Tại Monster Lab, các bạn học viên luôn bảo mình so sánh Adobe Photoshop và Lightroom. Các bạn thắc mắc nên dùng phần mềm nào. Sự thật là, chẳng có câu trả lời chính xác nào hết. Mình chỉ có thể nói điều đó còn phụ thuộc vào mỗi dự án các bạn làm. Nhưng hôm nay mình sẽ nói về 2 vấn đề: khi nào và tại sao dùng Photoshop và Lightroom.
Photoshop là gì?
Photoshop đồng nghĩa với chỉnh sửa ảnh. Đó là ý nghĩa ban đầu của ứng dụng này. Thuở trước, Adobe tạo ra Photoshop để biên tập ảnh kỹ thuật số đơn giản. Sau này, nó dần được mở rộng để đáp ứng các nhà thiết kế đồ họa, kiến trúc sư, nhà xuất bản và nhiếp ảnh gia. Photoshop được coi như là một con quái vật khó có thể thay thể trong ngành công nghiệp sáng tạo. Ở thời điểm này, nó nên có tên là: Photo-Graphic-Design-Animation-Studio-Shop… chứ không chỉ đơn thuần là Photoshop.
Photoshop đồng thời cũng là một ứng dụng biên tập “pixel level”. Nghĩa là bạn có thể tiếp cận tới từng chấm màu – thứ nhỏ bé tạo ra cả một sản phẩm thiết kế.
Lightroom là gì?
Là một trình biên tập ảnh, Lightroom bao gồm một tập hợp các tính năng của Photoshop được tùy chỉnh phù hợp với nhiếp ảnh gia đương đại. Lightroom bao gồm phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các thao tác hình ảnh mà bạn có thể sẽ cần.
Tuy nhiên, Lightroom nhiều hơn là một ứng dụng biên tập ảnh. Nó còn là một công cụ quản lý hình ảnh tuyệt vời. Lightroom giúp bạn nhập, tổ chức, quản lý và tìm kiếm hình ảnh. Tóm lại, nó là một công cụ chỉnh sửa và quản lý ảnh, 2 tính năng tuyệt vời trong một công cụ duy nhất.
Ngược lại với Photoshop, bạn không cần phải lo về nút “save as” khi sử dụng Lightroom. Thực tế là Lightroom không có nút “save”. Tất cả ảnh mà bạn chỉnh sửa sẽ được tự động lưu trong một “Lightroom catalog” – được cho là cơ sở dữ liệu lưu giữ mọi lịch sử chỉnh sửa.
Khi nào bạn nên sử dụng Lightroom?
Nếu bạn chụp ở dạng RAW thì mình khuyên bạn nên đưa ảnh vào Lightroom trước tiên.
Bạn đang xem: Photoshop lightroom là gì
Xem thêm: đô Thị Hóa Là Gì
Xem thêm: Endurance Là Gì – Endurance Nghĩa Là Gì
Nó là công cụ chỉnh sửa ảnh dạng thô tuyệt vời nhất. Bao gồm ( nhưng không giới hạn ): cắt, cân bằng trắng, phơi sáng, chuyển màu đen trắng, gỡ bỏ điểm, khử mắt đỏ, điều chỉnh cục bộ, giảm noise, rung, bão hòa…Nếu bạn là người mới bắt đầu, bạn sẽ rất thích những tính năng này. Thực sự là, Lightroom cũng dễ sử dụng hơn Photoshop.
Tính năng nổi bật trong Lightroom
Khi nhắc đến tính năng, mình tin rằng Lightroom một lần nữa đánh bại Photoshop. Với Lightroom, bạn có thể tạo ra những bộ sưu tập ( collections ), thêm từ khóa, di chuyển cùng lúc nhiều files qua các ổ cứng, tạo slideshow và post lên Facebook với thao tác cực đơn giản.
Bởi vậy, đối với những người đam mê và chụp ảnh chuyên nghiệp, dù là chụp chân dung, ảnh cưới, đường phố thì Lightroom cũng đóng vai trò như một công cụ hoàn hảo giúp tiết kiệm thời gian.
Khi nào nên sử dụng Photoshop?
Đơn giản là khi bạn không muốn sử dụng Lightroom…
Đùa thôi! Hehe. Có một số tính năng mà Photoshop được ưu ái hơn:
Trình chỉnh sửa mạnh mẽ và linh hoạt hơn: Khi bạn muốn kiểm soát pixel để in ấn, bạn muốn cánh tay mỏng hơn hoặc người cao hơn, Photoshop là tất yếu.
Cắt ghép: Đúng vậy. Photoshop cực nổi tiếng và thông dụng với tính năng này. Nó cắt ghép mọi thứ.
HDR: Mặc dù có một số HDR plugins có sẵn cho Lightroom ( Photomatrix ) nhưng nếu bạn muốn kết hợp các hình ảnh với nhau để kéo hightlights và shadows từ nhiều lần exposures, Photoshop làm điều này tuyệt vời. Lưu ý nhỏ là Lightroom cũng có thể làm được điều này nhưng có hiệu quả khác nhau.
Ảnh toàn cảnh: Photoshop giúp bạn ghép nhiều hình ảnh với nhau để tạo nên một ảnh toàn cảnh. Tất nhiên, Lightroom cũng có thể làm được nhưng không hiệu quả bằng Photoshop.
Khả năng “chữa bệnh” cao: bạn có thể loại bỏ những vết bẩn, lông thừa, làm trắng răng… đủ mọi thứ.
Vậy thì, khi nào Photoshop và khi nào Lightroom?
Thật tiếc khi phải nói rằng, sẽ không có câu trả lời chính xác nào cả. Tuy nhiên, có một tin vui là bạn có thể dùng cả 2 ứng dụng này bởi chúng liên kết với nhau rất nhuẩn nhuyễn ( cùng một nhà mà hehe ). Nếu bạn đang tập tành chụp ảnh hay thiết kế, bạn nên bắt đầu với Lightroom rồi sau đó là Photoshop.
Hãy kết hợp nhuần nhuyễn những tính năng nổi bật của 2 ứng dụng hay ho này để làm tốt công việc của bạn nhé. Còn nếu bạn muốn được hướng dẫn chi tiết trong thời gian ngắn thì bạn có thể tham khảo khóa học Design Basic của chúng mình. Khóa học tập trung vào 2 công cụ chính là Photoshop và Lightroom cho những người bắt đầu với nhiếp ảnh và thiết kế. Chính là bạn đấy.
Chuyên mục: Hỏi Đáp