Phụ lục hợp đồng là phần tài liệu kèm theo hợp đồng dân sự để quy đinh chi tiết hoặc bổ sung, sửa đổi điều khoản cho hợp đồng.Nếu phụ lục được lập cùng hợp đồng thì sau khi hoàn thành việc ký kết, hợp đồng có hiệu lực thi hành thì phụ lục cũng có hiệu lực. Nếu phụ lục hợp đồng được phát sinh trong quá trình thực hiện thì thời điểm có hiệu lực sẽ được các bên thoả thuận và ghi rõ.

Bạn đang xem: Phụ lục hợp đồng là gì

Sau khi giao kết hợp đồng, có nhiều vấn đề phát sinh mà các bên không biết trước được. Khi đó, các bên sẽ xảy ra tranh chấp về vấn đề đó hoặc chấm dứt hợp đồng hoặc phải thỏa thuận lại những trường hợp phát sinh đó nếu các bên muốn hợp tác tiếp. Một trong những trường hợp các bên hay lựa chọn là ký kết phụ lục hợp đồng. Sau đây, dựa theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, Luật Quang Huy xin giải đáp vấn đề phụ lục hợp đồng như sau:

Nội dung bài viết

Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Phụ lục hợp đồng là gì?

Theo Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về phụ lục hợp đồng tại Điều 403:

1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

*

Phụ lục hợp đồng

Qua những quy định của pháp luật dân sự ta có hiểu phụ lục hợp đồng là phần tài liệu kèm theo hợp đồng dân sự để quy đinh chi tiết hoặc bổ sung, sửa đổi điều khoản cho hợp đồng. Vì vậy, nội dung của phụ lục phải phù hợp với nội dung các bên thỏa thuận.

Bản chất của phụ lục chính là những điểu khoản hợp đồng, được bổ sung sau khi đã soạn thảo hợp đồng xong. Nội dung là điều khoản phụ để giải thích cho các điều khoản thỏa thuận.

Xem thêm: đào Hoa Là Gì – Nhận Diện Người Có Tính đào Hoa

Hiệu lực của phụ lục hợp đồng

Phụ lục của hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Bản phụ lục hợp đồng luôn được ban hành kèm theo hợp đồng, nên nó không thể áp dụng riêng rẽ mà luôn phụ thuộc và thực hiện kèm theo khi thực hiện hợp đồng. Nếu phụ lục với nội dung hợp đồng có sự khác nhau thì sẽ áp dụng theo hợp đồng, các điều khoản phụ lục bị trái sẽ không có hiệu lực. Tuy nhiên, nếu các bên thỏa thuận áp dụng theo phụ lục thì điều khoản trong hợp đồng bị coi là đã được sửa đổi.

Thời điểm lập và thời điểm có hiệu lực của phụ lục

Trong quá trình các bên thỏa thuận, nhiều nội dung điều khoản không thể quy định chi tiết luôn trong bản hợp đồng được. Nên để cho các bên dễ dàng thực hiện nghĩa vụ, thì các bên sẽ quy định chi tiết điều khoản đó trong phụ lục. Khi cần giải thích, quy định chi tiết điều khoản thỏa thuận thì sẽ soạn phụ lục hợp đồng. Thường thì các bên soạn phụ lục khi:

Lập cùng khi soạn thảo hợp đồng. Khi các bên ký kết hợp đồng, sẽ đồng thời ký phụ lục hợp đồng. Sau khi hoàn thành việc ký kết, hợp đồng có hiệu lực thi hành thì phụ lục cũng có hiệu lực.Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ, khi thấy có điều khoản không rõ ràng thì các bên có thể thỏa thuận bổ sung phụ lục để quy định vấn đề đó. Bản phụ lục phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

Hầu hết các loại hợp đồng đều không hạn chế số lượng phụ lục. Tuy nhiên, có một số hợp đồng cụ thể quy định giới hạn số phụ lục được phép lập. Ví dụ như hợp đồng lao động. Tại Điều 5 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định thì thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và cùng loại thời hạn với hợp đồng đã giao kết. Tuy nhiên, đối với các nội dung khác thì cũng không hạn chế số lần sửa đổi, bổ sung.

Các loại phụ lục hợp đồng thường gặp

Trong thực tế, khi thực hiện hợp đồng sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề mà các bên chưa lường trước được. Khi phát sinh, các bên muốn thống nhất ý chí để tiếp tục thực hiện thì có thể thỏa thuận ký phụ lục hợp đồng. Tùy từng nội dung thể hiện sẽ có tên gọi khác nhau. Phụ lục gia hạn hợp đồng để gia hạn thêm thời gian thực hiện hợp đồng. Phụ lục điều chỉnh hợp đồng để điều chỉnh một điều khoản hợp đồng. Ví dụ điều chỉnh giá trị hợp đồng, thay đổi chủ thể hợp đồng,…

*

Phụ lục hợp đồng

Phụ lục bổ sung hợp đồng là bổ sung thêm các điều khoản phát sinh sau này như hợp đồng vận chuyển không lường trước được thời gian vận chuyển bị tắc đường khiến không giao đúng hạn. Khi phát sinh, các bên thỏa thuận được cách giải quyết và quyết định bổ sung vào hợp đồng để thực hiện những lần sau. Các phụ lục khác: Phụ lục hợp đồng tăng lương, phụ lục hợp đồng bổ sung hàng hóa,….

Xem thêm: Ngáo Là Gì – Nghĩa Của Từ Ngáo

Trên đây là những phân tích pháp luật quy định vấn đề phụ lục hợp đồng. Nếu có thắc mắc hay mong muốn trợ giúp, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật dân sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Chuyên mục: Hỏi Đáp