị vi phạm các quy định về đào đường, tái lập mặtđường và sử dụng lòng lề đường.

4. Giao cho Khu Quản lý giaothông đô thị, Phòng Quản lý đô thị quận-huyện kiểm tra, lập biên bản vi phạmquy định về đào đường và tái lập mặt đường đối với các tổ chức cá nhân thựchiện không đúng các quy định về đào đường và tái lập mặt đường. Trường hợp đơnvị vi phạm các quy định bị lập biên bản vi phạm tại hiện trường nhưng không cóngười có trách nhiệm ký vào biên bản hoặc không chịu ký vào biên bản thì KhuQuản lý giao thông đô thị, Phòng Quản lý đô thị quận-huyện được yêu cầu đạidiện chính quyền địa phương nơi có công trường xác nhận vào biên bản vi phạm vàđơn vị thi công phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm đã được ghi trong biênbản.

Trường hợp tổ chức, cá nhân thicông tái phạm thì Ban Thanh tra Giao thông công chánh, Khu Quản lý giao thôngđô thị, Phòng Quản lý đô thị quận-huyện, Ủy ban nhân dân phường-xã có quyền lậpbiên bản đình chỉ thi công, đồng thời báo cáo ngay về cơ quan đã cấp phép đàođường để xem xét và giải quyết việc thu hồi giấy phép đào đường. Riêng cáctrường hợp vi phạm khi thi công sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đường theo các dựán đầu tư đã được Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận-huyện phêduyệt, Ban Thanh tra Giao thông công chánh, Khu Quản lý giao thông đô thị,Phòng Quản lý đô thị quận-huyện phải báo cáo ngay cho chủ đầu tư dự án đượcbiết để có biện pháp xử lý kịp thời, đồng thời báo cáo về Sở Giao thông Côngchánh để Sở Giao thông Công chánh theo dõi và có ý kiến với các chủ đầu tư quảnlý dự án. Khi các đơn vị thi công tái phạm nhiều lần, Sở Giao thông Công chánhđược quyền yêu cầu chủ đầu tư không cho đơn vị đó tham gia đấu thầu các côngtrình tiếp theo trong thời hạn 1 năm. Việc chậm trễ và mọi phí tổn liên quanđến việc bị ngừng thi công vì các cơ quan có thẩm quyền nêu trên thu hồi giấyphép, đình chỉ thi công sẽ do tổ chức, cá nhân thi công tự chịu trách nhiệm.

5. Chính quyền địa phương nơi cócông trình thi công đào đường có trách nhiệm thực hiện nội dung nêu ở khoản 3điều này, đồng thời khi các cơ quan quản lý và bảo vệ công trình giao thôngđường bộ, quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàngiao thông đô thị yêu cầu cùng phối hợp kiểm tra xử lý vi phạm thì chính quyềnđịa phương có trách nhiệm hỗ trợ, cử cán bộ có thẩm quyền cùng phối hợp kiểmtra và xác nhận vào biên bản vi phạm hành chính.

6. Xử lý viphạm về đào đường và tái lập mặt đường được thực hiện Nghị định số 48/CP ngày05 tháng 5 năm 1997, Nghị định số 39/2001/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2001 củaChính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan. Việc nộp phạt theo quy địnhhiện hành của Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14.- Giám đốc SởGiao thông Công chánh có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thi hành Quyết địnhnày. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hay cần thiết phải sửa đổi, bổsung cho phù hợp với tình hình thực tế, Sở Giao thông Công chánh có trách nhiệmtổng hợp và đề xuất lên Ủy ban nhân dân thành phố để điều chỉnh./.

ỦYBAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

PHẦNPHỤ LỤC CÁC YÊU CẦU VỀ THIẾT KẾ KỸ THUẬTTÁI LẬP MẶT ĐƯỜNG.(Ban hành kèm theo Quyết định số /2002/QĐ-Ủy ban ngày tháng 12 năm2002 của Ủy ban nhân dân thành phố)

1. Thiết kế kỹ thuật phầntái lập mặt đường tuân thủ theo thiết kế định hình và đảm bảo kết cấu áo đườngphần tái lập phù hợp với kết cấu áo đường của đường hiện hữu.

2. Qui trình, qui phạm ápdụng : quy trình thiết kế áo đường mềm 211-93, quy trình thi công và nghiệm thumặt đường BTN 22TCN 249-98, quy trình thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đádăm trong kết cấu áo đường ôtô 22TCN-252-98, quy trình kỹ thuật thi công vànghiệm thu mặt đường đá dăm nước 22TCN-06-77, quy trình kỹ thuật thi công vànghiệm thu mặt đường cấp phối 22-TCN-07-77, quy trình thiết kế áo đường cứng22TCN-223-95, như sau :

a) Đối với mặt đường nhựa hiệnhữu có Eyc 1270 daN/cm2 :

+ Chiều dày tổng cộng lớp kếtcấu áo đường : 50cm, bao gồm :

– Bêtông nhựa chặt hạt mịn(BTNC10) dày 5cm.

– Bêtông nhựa chặt hạt trung(BTNC25) dày 5cm.

– Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩnnhựa 1.0 Kg/m2

– Cấp phối đá dăm loại I dày20cm, K ≥ 0.98

– Cấp phối sỏi đỏ dày 20cm, K ≥0.98

+ Nền đắp cát, chiều dày lớp cátđắp tối thiểu 30cm, K ≥ 0.98

b) Đối với mặt đường nhựa hiệnhữu có 1270 daN/cm2 1530 daN/cm2 :

+ Chiều dày tổng cộng lớp kếtcấu áo đường 67cm, bao gồm :

– Bêtông nhựa nóng, chặt hạt mịn(BTNC10) dày 5cm.

– Bêtông nhựa nóng, chặt hạttrung (BTNC25) dày 7cm.

– Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩnnhựa 1.0 Kg/m2

– Cấp phối đá dăm loại I dày25cm, K ≥ 0.98

– Cấp phối sỏi đỏ dày 30cm, K ≥0.98

+ Nền đắp cát, chiều dày lớp cátđắp tối thiểu 30cm, K ≥ 0.98.

c) Đối với mặt đường nhựa hiệnhữu có 1530 daN/cm2 1800 daN/cm2.

+ Chiều dày tổng cộng lớp kếtcấu áo đường 102cm, bao gồm :

– Bêtông nhựa nóng, chặt hạt mịn(BTNC10) dày 5cm.

– Bêtông nhựa nóng, chặt hạttrung (BTNC25) dày 7cm.

– Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩnnhựa 1.0 Kg/m2

– Cấp phối đá dăm loại I dày25cm, K ≥ 0.98

– Cấp phối đá dăm loại II dày30cm, K ≥ 0.98

– Cấp phối sỏi đỏ dày 35cm, K ≥0.98

+ Nền đắp cát, chiều dày lớp cátđắp tối thiểu 30cm, K ≥ 0.98.

Xem thêm: Mẫu Câu Tiếng Anh Khi đi Khám Sức Khỏe Tiếng Anh Là Gì

Lưu ý : Đối với các tuyếnđường trong nội đô, nội thị lớp cấp phối sỏi đỏ được thay bằng lớp cát gia cốxi măng tỷ lệ 4% ¸ 6% có chiều dày bằng chiều dày lớp cấp phối sỏi đỏ được thaythế.

Chuyên mục: Hỏi Đáp