Có thể định nghĩa phóng sự như sau: Phóng sự là một thể tài báo chí, phản ánh những vấn đề có tính thời sự, có ý nghĩa chính trị xã hội được bạn đọc quan tâm.Phóng sự có thể viết bằng các bút pháp mang tính văn học. Trong phóng sự có tính nhân vật và cái tôi trần thuật.Phóng sự giúp bạn đọc hiểu sâu hơn, rõ hơn sự việc và chia sẻ được với tác giả những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm.

Bạn đang xem: Phóng sự là gì

Phóng sự là một thể tài của báo chí nhưng lại gần gủi với văn học,thường viết về những vấn đề của xã hội và viết về những con người trong một hoàn cảnh điển hình. Trong một chuần mực nào đó, những nhân vật này đều có số phận, hoàn cảnh riêng.Một bài phóng sự không có nhân vật thì chưa phải là phóng sự, không thể để tác giả nói mà hãy để cho nhân vật được nói.Bạn đọc muốn biết số phận của nhân vật từ câu chuyện và hình ảnh của chính họ.
– Trong phóng sự có cái tôi hay không? Có bao nhiêu thì vừa? Cái tôi làm phóng sự hay lên hay dở đi? Có những dạng tôi nào trong phóng sự? Khi nào thì cái tôi bị người ta ghét? Đây là vấn đề còn nhiều tranh cãi.
– Những tác phẩm được gọi là phóng sự thường sử dụng bút pháp tả chân để tạo tính xác thực cho thông tin nhưng những nhà văn làm báo vẫn còn sử dụng những thủ pháp dành riêng cho văn chương để làm báo.
– Từ năm 1986, đất nước ta đi vào công cuộc đổi mới trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, tư tưởng… Phóng sự với trọn vẹn tính phóng sự được hình thành từ đây. Cái tôi của tác giả trong phóng sự lúc này cũng được định hình rõ ràng, không chỉ ở mức người trần thuật, chứng kiến. Những phóng sự này không những mang đậm dấu ấn của vấn đề mà còn bày tỏ chính kiến, nêu những kiến nghị, đề xuất những giải pháp. Họ xưng tôi trong phóng sự của mình như một cách khẳng định sự lao động nghiêm túc, đồng thời cũng là sự khẳng định trực tiếp trách nhiệm của cá nhân trong thời buổi xã hội yêu cầu ngày càng cao về trách nhiệm của nhà báo.
– Báo chí mang tính định hướng, nhà báo phải thể hiện rõ ràng lập trường, quan điểm của mình, không được núp dưới bóng hai chữ khách quan mà chỉ nêu vấn đề chung chung.

Xem thêm: đẽ đàng Là Gì

– Việc xưng tôi chỉ là một hình thức chứ chưa thể là căn cứ vững chãi để xác định cái tôi tác giả trong phóng sự. Thực chất cái tôi tác giả trong phóng sự là sự pha trộn của nhiều cái tôi: cái tôi nhân chứng, cái tôi trần thuật, cái tôi thẩm định và cái tôi cảm xúc. Những cái tôi này không tách bạch riêng rẻ mà xen kẻ một cách hài hòa và uyển chuyển, tạo nên những giá trị cho tác phẩm phóng sự.
– Không có sự tách bạc rạch ròi nào giữa những cái tôi trong một phóng sự mà chỉ có sự nổi trội của yếu tố này hay yếu tố khác trong cái tôi đó. Các yếu tố này luôn kết hợp chặt chẽ với nhau. Nhờ sự kết hợp linh hoạt giữa các yếu tố này mà bức tranh của hiện thực được tái hiện xác thực, sống động, sắc nét, chuyển tải được chủ đề tư tưởng theo góc độ nhìn nhận và quan điểm của người viết, có chiều sâu nội tâm và quan điểm của tác giả.
– Tính văn học trong phóng sự là cách hành văn. Nhưng còn các thủ pháp văn học cũng phải biết dùng sao cho đúng. Biết tường thuật khi cần tường thuật, biết miêu tả khi cần miêu tả.
– Sử dụng văn học trong phóng sự là sử dụng ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật sao cho linh hoạt, sinh động, giàu hình ảnh.
– Viết một bài phóng sự cũng cần thiết có những trích dẫn câu nói có trọng lượng của các nhân vật có liên quan, hoặc trích dẫn các số liệu, các câu chuyện, điển tích… miễn là thấy nó phù hợp và có giá trị nâng thêm chất lượng phóng sự.

Xem thêm: Tcp/ip Là Gì – Kiến Thức Về Giao Thức Mạng Tcp/ip

– Viết phóng sự có một yêu cầu quan trọng là làm cho bạn đọc hiểu rõ hơn, hiểu nhiều hơn về vấn đề bài báo đưa ra. Nhưng quan trọng hơn nữa là tác giả phải truyền đến bạn đọc suy nghĩ, cảm xúc, nhận dịnh của mình để bạn đọc chia sẻ.

*

*

Chuyên mục: Hỏi Đáp