Tôi cho rằng, “Nhân tính, Quốc tính và Cá tính” là đặc tính của Con người tự do; và Con người tự do là đích đến của Giáo dục khai phóng…

Bạn đang xem: Phổ quát là gì

*

Phổ quát (Cái)C1

CÁI PHỔ QUÁT

Tác giả: Tadeusz Kotarbinski*Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

Trong cuộc tranh cãi về khái niệm phổ quát đã kéo dài suốt nhiều thế kỷ nay, thái độ của các nhà tư tưởng khác nhau có thể được xếp, đại loại, vào các quan điểm sau: phái hiện thực, với hai phiên bản cực đoan và ôn hòa; phái duy danh, cũng dưới hai hình thức cực đoan hay ôn hòa. Quan điểm hiện thực cực đoan, hay hiện thực kiểu Platôn, công nhận sự tồn tại của cái phổ quát bên ngoài những vật thể nhìn thấy được, nói cách khác, là bên cạnh những cá thể mà giác quan ta có thể cảm nhận được, nó còn công nhận thêm những cái phổ quát nữa. Từ quan điểm này, ta có thể nói rằng cái phổ quát «con người nói chung» tồn tại bên ngoài Sôkratês, Platôn và những cá nhân khác. Phái hiện thực ôn hòa, tức là phái lấy triết lý của Aristotelês làm mẫu mực, cũng công nhận sự tồn tại của cái phổ quát, nhưng chỉ trong những cá thể: như vậy, đối với nó, «con người nói chung» chỉ nằm nơi Sôkratês, Platôn và những cá nhân khác, chứ không tồn tại bên ngoài những cá thể này. Tuy nhiên, cả hai phiên bản của chủ nghĩa hiện thực đều công nhận sự tồn tại của cái phổ quát bên ngoài tinh thần (spirit = esprit), nghĩa là hoàn toàn độc lập với sự biết rằng có hay không có một ai đã từng tư duy một cái phổ quát như vậy. Ngược lại, phái duy danh phủ nhận một sự tồn tại tương tự của cái phổ quát.

Xem thêm: Tầng Ozon Là Gì – Tầng Ozone Là Gì

Ngoài tinh thần ra, phiên bản duy danh cực đoan bác bỏ mọi tồn tại phổ quát, trong khi phiên bản duy danh ôn hòa, còn gọi là khái niệm luận, công nhận sự tồn tại của chúng trong tinh thần con người.

Xem thêm: Vĩ Thanh Là Gì – Nghĩa Của Từ Vĩ Thanh

Tadeusz Kotarbiński,Leçons sur l”histoire de la logique(Bài giảng về Lịch sử Lôgic học),Paris, PUF, 1964, tr. 80.

Còn được gọi là «khái niệm phổ quát». Vì trong tiếng Việt đã có «cái ăn», «cái mặc», «cái chết», «cái học» («cái học ngày nay đã hỏng rồi / Mười người đi học, chín người thôi»)…, chúng tôi chủ trương nên dần dần dùng «cái» nhiều hơn cho loại từ trừu tượng mỗi khi có thể, và nói «cái thiện», «cái ác», «cái đẹp», «cái biết», «cái phổ quát»,… để bớt lệ thuộc vào kho từ Hán Việt. Cứ nho nhe mãi thì trí thức sẽ thành nhếch nhác, còn chính trị thì nhu nhược. NVK

Còn gọi là «con người» hay «con người phổ quát». NVK

Chuyên mục: Hỏi Đáp