Ở các quốc gia phương Tây, khái niệm pháp quyền (rule of law) có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn. Lấy ví dụ, lời mở đầu của Công ước châu Âu về Nhân quyền nói rằng pháp quyền là một đặc điểm chung của tất cả các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu. Ở Mỹ, pháp quyền cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống tư tưởng chính trị – luật pháp. Như lời Thomas Paine – một trong những thành viên của Nhóm lập quốc Hoa Kỳ đã viết: “Ở Mỹ, Luật pháp là Vua”. Người phương Tây luôn tự hào rằng họ sống trong một xã hội mà luật pháp nắm quyền tối cao và điều đó là một trong những “trụ cột” giúp xã hội phương Tây giữ được sự ổn định.
Bạn đang xem: Pháp quyền là gì
Vậy nhà nước như thế nào mới được coi là tôn trọng pháp quyền?
Khái niệm pháp quyền bắt đầu được phát triển từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại (trước Công nguyên). Trong thời hiện đại, nó có thể được xem xét thông qua học thuyết “Khế ước xã hội” của Thomas Hobbes và John Locke – hai triết gia nổi tiếng người Anh.
Nhiều sách của John Locke và sách viết về ông đã được xuất bản tại Việt Nam. Ảnh: Sách Khai Tâm.
Học thuyết này giả định rằng trong trạng thái tự nhiên, con người hoàn toàn tự do, và họ giới hạn sự tự do của mình khi bước vào xã hội để đổi lấy sự ổn định, theo một bản “hợp đồng xã hội”. Hiến pháp của các quốc gia thường được xem là các bản khế ước đó – nêu ra những quyền mà con người trao cho chính quyền và những quyền họ giữ lại. Vì vậy, học thuyết này cho rằng con người trong xã hội trao chủ quyền tối cao (sovereignty) cho luật pháp chứ không phải cho chính phủ. Nói cách khác, luật pháp chứ không phải chính phủ nắm vai trò chi phối xã hội.
Nhưng một câu hỏi quan trọng là khi bước vào xã hội, con người đã trao đi bao nhiêu quyền cá nhân của mình? Đây là một vấn đề quan trọng bởi nếu con người không trao hết quyền lợi cho luật pháp thì luật pháp sẽ có nghĩa vụ phải tôn trọng những quyền lợi mà con người giữ lại.
Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng về cơ bản có hai luồng tư tưởng chính: pháp quyền hình thức (formalistic rule of law) và pháp quyền thực tế (substantive rule of law).
Trường phái pháp quyền hình thức cho rằng khái niệm pháp quyền cần phải được hiểu theo cách “phi cảnh” (content-free). Theo đó, khi bước chân vào xã hội, con người đã trao toàn bộ quyền tự do của họ cho luật pháp. Luật pháp vì vậy có quyền lực tối cao, và từ đó ban lại các quyền tự do nhất định cho các cá nhân. Luật pháp cũng dùng quyền lực tối cao đó của mình để ban những quyền hành động nhất định cho chính quyền – những người thực thi luật pháp. Vì vậy theo trường phái này, một nhà nước sẽ được gọi là nhà nước pháp quyền nếu tuân thủ hai yêu cầu:
Một, chính phủ và các cơ quan chính phủ chỉ được phép hành động trong phạm vi quyền lực được luật pháp trao cho. Nếu họ hành động vượt quá quyền hạn (ultra vires) và nếu chính quyền dung túng điều đó, thì quốc gia đó không thể gọi là tôn trọng pháp quyền.
Lấy ví dụ như vụ án Entick vs. Carrington. Vào năm 1765, nhà của ông Entick bị cảnh sát mật của Hoàng gia Anh lục soát theo lệnh của Thủ tướng thời bấy giờ là Ngài Halifax. Entick kiện ba cảnh sát đó vì tội đột nhập trái phép.
Ở tòa, ba cảnh sát đó bào chữa rằng họ làm theo lệnh của Thủ tướng nên họ vô tội. Tuy nhiên, Chưởng tọa của tòa án Anh lúc đó là ngài Camden không đồng ý. Theo ông, trong luật pháp không có điều nào cho phép Halifax ra một lệnh lục soát như vậy. Trong bản án, ông viết: “Nếu đó là luật, thì luật đó phải được tìm thấy trong sách luật, nhưng tôi không tìm thấy một điều luật nào như vậy ở nước Anh”.
Xem thêm: Cool Pool 8 Ball – Download Pool 8 3
Hai, không ai đứng trên luật pháp – tất cả mọi cá nhân, bất kể địa vị, đều ở dưới luật pháp và chịu ảnh hưởng công bằng của luật pháp. Điều này có nghĩa rằng, luật pháp có giá trị tối cao đối với tất cả mọi cá thể trong một quốc gia. Vậy cho dù là ai, từ tổng giám mục, bộ trưởng cho tới người lái xe, nếu vi phạm pháp luật, đều phải chịu trách nhiệm ngang nhau dưới luật pháp. Nội dung của luật pháp của một quốc gia không có giá trị quyết định xem nhà nước đó có tôn trọng pháp quyền hay không – miễn rằng nó công bằng với tất cả mọi cá thể.
Vấn đề lớn của trường phái này là một thể chế luật pháp độc ác, hay đậm chất chính trị, hay vô lý cũng có thể được coi là tôn trọng pháp quyền nếu chúng tuân thủ hai yêu cầu trên. Lấy ví dụ, một hệ thống luật pháp cho phép con người đi ăn trộm hay ăn cướp nếu họ đói, hay cảnh sát được quyền bắn bất cứ ai họ tin là có âm mưu phản quốc cũng có thể gọi là tôn trọng pháp quyền, nếu luật pháp đó được ban hành theo đúng quy định.
Theo một số nhà tư tưởng như Joseph Raz, pháp quyền như vậy là vô nghĩa, bởi pháp quyền vốn là một giá trị bảo vệ con người khỏi những bất công của luật pháp – nếu hiểu pháp quyền chỉ theo nghĩa hình thức, thì khái niệm pháp quyền sẽ trở nên vô giá trị.
Khái niệm pháp quyền thực tế giải quyết được vấn đề này vì hiểu theo trường phái này, nhà nước chỉ thực sự tôn trọng pháp quyền nếu những quyền lợi cá nhân được bảo vệ đầy đủ.
Lập luận của trường phái này là khi bước vào xã hội, con người không trao hết quyền lợi của họ cho luật pháp. Họ cho rằng có những quyền lợi mà con người không bao giờ trao cho luật pháp khi họ bước chân vào xã hội, một nhà nước tôn trọng pháp quyền đầy đủ phải có nghĩa vụ tôn trọng và xác nhận những quyền lợi này.
Lấy ví dụ từ Nguyên Chánh án Tòa Phúc thẩm Anh, Ngài Tom Bingham xứ Cornhill. Ông cho rằng một nền pháp quyền cần phải thoả mãn 8 điều kiện:
Luật phải dễ được tiếp cận cũng như dễ hiểu, rõ ràng và có thể dự báo;Vấn đề quyền và trách nhiệm pháp lý phải được giải quyết bằng luật và không được tùy tiện;Luật của các địa phương phải được áp dụng đồng bộ;Luật phải bảo vệ những quyền căn bản của con người;Luật pháp phải cung cấp các phương tiện giải quyết tranh chấp với chi phí phải chăng và không bị trì hoãn quá đáng;Các bộ trưởng và công chức ở các cấp phải thực thi quyền lực của mình một cách hợp lý và trung thực, cho mục đích cụ thể được giao và không được vượt quá quyền hạn của mình;Thủ tục xét xử phải công bằng;Nhà nước phải tuân thủ luật quốc tế.
Xem thêm: Buckwheat Là Gì – Những Thông Tin Thú Vị Về Buckwheat
Có thể thấy phạm trù của pháp quyền thực tế nằm trên một lăng kính rất rộng. Pháp quyền hiểu theo nghĩa này, không chỉ cần luật pháp nắm quyền lãnh đạo tối cao, mà còn cần có nhiều yếu tố chủ quan khác, như toà án độc lập, hay tôn trọng những quyền căn bản của con người (human rights).
Chuyên mục: Hỏi Đáp