Phụ lục

1. Patanjali Yoga là gì? 2. 8 bước của Ashtanga yoga 2.1. Yama 2.2. Niyama 2.3. Asana 2.4. Pranayama 2.5. Pratyahara 2.6. Dharana 2.7. Dhyana 2.8. Samadhi

Bạn đang xem: Patanjali yoga là gì

Patanjali Yoga là một trong những hình thức tập luyện Yoga phổ biến nhất. Đây là loại hình Yoga cổ xưa nhất giúp cho người tập đạt được sự an lạc và bình yên từ sâu bên trong. Vậy, thực chất Patanjali Yoga là gì? hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Trên thực tế, Patanjali Yoga là hình thức tập Yoga từ đơn giản đến cao cấp. Loại hình Yoga này hiện đang vô cùng phổ biến tại đất nước Ấn Độ. Với Việt Nam, Patanjali Yoga cũng đang dần được phát triển trở thành một xu hướng lớn hơn.

*

2.2. Niyama

Niyama thuộc cấp độ 2 của con đường tâm linh được vạch ra bởi nhà hiền triết cổ đại Patanjali đối với loại hình Patanjali Yoga trong kinh điển yoga. Nó đã liệt kê năm điều bạn nên làm để tốt hơn trong quá trình luyện tập bộ môn này:

– Saucha: Sự thanh tẩy và tinh khiết của tinh thần

– Santosha: An lạc và hạnh phúc

– Tapas: Sự khổ hạnh mang tính tâm linh

– Swadhyaaya: Nhận thức, ý thức tìm tòi, học hỏi

– Ishwara Pranidhaana: Tận tâm và từ bi

2.3. Asana

Asana được hiểu là các tư thế trong bộ môn Yoga. Hiện nay, Yoga được áp dụng nhiều nhất đó chính là cấp độ Asana này. Tuy vậy, Asana không chỉ đơn thuần là những tư thế thông thường. Mà thông qua những tư thế ấy mà chúng ta có thể luyện tập sự cân bằng và thanh tẩy chính cơ thể của mình.

2.4. Pranayama

Pranayama là cấp độ thứ 4, chú trọng vào sự tập trung cũng như kiểm soát hơi thở của mình.

Xem thêm: Lỗi Ref Trong Excel Là Gì – Cách Sửa Lỗi #Ref! Trong Excel

Xem thêm: Dây Curoa Tiếng Anh Là Gì, Dây Curoa Trong Tiếng Anh Là Gì

Mục đích của việc này đó chính là lưu trữ những năng lượng hỗ trợ một cách cần thiết khi thiền định/ Theo như quan niệm của Yoga thì hơi thở chính là chìa khóa để con người có thể điều khiển và kết nối với vũ trụ.

2.5. Pratyahara

Pratyahara thuộc cấp độ 5 trong loại hình Patanjali Yoga cổ xưa này. Cấp độ 5 chú trọng việc làm chủ cảm xúc của bản thân. Bản chất của mọi giác quan trong con người đều do sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài như: Nhìn, nghe, chạm, ngửi, nếm. Pratyahara sẽ hướng dẫn chúng ta cách khống chế các giác quan một cách hiệu quả để chúng tập trung vào cơ thể, tránh những ảnh hưởng tác động từ thế giới bên ngoài.

2.6. Dharana

Dharana thuộc bậc thứ 6 với nghĩa là sự tĩnh lặng trong tâm trí. Có thể hiểu đơn giản hơn thì Dharana là sự tập trung ở bên trong nội tâm, tập trung vào những suy nghĩ . Thông thường, chúng ta vẫn thường bị phân tâm với rất nhiều các luồng ý nghĩ, cảm xúc lẫn lộn từ quá khứ, hiện tại cho đến tương lai.

 

*

2.7. Dhyana

Dhyana là cấp độ thứ 7. Ở giai đoạn, người tập bắt đầu bước vào thiền định, và là cảnh giới cao nhất của sự tập trung.  Toàn bộ cơ thể, hơi thở, cảm xúc, suy nghĩ, cảm giác đều sẽ được tập trung vào một vật hoặc một hình ảnh nhất định nào đó. Tâm trí đạt được sự tĩnh lặng và lắng đọng đến mức không còn có một suy nghĩ nào trong đầu nữa, mọi thứ sẽ trở nên trống rỗng, tất cả trở về “không”.

2.8. Samadhi

Samadhi là cấp độ đỉnh cao nhất đối với việc thiền định. Nó tồn tại ở một trạng thái thư giãn hoàn toàn mà hầu hết người tập Yoga đều mong muốn hướng tới cái đích này. Lúc này, toàn bộ giác quan của người tập đều thiếp đi nhưng tâm trí hoàn toàn được thức tĩnh, nhận thức được mọi thứ xung quanh chúng ta.

Cái mà Patanjali Yoga hướng đến cũng là điều mà trong sâu thẳm con người luôn mong muốn đó là sự bình an. Và đây là giai đoạn cuối cùng của yoga để đạt được điều đó. Đó là sự khai sáng, giác ngộ tuyệt đối và nhìn thấu được sự thực của vạn vật.

Có thể thấy, Patanjali Yoga là một bộ môn vô cùng cổ xưa nhưng nó lại mang cho con người sức mạnh của sự giải thoát. Từ đó mà con người có thể nâng cao nhận thức, rõ ràng hơn với cuộc đời cũng như biết được mình, hiểu mình. Đó là điều quan trọng mà Patanjali Yoga muốn hướng đến.

Trung Hiếu

SIÊU THỊ TẠI GIA

Website: https://www.thienmaonline.vn Fanpage: https://www.facebook.com/thienmaonline.vn Tổng đài MIỄN PHÍ: 1800 6884

Chuyên mục: Hỏi Đáp