Dù cây trồng có nhu cầu dinh dưỡng trung, vi lượng không nhiều, nhưng nếu nhà nông chỉ nghĩ đó như “gia vị”, có cũng được, không có cũng xong thì đã nhầm. Cách khắc phục, theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, lại rất dễ dàng: Sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển là con đường ngắn nhất và tiện lợi nhất.
Rất nhiều nông dân trồng dứa ở Thanh Hoá đã sử dụng phân bón Văn Điển để bổ sung đủ các chất đa, trung, vi lượng cho cây. Ảnh tư liệu.
Bạn đang xem: Phân vi lượng là gì
Cũng như con người cần đến các loại vitamin và khoáng chất, các loại cây trồng để sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao đều cần đầy đủ các loại chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng mà chúng cần đến. Trong bài viết này, chúng tôi xin tập trung đề cập đến các nguyên tố dinh dưỡng “trung lượng” và “vi lượng” (những yếu tố chưa được nhiều nhà nông chú ý đầy đủ) và biện pháp bổ xung cho cây trồng dễ dàng nhất.
Dinh dưỡng trung, vi lượng: Ít nhưng quan trọng
Đúng như tên gọi “dinh dưỡng trung lượng”, cây trồng cần một lượng vừa phải đối với những chất này, đó là canxi (CaO), Magie (Mg); Lưu huỳnh (S) và silic (SiO2). Để biết vận dụng đúng, nhà nông cần nắm được vai trò từng chất như sau:
– Canxi (CaO) còn gọi là vôi, có tác dụng điều hòa môi trường trong dịch cây, canxi còn tham gia các phản ứng sinh học trong quá trình hình thành phát triển dinh dưỡng trong quả cây có múi, trong củ quả, trong các loại hạt lúa, đậu đỗ, ngô… Thiếu can xi cây trồng gặp khó khăn trong việc hấp thu đạm, kali. Cây chậm phát triển, bộ rễ tơ còi cọc ảnh hưởng đến sinh trưởng hấp thu dinh dưỡng của cây. Can xi còn khử chua đất, điều chỉnh độ pH đất tạo thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng tốt, phát triển khỏe cho năng suất tốt.
– Magie (MgO): Một thành phần quan trọng cấu thành nhân của diệp lục. Cây đủ magie thì bộ lá dày, khỏe, cây lúa cứng cáp, cây ăn quả lá dày bền, cây rau củ quả lá chứa nhiều chất khô, kháng hòa tan, các cây có quả thì hạn chế rụng quả non, tỷ lệ đậu quả cao như cà phê, hồ tiêu, lúa, ngô… Nếu thiếu magie, lá mỏng, yếu, đậu quả kém, rụng quả non nhiều, khả năng quang hợp của cây giảm, năng suất thấp.
– Silic (SiO2): Một số loại cây có nhu cầu silic rất lớn như: lúa, mía, dứa, ngô. Silic tham gia hình thành lớp cutin dưới mặt lá để giúp cho cây hạn chế mất nước, tăng sức chịu hạn; thân cành lá, cứng do được bảo vệ lớp lông, gai, phấn giúp cho cây trồng tăng sức đề kháng sâu bệnh. Silic còn giúp cho đất giàu sét trở lên tơi xốp thông thoáng tạo điều kiện cho bộ dễ tơ phát triển nhất là cây có múi như cam, bưởi.
– Lưu huỳnh (S): Lưu huỳnh thường thấy trong các hợp chất hữu cơ, trong các phản ứng sinh hóa học, điều hòa nên thường cho cây phát triển tốt.
Phân lân nung chảy (dạng hạt 17% -19%) của Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển. Ảnh tư liệu
Còn dinh dưỡng vi lượng là những chất mà cây trồng cần một lượng nhỏ. Nhóm này gồm: Bo (B), kẽm (Zn), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), Molypden (Mo)… Những nguyên tố này giúp cho cây phát triển khỏe, hoạt động của chúng giống như những chất xúc tác hoặc những chất oxi hóa giúp cây hấp thu hay sử dụng những nguyên tố đa lượng, nguyên tố trung lượng dễ dàng để tổng hợp dinh dưỡng trong cây trồng:
– Bo (B) là nguyên tố điều hòa đạm trong thực vật, nếu thiếu B, xuất hiện phần thối nhãn búp trên cây cải, thiếu B, gây nên khối u nhỏ trên da của cây có múi, cam, bưởi, chanh, thiếu B cũng gây nên sự giảm sút độ bền của lá non, ở các cây trồng như cà phê, hồ tiêu thường xảy ra hiện tượng thiếu B trên đất đỏ ba zan giai đoạn mùa khô kéo dài.
– Kẽm (Zn), có vai trò đặc biệt trong quá trình xúc tác của các loại cây non trong hô hấp, quang hợp của cây trồng, thiếu kẽm thường hay xảy ra thuộc họ cam, chanh xuất hiện những đốm vàng trên lá, đặc biệt một số loại cây được trồng trên đất ba zan, đất xém thường có hiện tượng thiếu kẽm xảy ra.
– Đồng (Cu), thiếu chất đồng, cây xuất hiện hiện tượng chết rễ non, đôi khi cháy bìa lá, xì mủ, tiết nhựa cũng xảy ra ảnh hưởng đến sinh trưởng cảu cây.
– Molypden (Mo), cây trồng cần lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu. Nếu thiếu chất này, sẽ gây hiệu quả nghiêm trọng đối với các loại củ. Đối với giai đoạn cây con, nếu thiếu Mo, cây con dễ bị chết. Đất chua (độ pH thấp) sẽ cản trở cây trồng hút Mo, gây nên tình trạng cây thiếu Mo, khi bón đạm và lân cao cũng gây hiện tượng thiếu Mo.
Xem thêm: Chẳng Dừng Là Gì – Chẳng Dừng Chiên Nước Mắm
Bổ xung các chất dinh dưỡng trung, vi lượng cho cây trồng
Đất đai ở nước ta thuộc vùng nhiệt đới, gió mùa, khả năng phân hủy, rửa trôi các loại chất dinh dưỡng trung lượng, vi lượng diễn ra mạnh mẽ. Các yếu tố ngoại cảnh này làm giảm hầu hết lượng các chất dinh dưỡng trung, vi lượng trong đất. Các loại đất chua, đất đồi dốc, đất lầy thụt đều bạc màu dinh dưỡng trung, vi lượng. Việc bón phân hữu cơ, phân chuồng, giảm sút cũng góp phần làm cho đất nghèo kiệt dinh dưỡng trung, vi lượng.
Để bổ sung các loại dinh dưỡng này, con đường duy nhất trong điều kiện sản xuất hiện nay là cung cấp qua phân bón. Nhưng hầu hết các loại phân bón hóa học đang cung ứng trên thị trường đều thiếu các loại chất dinh dưỡng trung lượng và vi lượng: Các loại phân đơn như urê, supe lân, kali clorua, DAP, SA và hầu hết các loại phân NPK thông thường không có hoặc không có đủ các loại dinh dưỡng trung, vi lượng. Nếu mua từng loại phân trung lượng, từng loại phân vi lượng để bón cho cây trồng thì giá rất cao và quy trình bón rất phức tạp, người nông dân không thể thực hiện đúng được.
Cách bổ sung thuận tiện nhất: Phân đa yếu tố NPK Văn Điển
Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về phân bón – điểm khác biệt nhất của phân đa yếu tố NPK Văn Điển so với các loại phân khác là ở chỗ: Cân đối ba chất đa lượng đạm (N); lân (P2O5), kali (K2O). Trong mỗi hạt phân bón, có chứa đầy đủ 4 chất trung lượng là: canxi (vôi); magie (MgO); silic (SiO2); lưu huỳnh (S) và 6 chất vi lượng là Bo (Bo); kẽm (Zn); Đồng (cu); Sắt (Fe); molipden (Mo); mangan (Mn).
Phân bón đa yếu tố NPK 12.7.20 (dạng viên) dùng bón cho nhiều loại cây. Ảnh tư liệu.
Hiện tại Công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất trên 60 dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK cho nhiều loại cây trồng: Trong đó phân bón cho cây lúa có:
– Phân ĐYT NPK 10.7.3. có thành phân dinh dưỡng: 10% N; 7% P2O5; 3% K2O; 9% CaO; 6% MgO; 9% SiO2; 2% S và 6 chất vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Fe, Mo… dùng bón lót trước cấy hoặc gieo sạ.
– Phân ĐYT NPK 13.3.10 có thành phần dinh dưỡng: 13%N; 3%P2O5; 10% K2O; 5% CaO; 2% MgO; 4% SiO2; 2% S và 6 chất vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Fe, Mo…, dùng bón thúc đẻ nhánh và bón đón đòng…
Hoặc một số dòng sản phẩm đa yếu tố NPK mà công ty này đã sản xuất có thể sử dụng tốt cho cây cam, bưởi, chanh, quýt như:
– Loại ĐYT NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng 12%N; 8%P2O5; 12% K2O; 8% CaO; 6% MgO; 9% SiO2; 6% S và 6 chất vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Fe, Mo… dùng bón sau thu hoạch và bón đón hoa, bón sau đậu quả.
– Loại ĐYT NPK 12.7.20 có thành phần dinh dưỡng 12%N; 7%P2O5; 20% K2O; 6% CaO; 3% MgO; 4% SiO2; 9% S và 6 chất vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Fe, Mo… chuyên dùng bón tích đường cho quả cam, bưởi, quýt, tích đường cho mía, dứa, chuối…. và rất nhiều dòng sản phẩm đặc trưng cho rau, củ, quả, cây cà phê, hồ tiêu, cao su, sầu riêng, bơ…
Sở dĩ phân đa yếu tố NPK Văn Điển tập hợp đầy đủ các chất trung, vi lượng là do công nghệ sản xuất đa yếu tố NPK từ sự hóa hợp trên dây chuyền hiện đại giữa lân nung chảy Văn Điển (có thành phần dinh dưỡng như sau: 16% P2O5; 30% CaO; 15% MgO; 24% SiO2; 0,4%Fe; 0,02% B; 0,02 Zn; 0,2% Mn, 0,02% Cu, 0,01% Mo…) và đạm urê, kali clorua và lưu huỳnh. Sự kết hợp này đã tạo lên các dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK theo tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau, phù hợp nhu cầu của từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng để cây trồng phát triển khỏe và năng suất, chất lượng cao nhất.
Xem thêm: Permission Là Gì – Permission Nghĩa Là Gì Trong Tiếng Anh
Cũng theo đánh giá của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, sản phẩm này đã được nông dân nhiều nơi trong cả nước tin dùng và chứng minh hiệu quả rất tốt. Bà con nông dân sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cây trồng đã được cung cấp đầy đủ nhất tất cả các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng.
Chuyên mục: Hỏi Đáp