Hằng năm sâu bọ,côn trùng, nấm mốc , ký sinh trùng, bệnh tật, chuột bọ, chim chóc và cỏ dại đã phá hại trên 1/3 số nông phẩm thu hoạch được trên toàn cả thế giới. Chỉ riêng tại Bắc Mỹ, sự thiệt hại được ước lượng vào khoảng 20 tỷ $/ năm. Để đối phó với các tai ương vừa kể, giới nông nghiệp đã sử dụng đến những phương tiện hóa học mà người ta gọi chung là nông dược . Mùa màng, hoa màu nhờ đó mà được tươi tốt , kết quả đồng nhất hơn năng suất và phẩm chất cao , nhưng sản phẩm vẩn được bán ra với giá phải chăng . Đồng thời với những thành quả nầy , con người phải trả một giá khá đắt, đó là vấn đề ô nhiễm môi sinh , và những tác hại đến sức khỏe do chất tồn dư hóa học gây ra .

Bạn đang xem: Pesticides là gì

Nông dược ( pesticide ) là gì ?

*

*

*
Theo nghĩa rộng rãi , đây là những hóa chất dùng để bảo vệ mùa màng , hoa màu, để giúp cải thiện chất lượng , gia tăng năng suất cũng như để bảo quản tốt nông sản thu hoạch sau mổi vụ mùa . Nhiệm vụ của nông dược vừa đa năng và cũng vừa đa dạng . Nông dược có thể ở dưới dạng bột , dạng hạt , hoặc dạng lỏng . Nó có thể được rải từ trên phi cơ xuống những cánh đồng bát ngát đậu nành . Người ta cũng có thể sử dụng những xe tracteur, hoặc xe tải nhỏ có trang bị những bồn chứa đặc biệt để phun xịt thuốc trừ sâu lên những hàng cây xum xê trái , hoặc lên những luống rau cải thẳng tấp dài bất tận . Đơn giản hơn thì hóa chất được xịt từ những bình mang bên vai . Nông dược sử dụngcó thể là : thuốc diệt cỏ (herbicide),thuốc khai quang ( défoliant) , thuốc diệt nấm mốc ( fongicide), thuốc diệt chuột bọ (rodenticide) , thuốc trừ sâu rầy ( insecticide) , thuốc diệt ốc ( molluscicide) , thuốc diệt vi khuẩn thực vật ( bactéricides végétaux ), thuốc điều hòa sự tăng trưởng thực vật (régulateur de croissance) vv…Về mặt hóa học , nông dược nằm trong những nhóm chính yếu sau đây: Organophosphorés ( Diazinon, Malathion, Parathion …) , Organochlorés ( DDT , BHC, Mirex, Aldrin …) , và các Composés organosulfurés, organoazotés , Pyréthrine, dérivés de l’ acide phénoxyacétique vv…

Tất cả đều rất độc cho sức khỏe chúng ta . Lúc sử dụng, cần phải mang mặt nạ che mắt , che mũi ,và bận quần áo thật kín để thuốc khỏi nhiễm vào da . Nhóm organochlorés , ngày nay ít thấy sử dụng tại các quốc gia Tây phương , nhưng vẩn còn được xài tại các xứ đang phát triển .Chất DDT , rất thông dụng trên thế giới từ mấy chục năm , nay đã bị cấm sử dụng tại Âu Mỹ . Để thay thế người ta có khuynh hướng chuộng các loại nông dược nhóm organophosphorés . Trong cuộc chiến vừa qua ở quê hương Việt Nam , chắc không ai mà lại không nghe nói đến 1 loại thuốc khai quang mà quân lực Hoa Kỳ đã sử dụng . Người ta thường gọi đó là thuốc khai quang màu da cam hay Agent orange 2,4-D . Đây là một hổn hộp 50:50 của hai thứ thuốc diệt cỏ cực mạnh thuộc nhóm phenoxy acetic acid . Trong quá trình sản xuất , 1 trong 2 loại thuốc trên tạo ra chất dioxine , là một chất độc cực kỳ nguy hiểm vì nó có thể gây ung thư hoặc tạo ra quái thai .

Tại Canada , loại rau quả nào thường bị nhiễm nhiều nhứt ?

Tạp chí Protegez vous, số tháng 2 năm 2002 có cho thực hiện 1 cuộc xét nghiệm thăm dò về mức độ nhiễm hóa chất của 1 số rau quả thông thường bán tại Quebec . Có tất cã 75 mẩu rau quả đã được kiễm soát, gồm có: céléri , fraise, laitue, cam, pêche, poire, poivron và pomme . Trong số nầy , 26 mẩu có sự hiện diện của chất tồn dư ( residu) nông dược, nhưng cũng may đa số đều ở dưới mức quy định của chính phủ, 3 mẩu có chứa cùng một lúc nhiều loại nông dược khác nhau , và cuối cùng chỉ có 2 mẩu là vượt quá giới hạn cho phép mà thôi . Pomme là sản phẩm bị nhiểm nông dược nhiều nhứt , nhưng cũng may là mứt độ nhiễm thường nằm trong giới hạn được cho phép . Trái cây nhập cảng bị nhiễm nhiều hơn trái cây sản xuất tại Canada .

Tại sao phải xịt một màng sáp lên rau quả?

Phần lớn rau quả mua tại các chợ Canada đều được xịt phủ lên 1 màng sáp để giử nước và giúp chúng chậm héo và vẩn giử vẽ tươi tốt trong 1 thời gian dài. Cà tím , dưa leo , avocados, cantaloupe, pomme, poire, pêche, melon, nectarine, cam ,chanh, bưởi, hồng tươi vv…đều bị xịt sáp. Chất sáp sử dụng được lấy từ sáp ong , từ một vài loại thực vật hoặc là từ dầu paraffine. Để cho lớp sáp phủ được đều lên rau quả , kỹ nghệ cho trộn thêm chất morpholine . Chất nầy tự nó không nguy hiểm, nhưng trong cơ thể morpholine sẽ tác động với nitrate để cho ra chất N-nitrosomorpholine , và chất này cho thấy đã gây cancer cho chuột thí nghiệm . Santé Canada cho biết không có gì đáng ngại cho sức khỏe hết vì morpholine được sử dụng ở 1 nồng độ rất thấp . Morpholine còn được tìm thấy trong một số mỹ phẩm ,như trong thuốc gội đầu shampoo ,trong các dụng cụ bằng cao su, chẳng hạn như trong các núm vú để cho trẻ em ngậm .

Nông dược ảnh hưởng thế nào trên sức khỏe?

Tùy thuộc vào loại nông dược và nồng độ sử dụng mà triệu chứng ngộ độc có thể thay đổi khác nhau . Nông dược xâm nhập vào cơ thể qua nhiều ngõ như tiêu hóa , hô hấp hoặc qua ngõ da . Triệu chứng ngộ độc cấp tính thường là nhức đầu, chóng mặt, choáng váng mặt mày , thở khó , nôn mữa, và có thể bị tiêu chảy hoặc sốt nóng. Qua hiện tượng tích lủy sinh học , các chất tồn dư nông dược ăn vào mổi ngày về lâu về dài sẽ ảnh hưởng từ từ đến sức khỏe , gây nên những bệnh mạn tính rất phức tạp . Chúng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương , hệ miển dịch, hệ nội tiết, hệ sinh dục , làm giảm số lượng tinh trùng , làm biến dổi gene (mutagénique) sinh ra quái thai , và cũng có thể gây ra cancer , chẳng hạn như cancer não, cancer máu ( leucémie), và cancer hạch bạch huyết ( lymphome) vv… Theo Gs Frederick Vom Saal (Univ. de Missouri ) thì không có một nồng độ nào của hóa chất , dù cho thật nhỏ đến đâu , mà lại không gây hại đến sức khỏe .

Xem thêm: Tên Các Món ăn Bằng Tiếng Anh Bánh Cuốn Tiếng Anh Là Gì

Có nên lo sợ hay không ?

Theo như một số nhà khoa học, thì chúng ta đừng nên lo sợ thái quá, không có ích lợi gì cả . Họ cho biết là cơ thể con người có khả năng tự bảo vệ chống lại sự xâm nhập liên tục của các liều lượng nhỏ hóa chất . Ngược lại, nhóm bảo vệ môi sinh thì bi quan hơn . Họ không ngừng cảnh giác thế giới và dân chúng về hiểm họa thật sự của nông dược trên môi sinh cũng như trên sức khỏe con người . Theo nhóm nầy ,thì những quy định của chính phủ về định mức an toàn của sản phẩm cũng không có mấy gì bảo đảm hết cả . Có thể còn có nhiều loại hóa chất nữa mà chúng ta chưa hề được biết đến , và chúng sẽ tác động lẫn nhau để hại sức khỏe .Trong các thí nghiệm về ảnh hưởng của các chất tồn dư , người ta thường chỉ chú trọng và xét nghiệm các hoạt chất chính (ingrédients actifs) mà thôi , còn các chất phụ ( ingrédients inertes) thì không được màng đến . Thí dụ điển hình là thuốc diệt cỏ nổi tiếng khắp thế giới là Roundup, do Monsanto sản xuất ( với thương vụ 1 tỷ $/năm ) có chứa chất nhiểm 1,4-Dioxane , là 1 chất gây cancer cho chuột thí nghiệm .Dù ăn ít hay dù ăn nhiều, chất tồn dư nông dược sẽ tích tụ lần hồi theo thời gian để đến một lúc nào đó tùy theo cơ thể của mổi người, mà gây ra bệnh . Các em nhỏ tuổi , phụ nử đang mang thai ,và các người nào có sức miển dịch đã bị suy yếu sẳn sẽ là những đối tượng rất dể bị ảnh hưởng của hóa chất .

Chính phủ đã làm gì ?

*
Tại Canada , một loại nông dược muốn có sự chấp thuận và phê chuẩn của chính phủ để được phép bán ra, gọi là homologué , cần phải được thông qua 1 số thủ tục cứu xét của Santé Canada . Thời gian ,và thủ tục cũng có thể kéo dài rất lâu trong nhiều năm trước khi loại nông dược được cho phép bán . Agence de Reglementation de la Lutte Antiparasitaire ,ARLA, thuộc Santé Canada, là cơ quan chịu trách nhiệm duyệt xét các loại nông dược .

Nhà sản xuất phải đệ nạp tất cả các phúc trình khảo cứu về độc tố học, về cách sử dụng , cũng như về ảnh hưởng trên sức khỏe và trên môi sinh . Cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm Canada ( CFIA) chịu trách nhiệm cho thi hành và theo dỏi việc áp dụng của các quy định của Santé Canada liên quan đến nông dược . Căn cứ vào liều lượng thí nghiệm không gây hại ở chuột,người ta chia cho 100 để ấn định làm liều lượng thường nhật khả chấp ở người ( dose journalière admissible, DJA ) . Đây có nghỉa là định mức an toàn mà mọi người có thể ăn mổi ngày trong suốt cuộc đời mà không sợ nguy hại đến sức khỏe . Ngoài ra còn có liều lượng tối đa dồn trữ ( limite maximale de résidu , LMR ) Đây là số lượng tối đa của 1 hóa chất nào đó, từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau , mà chúng ta có thể ăn vào 1 cách an toàn . LMR luôn luôn phải thấp hơn DJA . Tuy nhiên các định mức trên không phải là bất di bất dịch . Chúng có thể được thay đổi hoặc được điều chỉnh lại bất cứ lúc nào tùy theo những khám phá mới về y học . …Một nông dược có thể bị cấm sử dụng nếu thấy có nguy hiểm thật sự cho sức khỏe . , như DDT và Dieldrin chẳng hạn . Vấn đề nầy cũng còn tùy thuộc theo từng mổi quốc gia .Có những loại nông dược bị cấm sử dụng tại 1 quốc gia nầy nhưng lại được cho phép tại 1 quốc gia khác . Canada hiện có khoảng trên 500 loại nông dược đang được phép sử dụng . Mổi năm cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm Canada đã cho xét nghiệm trên 300.000 mẩu thực phẩm, trong đó có khoảng 10.000 mẩu rau cải và trái cây tươi các loại . Kết quả cho biết có lối 23 % sản phẩm tươi bán ra có nhiễm chất tồn dư nông dược . Cũng may là đa số các vi phạm đều nằm trong giới hạn an toàn được cho phép , ngoại trừ 2 % đã vượt ra khỏi mức quy định mà thôi . Với kết quả xét nghiệm nầy , chúng ta cũng tự hỏi liệu các thực phẩm nhập cảng từ Á châu có nhiễm hóa chất không và nhiễm đến mức độ nào ? Gần đây, có tin đồn gạo Thái Lan bị nhiễm cadmium. Đây là 1 kim loại nặng thấy trong kỹ nghệ khai thác các quặn đồng, chì và kẽm , trong kỹ nghệ mạ kền và plastic . Nhiễm cadmium lâu ngày sẽ bị tổn hại đến hệ miển dịch , tiêu hóa , hô hấp , thận, xương cũng như việc tạo lập hồng huyết cầu . Gạo nhiễm độc sản xuất tại huyện Mae Sot, tỉnh Tak, Thái Lan , và được xuất khẩu đi khắp thế giới , đặc biệt là Hoa Kỳ . Đó là loại gạo hương lài ( jasmine) rất ngon cơm , bao có hình Ông Địa và có tên là Nàng Hương Chợ Đào .

Một vài con số

Năm 1996, Hoa Kỳ đả sử dụng trên 3 triệu tấn nông dược. Hội đồng Châu Âu , năm 1999 đã thực hiện 1 cuộc xét nghiệm về độ nhiễm hóa chất trên rau cải bán tại một số chợ bên Âu Châu. Kết quã cho biết có trên 4.3% sản phẩm bán ra có chứa các chất tồn dư nông dược trên mức quy định . Hằng năm, Pháp và Nhật Bản đã xài trên 100.000 tấn nông dược , đứng hạng nhì sau Hoa kỳ. Mổi một vụ lúa, nông dân Pháp đã sử dụng 8 lược nông dược , gồm có các thuốc diệt nấm, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu rầy, côn trùng , và thuốc làm ngắn thân cây lúa ( raccourcisseur de paille) . Riêng tỉnh bang Quebec , Canada, mổi năm đã phun xịt trên 6000 tấn nông dược . Vài năm trước đây , khoảng tháng 5 /2002 , Đức Quốc đã xôn xao về tin một sồ thực phẩm của họ có thể bị nhiễm chất Nitrofen . Đây là chất diệt cỏ rất độc và rất nguy hiểm vì có thể gây cancer . Cộng đồng Âu Châu cũng như Hoa kỳ đã cho lệnh cấm sử dụng hóa chất này từ năm 1980 , duy chỉ có phần Đông Đức cũ vẫn khư khư tiếp tục xài đến mãi năm 1997 mới ngưng . Nguy hại hơn nữa là 1 số thực phẩm hửu cơ ( organic ) , như bánh mì và thịt gà organic cũng bị lây nhiễm chất Nitrofuren . Hằng trăm nông trại bên đó bị bắt buộc phải đóng cửa để chờ chính phủ Đức làm sáng tỏ nội vụ . Ngày nay nông dược được gắn liền chặt chẽ với sản suất nông nghiệp . Sau đây là một vài tài phiệt quốc tế ( multinationales)về hóa chất và nông dược đang nắm vận mạng cả thế giới : Dow Chemical, Monsanto và Dupont của Hoa Kỳ , Âu Châu có Bayer và BASF sẽ thay thế Aventis Crop Science , và Thụy Sĩ có Syngenta vv…

Rau quả hửu cơ ( organic) , một cách giải quyết hợp lý ?

*
Khai thác mối lo ngại của của quần chúng về hóa chất , các giới thương nghiệp đã tung ra thị trường các loại sản phẩm hửu cơ . Đây là rau quả được gieo trồng theo cách thiên nhiên, quy định bởi những điều lệ rất khắc khe như: không sử dụng phân hóa học , không hóa chất , không xài thuốc kháng sinh để trị các loại vi khuẩn thực vật , không xài nước có chất chlore , không xài hạt giống chuyển thể OGM ( organisme génétiquement modifié ) ,

không áp dụng phương pháp xạ chiếu ( irradiation ) để bảo quản và tồn trử sản phẩm , và cũng không được quyền canh tác trên những mảnh đất mà trong vòng 3 năm trước đó đả bị ô nhiễm bởi các loại phân hóa học . Nhà sản xuất rau quả organic chỉ được phép xài phân hửu cơ, phân chuồng, phân ủ . Để bảo vệ hoa màu , người ta chỉ được dùng những loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên mà thôi . Với phương pháp này rất khó kiểm soát nổi bệnh tật, sâu rầy, và cỏ dại . Sự thiệt hại sẽ cao, tăng trưởng chậm, năng suất sẽ thấp và không đồng nhất được , vì vậy giá bán sản phẩm phải rất đắt . Hiện nay, chưa có văn bản nào của cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm , thuộc chính phủ trung ương Canada quy định , và công nhận sản phẩm organic hết . Một số tổ chức tư nhân đứng ra phụ trách việc kiểm soát và cấp giấy chứng nhận ( certifier) các sản phẩm hửu cơ .Đó là: Organic Crop Improvement Association (OCIA) , Quebec Vrai, Garantie Bio, Quality Assurance International .Riêng tại tỉnh bang Quebec, các tổ chức này phải chịu sự chi phối và quản lý về mặt hành chánh bởi Conseil des appellations agroalimentaires du Québec (CAAQ) , thuộc chính phủ tỉnh bang . Nói tóm lại , đây là một hình thái thương mãi, một lối quảng cáo, còn sản phẩm có thật sự hữu cơ 100 % hay không thì chỉ có Trời mới biết được mà thôi .

Xem thêm: Fentanyl Là Gì – Cảnh Báo Về Fentanyl

Những sáng kiến mới

Để giảm thiểu tác hại của các chất tồn dư không gì hợp lý hơn là hạn chế việc sử dụng nông dược trong canh nông . Với ý kiến này Bộ Canh nông và Thực Phẩm Québec (MAPAQ) đả đề xướng ra phương pháp canh tác hợp lý và khôn ngoan gọi là lutte intégrée . Đó là việc áp dụng phương pháp luân canh ( rotation de culture) , thay đổi loại hoa màu trồng mổi năm , nuôi dưỡng đất đai cho màu mỡ, kiểm soát sâu rầy, côn trùng bằng cách chỉ xịt thuốc khi nào thật cần thiết mà thôi , và hạn chế việc sử dụng các loại thuốc quá mạnh và quá độc hại . Tránh diệt cỏ bằng hoá chất . Nên làm cỏ bằng máy , hoặc sử dụng nylon để đậy kín cỏ và chờ cho nó chết đi . Theo MAPAQ , những nông dược trong tương lai sẽ là những chất rất chuyên biệt , dùng với liều lượng thật thấp , và chúng rất ổn định trong đất để tránh nguy cơ lây lan vào nguồn nước và làm ô nhiễm môi sinh . Các chất có nguồn gốc sinh học sẽ được đặc biệt ưu đãi . Những ý kiến trên rất hửu lý và rất thiết thực , nhưng người ta tự hỏi liệu người nông dân Canada có nghe theo không ? Ngoài ra còn áp lực của các tài phiệt về nông dược nửa. Các lobbies của họ rất quan trọng , và có thể làm lệch cán cân quyết định của chính phủ và của nông gia qua bên phía có lợi cho kỹ nghệ nông dược . Ngược lại , cũng may là chúng ta có những tổ chức bảo vệ môi sinh, như Green Peace, Center For Science In The Public Interest, The Pure Food Campaign ( Hoa Kỳ) , cũng như các tổ chức quần chúng ý thức mối hiểm họa của nông dược trên sức khỏe nên họ không ngừng cảnh giác thế giới và làm áp lực với chính phủ để kiểm soát chặc chẽ hơn trong việc cho lưu hành và sử dụng nông dược . Tại Canada, có rất nhiều thành phố và thị trấn đã đưa ra luật lệ quy định rỏ rệt việc sử dụng hóa chất diệt cỏ dại trước nhà . Chất diệt cỏ 2,4-D bị cấm sử dụng trong thành phố, nhưng lại được cho phép trong lỉnh vực sản xuất nông nghiệp . Cấm là một chuyện nhưng các thuốc diệt cỏ cực mạnh , như Round Up, 2,4-D , vẩn được phép cho bán 1 cách tự do trong các chợ Canada . Phải chăng các quyết định của chính phủ cũng chỉ là những quyết định có tính cách chính trị mà thôi ?

Kết luận

Không ai có thể chối cải được lợi ích của rau quả đã đem lại cho sức khỏe chúng ta . Dù sao đi nửa thì lợi ích trước mắt của rau quả đối với sức khỏe vẩn trội hơn là mối nguy cơ bị nhiễm hóa chất . Société Canadienne du Cancer đã xác nhận là không có bằng chứng cụ thể nào nói lên mối liên quan giữa cancer và sự tiêu thụ những liều lượng thật nhỏ chất tồn dư nông dược. Tuy nhiên cơ quan này cũng đồng ý rằng cần phải giảm nồng độ nhiễm hóa chất trong trái cây nhập cảng xuống nhiều hơn nửa , nhất là đối với các loại trái cây đến từ những quốc gia mà việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm không được mấy chặc chẽ cho lắm .Trong Guide alimentaire Canadien pour une Alimentation Saine , Santé Canada đã khuyến cáo mọi người cần nên ăn mổi ngày từ 5- 10 phần rau quả. Một phần tương đưong 1 trái pomme trung bình ,hoặc 1 tách rau cải tươi vv…Cẩn thận vẩn là hơn . Nhớ rửa thật kỹ rau cải và trái cây trước khi sử dụng, gỡ bỏ các lớp lá phía bên ngoài ( cải bắp , laitue romaine …) , thứ nào gọt vỏ được thì nên gọt như pomme chẳng hạn . Làm như vậy chúng ta mới cảm thấy an tâm và hy vọng hạn chế bớt được vấn đề nhiễm hóa chất ./.

Chuyên mục: Hỏi Đáp