Trong bài viết này mình sẽ tiếp tục viết tiếp phần tiếp theo trong kiến thức liên kết đoạn và liên kết câu trong văn bản. Ngoài phép liên tưởng và phép lặp thì phép còn lại là phép thế.

Bạn đang xem: Phép thế là gì

Phép thế là gì?

Là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ tương đương nhằm tạo ra tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Và phép thế được chia thành 2 loại là phép thế đại từ và thế từ đồng nghĩa.

Các loại phép thế 

Thế đại từ

Là dùng những đại từ thay thế cho một từ ngữ, một câu hay một ý gồm nhiều câu… nhằm tạo ra tính liên kết giữa các phần trong văn bản.

Ví dụ 1: “Đời các vĩ nhân cho ta một lý tưởng, một kiểu mẫu để bắt chước. Nhờ gương sáng của họ mà ta trở nên khá, có can đảm, kiên nhẫn để đi đến mục đích” Trích Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê.

Ta thấy trong đoạn văn trên đã thay thế từ vĩ nhân bằng tự họ mà nghĩa trong câu không bị ảnh hưởng.

Ví dụ 2: Lan là cô hàng xóm nhà tôi, nhà cô ấy không trồng một loại hoa nào hết.

Chủ tố là Lan, từ thay thế là vị tố cô ấy.

Ví dụ 3: Những bất bình đẳng về kinh tế thường đưa ra sự bùng nổ của đấu tranh cách mạng. Chúng ta cần giữ quan điểm ấy khi nguyên cứu lịch sử các nước.

Lưu ý: Hiệu quả liên kết của đại từ sẽ gia tăng nếu đại từ đi kèm với một danh từ có nghĩa khái quát. Và thế đại từ này cũng có khả năng duy trì chủ đề như lặp từ ngữ.

Thế đồng nghĩa 

Là phương thức liên kết thực hiện bằng cách sử dụng ở đầu câu thứ hai một vài từ ngữ đồng nghĩa với một vài từ ngữ khác đã xuất hiện ở câu thứ nhất.

Đối tượng ngôn ngữ ở đây là từ đồng nghĩa hoặc đồng sở chỉ. Đồng sở chỉ là khi nói đến một đối tượng nào đó sẽ có nhiều biểu thức khác nhau, tên gọi khác nhau để chỉ cùng một đối tượng đó. 

Ví dụ: Một chiếc mũ len xanh nếu chị sinh con gái. Chiếc mũ sẽ đỏ tươi nếu chị đẻ con trai.

Ta thấy hai từ sinh và đẻ có nghĩa giống nhau.

Tác dụng của phép thế đồng nghĩa

Liên kết câuCung cấp thông tin phụ, làm cho nội dung văn bản thêm phong phú.Tránh lặp từ đơn điệu, tránh việc lặp đi lặp lại một từ nhiều lần trong câu.Tạo sự đa dạng, phong phú cao độ.Có khả năng duy trì chủ đề như lặp từ ngữ và thế đại từ.

Phép thế từ đồng nghĩa lại được phân chia thành 3 loại gồm: Thế đồng nghĩa phủ định, TĐN miêu tả, TĐN từ điển. 

Thế đồng nghĩa từ điển

Là kiểu phép thế từ đồng nghĩa ổn định mà cả hai yếu tố liên kết đều là những từ đồng nghĩa.

Ví dụ: Ông Tám Xéo Đước chết để cho quân giặc khiếp sợ. Sự hy sinh của ông làm cho đồng bào quyết tâm hơn.

Xem thêm: Lòng Trắc ẩn Là Gì – Tìm đến Giúp đỡ Với Lòng Trắc ẩn

Từ hy sinh thay thế từ chết làm nổi bật tầm quan trọng và ý nghĩa cái chết của ông Tám Xéo.

Ví dụ 2: Ăn ở với nhau được đứa con trai lên hai thì chồng chết. Cách mấy tháng sau đứa con lên sài bỏ đi để chị lại một mình. Trích Mùa Lạc – Nguyễn Khải.

Từ bỏ đi thay thế cho từ chết giúp giảm bớt đau thương cho người vợ.

Ví dụ 3: Tin chiến thắng của quân bạn làm cho anh em nức lòng phấn khởi. Cái hào hứng của những người góp cả sinh mệnh mình vào chiến thắng.

Ta thấy 2 từ phấn khởi và hào hứng đồng nghĩa với nhau.

Thế đồng nghĩa phủ định

Kiểu phép thế ổn định mà một trong hai yếu tố liên kết là cụm từ được cấu tạo từ từ trái nghĩa của yếu tố kia cộng với từ phủ định.

Ví dụ: Người Pháp đổ máu đã nhiều. Dân ta hy sinh cũng không ít.

Ta thấy từ trái nghĩa “ nhiều – ít” và từ phủ định là “ không”.

Ví dụ 2: Lần này có lẽ là ngủ được yên. Lần này nó cũng không thể thức hơn được nữa.

Ví dụ 3: Nó phải đi hết chỗ này đến chỗ nọ, để kiếm cái nhét vào dạ dày. Để nó sống vì nó chưa chết ( Hai cái bụng – Nguyễn Công Hoan).

Thế đồng nghĩa miêu tả

Thế đồng nghĩa miêu tả là phép thế không ổn định, nó có ít nhất một trong hai yếu tố liên kết là cụm từ miêu tả một thuộc tính điển hình nào đó đủ để đại diện cho đối tượng mà nó biểu thị.

Ví dụ: Thơ lục bát giàu nhạc điệu. Nguyễn Du đã dùng thể thơ thuần túy Việt Nam ấy để viết truyện Kiều.

Xem thêm: Hoàng Hôn Là Gì – Vẻ Đẹp Của Hoàng Hôn Hoàng Hôn Là

Phép thế là cách liên kết câu quan trọng, giúp lời văn phong phú nghĩa, hình ảnh hơn. Vì vậy các bạn cần nắm vững những kiến thức trên để áp dụng trong việc phân tích và làm văn.

Chuyên mục: Hỏi Đáp