Tư duy phản biện (Critical Thinking) – kỹ năng trong tiếng Anh học thuật

Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng nhất và cũng khó nhất với sinh viên tại đại học nước ngoài. Đây cũng là điểm khác biệt của phương pháp học cấp 3 tại Việt Nam so với các nước phát triển.

Bạn đang xem: Phản biện tiếng anh là gì

Trước đây khi đọc một đoạn kiến thức, bạn chỉ đơn thuần chấp nhận nó là đúng và học theo để nhắc lại trong các kỳ thi. Tuy nhiên tại đại học nước ngoài, bạn cần sử dụng kỹ năng tư duy phản biện với những kiến thức đó, có nghĩa là không dừng lại ở việc bị động đọc và học thuộc kiến thức, bạn phải chủ động tự đặt ra những câu hỏi xoay quanh và đi sâu vào chủ đề đó như về nguyên nhân, hệ quả, các mối liên hệ, quan điểm, so sánh, thuận lợi và hạn chế. Đây là kỹ năng bạn sẽ được rèn luyện trong chương trình tiếng Anh học thuật tại Language Link

 

Thế nào là tư duy phản biện?

Hãy xem một ví dụ của thầy Hal, giáo viên chương trình tiếng Anh học thuật tại Language Link Việt Nam:

*

Trong giờ học kinh tế, giáo sự đưa một ý sau trong bài giảng:

An open-market system is the best. (Hệ thống thị trường mở là tốt nhất)

Tại đại học nước ngoài, việc cần làm không chỉ là ghi lại câu đó và đưa nguyên vào bài thi. Câu nói trên hoàn toàn có thể chỉ là một quan điểm chủ quan của giáo viên. Bạn cần cân nhắc kỹ và đặt ra cho mình những câu hỏi như:

Why is an open-market economic system the best?(vì sao hệ thống thị trường mở lại tốt nhất)How do you know it’s the best? What research do you have to prove this?(từ đâu mà bạn cho rằng đâu là hệ thống tốt nhất? Bạn đã làm những nghiên cứu nào để chứng minh điều này?)Is an open-market system the best for every country?(hệ thống thị trường mở có phải là tốt nhất cho mọi quốc gia không?)What problems does an open market cause? (những mặt hạn chế của thị trường mở là gì?)

*

Tư duy phản biện không đơn thuần chỉ là những ý kiến “phản biện” như tên gọi. Những hoạt động trong quá trình tư duy phản biện thường bao gồm: nêu quan điểm và bảo vệ quan điểm, sử dụng những bằng chứng phù hợp, tạo mối liên hệ giữa các ý, đánh giá, phân tích, tổng hợp, phân loại, so sánh, chỉ ra khó khăn và cách khắc phục. Một quá trình tư duy phản biện được coi là tốt khi đạt được những tiêu chí: rõ ràng, mạch lạc, chính xác, thống nhất, ngắn gọn, phù hợp, có những giải thích và lý do phù hợp, khách quan, toàn diện và có chiều sâu.

 

Những kỹ năng giúp tư duy phản biện hiệu quả

Khi đọc những chương dài của tài liệu, sách giáo khoa, bạn nên lấy giấy bút ghi lại những ý chính để tiện theo dõi. Để giúp cho việc tư duy phản biện, hãy chọn và ghi các ý theo một phương pháp khoa học ví dụ như viết các quan điểm và kết luận ở cột bên trái và các bằng chứng, giải thích và những ý hỗ trợ ở cột bên phải tương ứng. Sau đó nhìn vào bảng tổng kết để ghi bổ sung thêm những ý kiến của mình bằng một màu mực khác. Bên cạnh đó để có được cái nhìn khách quan hơn bạn có thể thảo luận với bạn bè hay những người cùng hứng thú, am hiểu về lĩnh vực đó để có được những cách nhìn khác nhau.

Một kỹ năng quan trọng không kém là liên hệ với những tài liệu khác trong cùng lĩnh vực, những nghiên cứu về cùng một vấn đề của các tác giả khác để có được những cái nhìn đa chiều và sau đó so sánh các quan điểm với nhau. Sau đó bạn có thể nghĩ đến những ý kiến đối lập trái chiều, đặt ra câu hỏi liệu có thể đưa ra những lý do thuyết phục để phản bác quan điểm đó không. Quan trọng nhất là kỹ năng đặt ra các câu hỏi sâu và rộng quanh chủ đề của bài đọc, những câu hỏi phức tạp đòi hỏi thời gian và quá trình suy nghĩ nhất định để tìm câu trả lời như: Bài đọc được viết nhằm đến đối tượng độc giả nào, những điểm yếu mạnh, logic suy luận của bài đọc, mối quan hệ giữa các ý, những điều thừa nhận và ý nghĩa giá trị của bài đọc. Hãy cùng tham khảo mẫu sơ đồ tư duy phản biện của đại học Plymouth

Sở hữu khả năng tư duy phản biện thành thạo có nghĩa là bạn đã có một hành trang thiết yếu quan trọng để thành công tại các trường đại học nước ngoài. Kỹ năng tư duy phản biện không chỉ giúp bạn hiểu được những bài học sâu và rộng trong sách vở tài liệu mà còn giúp bạn trong khi viết tiểu luận, nghe giảng và cả khi làm bài thi.

Tìm hiểu về tư duy phản biện (Critical Thinking)

Du học Mỹ, người ta thường nói đến một phương pháp giáo dục theo lối tư duy phản biện. Vậy tư duy phản biện là gì?

Trong một tập thể, khi một ý kiến nêu ra ngay lập tức được sự ủng hộ hoàn toàn hoặc một cuộc bỏ phiếu mà 100% người về một phía thì có tốt không? Đó có phải là dấu hiệu của sự đoàn kết hay một sự thống nhất cao độ không?

Khi ta gần như mặc nhiên đồng ý với những thứ xung quanh ta mà không hề phán xét hoặc không bao giờ suy nghĩ ngược lại thì đó có phải là ta đang thuận theo tự nhiên, là có ích cho chính chúng ta?

Câu trả lời là không. Một tập thể mà bất cứ vấn đề gì nêu ra đều nhận được sự ủng hộ cao thì hoặc là tất cả đều tiến về phía trước hoặc là tất cả cùng đang lùi về phía sau. Ngược lại một cuộc họp nảy lửa không có nghĩa là nó thể hiện tính thiếu đoàn kết trong nội bộ mà nó là cơ hội để cho tập thể đó suy nghĩ nhiều chiều nhằm lựa chọn ra cách tốt nhất.

*

Trong cuốn “Quốc gia khởi nghiệp” có nói tới một trong những bí quyết thành công của người Israel đó là văn hóa phản biện. Văn hóa phản biện được nuôi dưỡng trong một công ty tới mức mà bất cứ ai cho dù là nhân viên cấp thấp nhất cũng có thể đứng lên tranh luận với một vị tổng giám đốc, không có phân biệt thứ bậc khi tranh luận. Tương tự ngoài chiến trường, một người cấp bậc thấp hơn có thể không theo lệnh của cấp trên khi cần. Văn hóa này kích thích việc khởi nghiệp, không ai phản đối những người nghĩ khác.

Ở Việt Nam thi khác, văn hóa phản biện cấp quốc gia cũng chỉ mới hình thành vài năm gần đây. Ở cấp công ty thì sếp bảo gì cấp dưới cấm cãi, cãi thì mời đi chỗ khác. Ở nhà thì bố mẹ nói gì con cấm cãi, trong một dòng họ thì thứ bậc càng được sắp xếp một cách ngay ngắn nhằm đảm bảo rằng mọi thứ phải có “tôn ti trật tự”

Điều này làm cho những người muốn khởi nghiệp phải gặp khó khăn về dư luận. Cứ làm cái gì khác đi một tí là thể nào cũng có một tập thể những người dỗi hơi thuyết phục bạn bằng được là đừng có làm. Bản thân những con người lớn lên trong môi trường này cũng ngại phải làm một cái gì đó khác với bình thường.

Tư duy phản biện hay còn gọi là tư duy phê phán khác hoàn toàn với phá đám hay bàn lùi. Người bàn lùi thì là bàn ngược nhưng chẳng qua là để thỏa mãn cái tôi cá nhân chứ không phải vì tập thể. Kiểu những câu thế này :

“Tôi thấy rằng ý kiến của anh rất hay nhưng có một cái gì đó không ổn” (nhưng tôi không rõ là cái gì không ổn)“Tôi cho rằng cái chúng ta đạt được không xứng đáng với tiềm năng” (nhưng nếu cho tôi làm lại thì tôi không biết cách nào có thể làm tốt hơn)“Tôi cho rằng cách làm này của chúng ta sẽ không đi đến đâu” (nhưng tôi không biết lý do và tôi cũng chưa tìm ra cách làm khác).

Người có tư duy “bàn lùi” ngay lập tức sinh ra ý kiến ngược lại với số đông. Nếu người ta bảo rẽ phải thì mình bảo rẽ trái, nếu người ta bảo rẽ trái thì mình bảo rẽ phải. Có nghĩa là họ chỉ muốn khẳng định rằng ý kiến của mình là quan trọng để thỏa mãn cái tôi mà không xuất phát từ mục tiêu cao cả nào đó.

Tư duy phản biện hay tư duy phê phán đều cùng một ý nghĩa như nhau. Nhưng chữ “phê phán” thường mang nghĩa tiêu cực. Chữ “phản biện” dùng đúng hơn.

Tư duy phản biện (Critical Thinking) có thể tách làm hai:

– Tư duy tự phản biện– Tư duy phản biện ngoại cảnh

Tự phản biện là tự mình phản biện những ý nghĩ, hành động của chính bản thân mình. Con người ta có xu thế phê phán người khác chứ ít khi tự phê phán chính mình. Khi trong đầu ta phát sinh một ý kiến ta có xu thế bảo vệ ý kiến đó thay vì tự mình đào đi đào lại ý kiến đó để nó ngày càng tốt hơn.

Xem thêm: From Là Gì – ý Nghĩa Của Mỗi Nhãn Là Gì

Khi ta quyết định làm cái gì đó ít khi ta tự đặt câu hỏi “Điều đó có đáng làm không?”, “Nếu làm điều đó thì sẽ ảnh hưởng tới ai?”, “Đây có phải cách làm tốt nhất trong hoàn cảnh hiện tại?”

Khi một ai đó phản biện ý kiến của ta thì ta có xu thể chống lại trước khi suy nghĩ kỹ về ý kiến của họ.

Đại loại chúng ta tự xây dựng một cơ chế tự bảo vệ chính mình chống lại ngoại cảnh cũng như chống lại chính những ý kiến của chúng ta.

Tư duy phản biện ngoại cảnh là việc tiếp nhận những thông tin ngoại cảnh một cách nhiều chiều, không dễ dãi.

Người có tư duy phản biện có những khả năng sau đây:

Khả năng quan sát : Quan sát ở đây không phải chỉ là nhìn mà phải là hiểu. Mỗi người có một trình độ khác nhau trong việc “nhìn hiểu” cũng tương tự như “Nghe” và “Nghe hiểu”, “Đọc” và “Đọc hiểu”. Kết quả của quan sát là ta hiểu được bản chất đằng sau vẻ bề ngoài của sự vật, hiện tượng. Tư duy phản biện bắt nguồn tự việc mỗi sự vật hiện tượng đều có tính hai mặt. Tư duy phản biện giúp nhìn mặt mà ít người thường nhìn.Luôn luôn tò mò và đi tìm kiếm câu trả lời: Sau khi hiểu được bản chất ta bắt đầu nhìn nó dưới nhiều góc độ khác nhau. Lúc này các câu hỏi sẽ rất có ích đặc biệt là câu hỏi Tại sao? Làm thế nào? Quan trọng là bạn phải hướng ngược lại so với xu thế chung. Nếu chỉ đặt câu hỏi mà không chủ động đi tìm câu trả lời thì bạn sẽ được xếp vào loại đa nghi, phá đám, bàn ngược.Luôn nghi ngờ: đặc biệt là sự vật hiện tượng đó bạn mới gặp lần đầu. Một phát ngôn từ người mà bạn thiếu tin tưởng đương nhiên sẽ phải được soi xét kỹ hơn so với một người mà bạn đã hoàn toàn tin tưởng.Có tư duy logic: Tư duy logic là khả năng kết nối các mắt xích tưởng như chẳng có liên kết gì với nhau. Tư duy logic và tư duy phản biện không phải là một mà là bổ trợ cho nhau. Không có tư duy logic thì bạn cùng lắm chỉ đặt ra được câu hỏi chứ khó tự tìm ra câu trả lời. Ngược lại việc sở hữu tư duy phản biện khó hơn nhiều so với tư duy logic.Khả năng tự loại “cái tôi” ra khỏi khung cảnh: Khi đánh giá một vấn đề nào đó bạn phải coi bản thân như một anh A nào đó không phải là chính mình. Nếu không chúng ta sẽ dễ bị cảm xúc chi phối. Đây chính là rào cản lớn để có tư duy phản biện và biến nó thành có ích cho chính bản thân.Kỹ năng ra quyết định: ra quyết định là một quy trình bao gồm: 1.Gọi tên vấn đề, 2. Tìm kiếm các đối tương liên quan tới vấn đề, 3. Tìm nguyên nhân, 4. Tìm giải pháp, 5. Tổ chức thực hiện. Khi bạn phát ngôn ra là “chúng ta nên làm thế này” thì trong đầu bạn phải hình thành đầy đủ các thông tin trong tiến trình ra quyết định rồi. Nó sẽ giúp cho ý kiến của bạn chặt chẽ và có thể tiếp tục tương tác với người khác.

Đặc trưng của một ý kiến phản biện

Ý kiến phản biện thường là của thiểu số vì đơn giản nếu nó của đa số thì đó là ý kiến chính thống rồi. Người có tư duy phản biện thường đưa các ý kiến trái ngược với suy nghĩ thông thường của nhóm đó. Gộp lại thì dấu hiệu của một ý kiến phản biện là nó là của thiểu số và nó phải không giống với những ý thông thường của nhóm đó, tổ chức đó.

Giá trị của ý kiến phản biệnÝ kiến phản biện có giá trị rất lớn quyết định tới sự thành bại của tổ chức thậm chí là sự tiến bộ của loài người. Bất cứ một ý kiến nào mới lạ mới ra đời đều trước hết là bị đám đông vùi dập, khi ý kiến đó đã tự chứng minh được từ thực tế thì nó mới dần được chấp nhận.

Nếu như bạn là người dẫn dắt tổ chức bạn phải nhìn thấy giá trị của những ý kiến phản biện. Nó không khiến tổ chức thất bại mà chính những ý kiến phản biện sẽ giúp tổ chức tránh khỏi các rủi ro không đáng có, nó giúp thúc đẩy sự cải tiến và sáng tạo. Nếu người quản lý chỉ thích những người lúc nào cũng vâng dạ thì sẽ không thu hút được những người phản biện.

Tư duy phản biện phải nằm ở đỉnh cao là sự sáng tạo, mặc dù nó không phải là sáng tạo nhưng nó là chất xúc tác cho sáng tạo.

Để luyện tập Tư duy phản biện bạn phải hội đủ những điều kiện ở trên:

Luyện khả năng quan sátLuôn tò mò và tìm kiếm câu trả lờiLuôn nghi ngờLuyện Tư duy logicKhả năng tự loại cái tôiKỹ năng ra quyết định.

Xem thêm: đơn Thức Là Gì – Lý Thuyết đơn Thức Toán 7

(Theo Chiến lược sống)

“Critial thinking” được hiểu là gì và vai trò của critial thinking trong học tập, trong công việc có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Chuyên mục: Hỏi Đáp