Rất nhiều người muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán nhưng lại không biết nhiều về các thuật ngữ. Những từ viết tắt trong ngành này mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nếu không hiểu hết về nó thì bạn hoàn toàn không nên đầu tư vào vì sẽ tốn tiền. Một trong những thuật ngữ cần nắm vững đó là p/e là gì? Sau đây là tất tần tật thông tin về chỉ số này.
Bạn đang xem: Pe là gì
P/e là gì?
Chỉ số p/e là gì? Thi thoảng chúng ta còn đọc ở các bài báo, tài liệu hay người khác nói là hệ số PE, tỷ số PE. Với nhiều tên gọi như vậy lại khiến ngườ đầu tư vào chứng khoán hoang mang. Không biết chúng là một hay nhiều khái niệm khác nhau.
Trong chứng khoán, chỉ số này được nhắc đến khá nhiều. PE là viết tắt của cụm từ Price to Earning Ratio. Nó là một trong những công cụ để định giá cổ phiếu. Các nhà đầu tư cũng nghiên cứu sẽ dựa vào cái này để biết được mối quan hệ giữa Giá thị trường của cổ phiếu (Price) và Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).
Cách tính chỉ số p/e
Khi đã biết về khái niệm của chỉ số p/e rồi thì bạn dễ dàng nhận thấy những giá trị của nó. Cách tính chỉ số này được biết đến như sauy:
Chỉ số PE = P/E tức là = vốn hóa công ty / lợi nhuận sau thuế
Hoặc P/E = giá cổ phiếu /EPS
P: là viết tắt của Price chính là thị trường của giá cổ phiếu ( market Price).
EPS: Chính là lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu.
Trong đó EPS lại cần được tính toán một cách kỹ lưỡng hơn. Nó được tính bằng lợi nhuận sau thuế – tức là cổ tức cổ phiếu ưu đãi mà cổ đông được nhận. EPS thể hiện khả năng lợi nhuận của doanh nghiệp kiếm được đến đâu.
Cách tính cụ thể:
EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành
Con số này sẽ chính xác hơn nếu như nhà đầu tư sử dụng Số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ. Nhưng để đơn giản hơn thì ở đây chúng ta sử dụng số cổ phiếu lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Để có được các ví dụ chính xác hơn thì bạn khi nghiên cứu chỉ số p/e là gì thì nên tham khảo các ví dụ tính toán. Nhất là chỉ số EPS vì nó được coi là biến số quan trọng nhất.
Ý nghĩa của chỉ số P/e là gì?
Từ khái niệm về chỉ số p/e là gì thì có lẽ nhiều người đã hình dung được vai trò và ý nghĩa của nó trong doanh nghiệp. Đặc biệt là khi có nhu cầu đầu tư vào chứng khoán, cụ thể là cổ phiếu doanh nghiệp. Nhờ vào chỉ số này thì có thể đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp đang tốt hay xấu. Kinh doanh của một doanh nghiệp có mang lại lợi nhuận cao hay không. Thông qua PE các nhà đầu tư tương lai sẽ quyết định có hay không rót vốn của mình vào doanh nghiệp đó.
Hầu hết các doanh nghiệp đều phải cung cấp các chỉ số quan trọng đối với nhà đầu tư. Từ đó, họ sẽ đặt lên bàn so sánh doanh nghiệp nào là tốt nhất để đầu tư vào.
Đánh giá chỉ số PE như thế nào là tốt?
Một vấn đề đặt ra nữa là chỉ số PE như thế nào là tốt. Trong các bài phân tích trước không ít người băn khoăn mình nhận cổ tức bằng tiền hay cổ phiếu thì tốt nhất. Cái gì cũng có hai mặt của nó và chỉ số PE cũng như vậy.
Chỉ số PE cao chứng tỏ doanh nghiệp đang làm ăn tốt. Nhà đầu tư sẽ kỳ vọng về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai. Từ đó họ sẵn sàng tham gia vào đầu tư. Như vậy chỉ số PE thì sẽ nắm một lợi thế rất lớn, thuộc top đầu cho các nhà đầu tư sẵn sàng trả một mức “premium”.
Chỉ số PE cao
Sau khi biết P/e là gì bạn cần tìm hiểu về chỉ số p/e. Theo rất nhiều tài liệu nghiên cứu về thị trường chứng khoán, đà tăng trưởng thì chỉ số PE sẽ có dao động từ 5 đến 15. Trường hợp chỉ số PE cao thể hiện các nội dung say:
– Cổ phiếu của doanh nghiệp được định mức giá cao
– Tiềm năng phát triển của doanh nghiệp lớn
– Lợi nhuận ít, nhỏ nhưng lại mang tính tạm thời vì có thể vụt tăng trong tương lai
– Doanh nghiệp hiện đang ở vùng đáy của chu kì kinh doanh cổ phiếu theo chu kì.
Tuy nhiên, nhìn vào chưa chắc đã toàn là ưu điểm. Bởi lẽ đôi khi con số đó là ảo. Đôi khi doanh nghiệp lại đang làm ăn kém hiệu quả khi chỉ số EPS thấp (thậm chí = 0) nên chỉ số P/E mới cao. Nên thận trọng khi lựa chọn doanh nghiệp như vậy.
Chỉ số PE thấp
Trường hợp tính toán chỉ số PE thấp thì nói lên điều gì? Đương nhiên sẽ ngược lại với chỉ số cao như:
– Cổ phiếu định giá thấp
– Doanh nghiệp đang gặp vấn đề như kinh doanh không thuận lợi, tài chính không ổn định…
– Lợi nhuận cao đột biến nhưng lý do có thể chủ quan như bán tài sản chẳng hạn.
– Doanh nghiệp đang ở đạt đỉnh chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ.
Xem thêm: Best Regards Là Gì – Kind Regards Và Dùng Cho Email Ra Sao
Chúng ta nhận ra rằng, lợi nhuận mà doanh nghiệp có được không có tính bền vững. Nó chỉ có được nhờ bán tài sản, công ty con mà không đến từ nguồn lãi do hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, các cổ đông của doanh nghiệp nhận thấy tình hình kinh doanh kém nên bán cổ phiếu đi. Tất cả những nguyên nhân này khiến chỉ số PE thấp trầm trọng, doanh nghiệp rơi vào tương lai mờ mịt.
Như thế nào là chỉ số PE tốt?
Phân tích ở trên cho thấy chẳng phải cứ chỉ số PE cao thì tốt hay thấp lại là tệ hại. Nó chỉ có tác dụng và tính chính xác cao nhất khi các doanh nghiệp ở cùng một điều kiện, hoàn cảnh. Nhưng điều này lại chẳng thể dễ dàng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Các yếu tố ảnh hưởng đến PE quá nhiều như Tốc độ tăng trưởng, cạnh tranh, sự rủi ro trong kinh doanh, kinh tế vĩ mô… Khi các nhà đầu tư nghiên cứu về chỉ số này đừng chỉ chăm chăm vào một doanh nghiệp. Hãy đặt nhiều doanh nghiệp lên bàn cân so sánh về các yếu tố:
– Chỉ số PE của các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh
– Tính đến. lường trước được rủi ro với doanh nghiệp ở mức độ nào
– Tính chui kỳ của doanh nghiệp ở ngưỡng nào.
Không dễ để đánh giá chỉ so PE như thế nào là tốt. Nếu nó đứng một mình thì gần như vô nghĩa. Nhìn chung nó cần phải được so sánh toàn ngành cũng như với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến mà doanh nghiệp/công ty cần đạt được.
Cách để nhà đầu tư đầu tư theo chỉ số PE
Các nhà đầu tư chứng khoán ngày nay vô cùng thận trọng khi đánh giá về doanh nghiệp.Các con số bày ra tưởng biết nói nhưng lại ẩn chứa rất nhiều bí mật hay sự chân thật. Điều này đặt ra câu hỏi cần phải bỏ thời gian nhiều hơn để nghiên cứu về doanh nghiệp. Từ đó mới có được quyết định chính xác khi rót vốn đầu tư.
Đánh giá chỉ số PE tốt, chính xác sẽ giúp quyết định đầu tư. Nhưng điều đó lại chưa bao giờ là đơn giản khi các con số rất cứng, khô khan. Trong bất kỳ tình huống phân tích nào nên so sánh với P/E của các doanh nghiệp cùng ngành và P/E của chính doanh nghiệp đó trong quá khứ. Từ kết quá đó sẽ biết được cổ phiếu của doanh nghiệp hiện tại là đắt hay rẻ. Hãy xem xét nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ dựa vào mỗi chỉ số PE để quyết định mua hay bán cổ phiếu.
Thông thường, chỉ số PE trung bình là từ 5-12 là bình thường. Trường hợp bạn mua cổ phiếu dựa vào PE cao thì phải đảm bảo công ty chất lượng tốt, hoặc bạn định giá cổ phiếu dựa trên phương pháp khác. Bởi lẽ, PE cao thường mang tính rủi ro cao hơn là PE thấp.
Cách định giá theo phương pháp Absolute PE
Sự khó khăn khi lựa chọn về chỉ số p/e là gì và như thế nào là tốt khiến nhà đầu tư cảm thấy hoang mang. Do vậy, bài viết sẽ hướng dẫn thêm cách định giá chỉ số này theo phương pháp Absolute PE.
Phương pháp mọi người hay áp dụng hiện nay theo các bước:
Bước 1: So sánh chỉ số P/E của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.
Bước 2: Sử dụng chỉ số P/E trung bình ngành (có điều chỉnh) làm hệ số nhân. Trường hợp chỉ số này lấy từ đối thủ cạnh tranh cao hơn P/E hiện tại của cổ phiếu.
Bước 3: Giá trị (tuyệt đối) của cổ phiếu = P/E (ngành) x EPS (dự phóng)
Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại nhược điểm là nếu các con số của doanh nghiệp là ảo thì cách tính không chính xác. Mức độ rủi ro và tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng khác nhau nên dẫn đến một tư duy “chệch”. Cần có thêm phương pháp tính toán khác.
Phương pháp Absolute PE
Đây chính là phương pháp bổ trợ cho phương pháp trên giá trị nội tại của doanh nghiệp. Để định giá của cổ phiếu chúng ta sẽ dựa vào các yếu tố chính là:
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuậnMức tỷ suất cổ tứcRủi ro kinh doanhRủi ro tài chínhSự ổn định trong việc ước lượng lợi nhuận
Như vậy, nếu muốn tính toán thành công chính xác về chỉ số PE thì bạn phải nắm rất vững về tình hình doanh nghiệp. Hiểu rõ được bản chất kinh doanh của doanh nghiệp đang ở đâu, cấu trúc, hoạt động kinh doanh thực hiện như thế nào. Đồng thời phải phân tích được rủi ro mà doanh nghiệp sẽ gặp phải trong hiện tại và tương lai là gì. Từ những thông tin như vậy mới định giá được cố phiếu có giá trị hay không.
Lưu ý về chỉ số PE
Toàn bộ bài viết chỉ số p/e là gì đã nhận mạnh khá nhiều đến tính chính xác của nó. Không có gì là tuyệt đối và nhà đầu tư chứng khoán đừng bao giờ chỉ dựa vào chỉ số này để mua cổ phiếu. Mặc dù chỉ số này rất đơn giản, dễ tính nhưng cần lưu ý là nó còn phụ thuộc vào chỉ số khác:
– EPS có thể âm . Như vậy PE chẳng có nghĩa gì khi mẫu số âm. Bạn cần có cách tính khác.
– Lợi nhuận của doanh nghiệp biến động, dễ bị doanh nghiệp bóp méo khi họ thấy có bất lợi cho mình.
Xem thêm: Từ Câu Hỏi Của Jack Ma, định Nghĩa Lại Về Sự Thành Công Là Gì
Hãy đánh giá PE qua thời gian dài. Nó khoảng từ 3-5 năm thì mới thấy được tình hình doanh nghiệp có ổn định hay không.
Chuyên mục: Hỏi Đáp