Performance Marketing là gì?
Performance Marketing là một nhánh trong chiến lược Digital marketing của doanh nghiệp. Performance marketing như tên gọi của nó, là cách doanh nghiệp triển khai hoạt động marketing và phải mang lại hiệu quả doanh số rõ rệt.
Bạn đang xem: Performance marketing là gì
Performance Marketing ưu việt hơn các hình thức tính phí quảng cáo truyền thống tính phí theo lượt click CPC (Cost per Click) hay theo lượt hiển thị CPM (Cost per Thousand Impression) như đăng banner quảng cáo báo, tạp chí. Giảm thiểu rủi ro cho đơn vị mua quảng cáo phải trả tiền cho nguồn truy cập website nhưng không phát sinh doanh thu do lượng click ảo, truy cập ảo. Để triển khai Performance Marketing, thường doanh nghiệp cần thông qua hình thức Affiliate hoặc tìm thuê các Agency đặc biệt.
Dự báo năm 2020 ngân sách dành cho Affiliate ước tính đạt 6,8 tỷ USD. Affiliate Marketing giờ đây đã bắt kịp Email Marketing với cùng 16% đơn hàng online được ghi nhận qua mỗi kênh này. Trong khi đó 20% đơn hàng online đến từ paid search, con số này đối với organic search là 21%.
Vai trò của Performance Marketing trong chiến lược Digital Marketing của doanh nghiệp
Ngày nay, khi mà hành trình mua hàng của người dùng ngày càng phức tạp và khó kiểm soát. Việc tiếp cận khách hàng tiềm năng chỉ thông qua một vài điểm chạm “touch point” tỏ ra chưa đủ hiệu quả. Doanh nghiệp cần một chiến lược để đưa thông điệp của thương hiệu đến đúng với tệp khách hàng tiềm năng, vào đúng thời điểm.
Theo nghiên cứu, 70% người dùng tin tưởng vào những review, đánh giá của chuyên gia, người có ảnh hưởng trước khi quyết định mua hàng.
Năm 2016, cũng theo nghiên cứu của Business Insider 74% người tiêu dùng nói rằng họ truy cập 2-3 website trước khi quyết định mua hàng, 16% nói rằng họ truy cập nhiều hơn 4 trang web, theo Rakuten Marketing and Forrester Research.
Họ không còn để những quảng cáo thông thường ảnh hưởng nhiều đến quyết định của mình. Điều này buộc doanh nghiệp phải thay đổi cách thức tiếp cận với khách hàng tiềm năng của mình một cách đúng thời điểm hơn, và đúng thông điệp.
Để có thể cùng lúc tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh, nhiều website, bài review đánh giá, sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp tự triển khai hoàn chỉnh. Nhưng sẽ nhanh gọn và dễ dàng hơn nhiều khi hợp tác Affiliate, sản phẩm của bạn sẽ được truyền thông trên cả nghìn kênh khác nhau bởi hệ thống đối tác (Publisher) của Affiliate.
Sau chiến dịch, các doanh nghiệp có thể sử dụng những dữ liệu khách hàng được publisher đem lại như kênh digital marketing nào đem lại nhiều khách hàng nhất cho sản phẩm của bạn. Từ đó, doanh nghiệp có thể gia tăng ngân sách vào những kênh mang lại hiệu quả.
Tracking – Phần khó nhất khi doanh nghiệp áp dụng Performance Marketing
Quan trọng nhất trong Performance Marketing là việc doanh nghiệp có thể đo lường được hiệu quả chiến dịch marketing của mình. Với việc sử dụng nhiều hình thức digital từ Paid ads, Native Ads, Display, Email marketing,… đòi hỏi đơn vị khi áp dụng Performance Marketing có năng lực đo lường, báo cáo hiệu quả chiến dịch. Phần khó nhất của Performance Marketing đó là theo dõi chính xác tất cả các khách hàng truy cập website cũng như các đơn hàng được ghi nhận thông qua các kênh.
Các Doanh nghiệp có 2 lựa chọn để bắt đầu chiến lược Performance Marketing của mình.
Tự phát triển hệ thống tracking hoặc thuê lại từ nền tảng Affiliate. Hệ thống này khá phức tạp và tốn kém nguồn lực trong thời gian dài nên các doanh nghiệp cần cân nhắc khi triển khai. Việc thuê lại sẽ giảm thiểu các rủi ro nhưng lại khó đảm bảo lợi nhuận sau khi loại bỏ mọi chi phí.Các doanh nghiệp có thể hợp tác cùng các nền tảng Affiliate. Các nền tảng này sẽ thực hiện triển khai phân phối sản phẩm và quản lý, tracking mọi thứ, báo cáo kết quả về doanh nghiệp và thực hiện đối soát định kỳ. Đây thực sự là giải pháp tối ưu lợi nhuận cũng như nguồn lực cho bất kỳ doanh nghiệp nào.
Performance Marketing qua Affiliate hoạt động như thế nào?
Doanh Nghiệp – Advertiser: Được biết đến là người có sản phẩm/dịch vụ và họ sẵn sàng trả tiền cho người quảng bá sản phẩm của họ bằng các kênh marketing online.
Xem thêm: Double Standard Là Gì – Tiêu Chuẩn Kép Là Tốt Hay Xấu
Đối tác – Publisher: Là cá nhân hoặc công ty quảng bá sản phẩm của Doanh nghiệp thông qua mạng xã hội, website hoặc blog và nhận hoa hồng từ Doanh nghiệp
Affiliate network: Đóng vai trò là một đối tác trung gian kết nối Doanh nghiệp với các Đối tác.
Các bước hoạt động của một chiến dịch Performance Marketing
1: Khách hàng ghé thăm website của Đối tác – Publisher
2: Khách hàng nhìn thấy banner/link quảng cáo sản phẩm và click vào đường link tracking của Affiliate network. Tuy vậy, khách hàng sẽ không nhận ra là họ đang click vào affiliate link.
3: Khách hàng hoàn thành đơn hàng online
4: Doanh nghiệp – Advertiser nhận được báo cáo của Affiliate network về đơn hàng được ghi nhận.
5: Doanh nghiệp thanh toán hoa hồng cho Affiliate Network và Affiliate Network đối soát lại cho các Đối tác
5 Tip giúp doanh nghiệp áp dụng Performance Marketing hiệu quả
Xác định sự phân bổ giá trị đóng góp
Ngày nay, nhiều công ty lớn đã ý thức được tầm quan trọng của việc đo lường sự phân bổ đa kênh, mục đích để tìm ra những kênh hiệu quả nhất và tập trung ngân sách cho những kênh ấy. Càng thử nghiệm nhiều kênh càng dễ tìm ra những “mỏ vàng” tiềm năng và Affiliate cũng như các nền tảng mới nổi như Tik Tok là một mỏ vàng như thế.
Bonus cho những đối tác quan trọng
Tăng bonus cho những đối tác quan trọng
Khi triển khai các chương trình Affiliate/Performance marketing, cần chia các đối tác thành 3 dạng:
Đối tác khởi xướng, bắt đầu trong hành trình mua hàng của người dùngĐối tác chuyển đổi, là bước cuối cùng trong hành trình mua hàng.Đối tác đóng góp, là những đối tác tác động ở những bước giữa trong hành trình mua hàng.
Tùy từng ngành sản phẩm, từng thời điểm, từng mục tiêu chiến dịch mà phân phối mức Bonus phù hợp cho các đối tác để tối ưu cho chiến dịch một cách tốt nhất. Các Affiliate Network sẽ tư vấn cho doanh nghiệp khi hợp tác vào các giai đoạn này.
Tăng ngân sách cho Performance Marketing
Affiliate/Performance marketing đem lại chỉ số ROAS (Return on ad spend) cực kỳ hiệu quả. Nghiên cứu gần đây của IAB chỉ ra rằng ROI của affiliate lên đến 14:1, tức là Doanh nghiệp thu lại 14 lần số tiền họ bỏ ra.
Affiliate marketing tỏ ra hiệu quả vượt trội hơn mọi kênh marketing khác.
Trong khi kênh affiliate marketing ngày càng chứng tỏ hiệu quả thì điều này lại không thường xuyên thể hiện ở những kênh marketing khác đặc biết là các kênh paid traffic. Dich chuyển một phần ngân sách marketing của doanh nghiệp sang kênh affiliate/performance marketing sẽ là một cách tuyệt vời để tăng cả lợi nhuận và hiệu quả của doanh nghiệp.
Mở rộng phễu mua hàng bằng những publisher tạo content
Mặc dù mô hình “phễu mua hàng” bị một vài người coi là lỗi thời, nhưng không thể phủ nhận rằng, bạn sẽ không thể bán được hàng cho những người không hế quan tâm đến thương hiệu của bạn. Nói cách khác, việc nhắm đến đúng đối tượng khách hàng sẽ giúp bạn gia tăng doanh số.
Affiliate/performance marketing có thể là cách tốt nhất giúp bạn gia tăng kích cỡ của miệng phễu lẫn đáy phễu. Một trong những cách tốt nhất, đó là làm việc với những Đối tác tạo nội dung (Review site, authority site…,) những người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khách hàng biết đến thương hiệu của bạn. Các nội dung trên website của họ có thể giúp bạn nâng cao nhận thức cũng như thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng nhiều hơn.
Để làm được điều này, trước tiên bạn hãy xác định một vài website có lượng truy cấp tương đối, phù hợp với tệp khách hàng của bạn rồi sau đó liên hệ với chủ website. .
Xem thêm: Hiểu định Nghĩa “startup” & “ Entrepreneur Là Gì
Xu hướng Performance Marketing hiệu quả nhất – Affiliate
Doanh nghiệp luôn mong muốn tìm cho mình giải pháp performance marketing hiệu quả nhất thì chắc chắn không thể bỏ qua mô hình Affiliate. Với ưu điểm chỉ trả phí hoa hồng khi có đơn hàng thành công, Doanh nghiệp sẽ không cần bận tâm việc chi phí bỏ ra có hiệu quả hay không, có mang về lợi nhuận hay không. Thậm chí trong quá trình được các Đối tác quảng cáo đẩy đơn hàng, Doanh nghiệp cũng được mạng lưới Đối tác này branding hoàn toàn miễn phí.
Đó là lý do vì sao ngày càng nhiều doanh nghiệp đang đặt lên bàn cân giữa Affiliate Marketing và Marketing Agency bởi những đặc điểm ưu việt này
Nếu bạn cần tìm hiểu và tư vấn thêm về hình thức Affiliate và cách hợp tác hiệu quả với kênh này thì hãy liên hệ tới ACCESSTRADE – nền tảng Affiliate Marketing của công ty Interspace Nhật Bản với hơn 19 năm kinh nghiệm tại thị trường Đông Nam Á (Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Singapore, Malaysia)
Riêng tại Việt Nam, ACCESSTRADE đang hợp tác với hơn 100 doanh nghiệp lớn các lĩnh vực TMĐT, du lịch, tài chính, dịch vụ online như Shopee, Tiki, Adayroi, FPTShop, Citibank, Shinhanbank, Vpbank, Viettravel, Mytour, Atadi, Booking,com, Agoda, California, …
Chuyên mục: Hỏi Đáp