Đàm phán về điều kiện và thời gian giao hàng trong hợp đồng ngoại thương là điều khoản rất quan trọng của hợp đồng, vì nó sẽ quy định nghĩa vụ cụ thể của người bán (NB); đồng thời cũng là ràng buộc các bên hoàn thành trách nhiệm của mình đối với đối phương. Chỉ khi nào người bán giao hàng xong mới có thể nhận được tiền và người mua (NM) mới có cơ sở để nhận hàng như mong muốn. Nếu không có điều khoản này, hợp đồng mua bán coi như không có hiệu lực.
Bạn đang xem: Partial shipment là gì
Trong điều khoản giao hàng các bên phải thống nhất với nhau những nội dung cơ bản sau đây:
1.Đàm phán về thời gian giao hàng trong hợp đồng ngoại thương
+ Thời hạn giao hàng (Time of shipment/Shipment time): có thể chọn một trong nhiều cách để quy định thời hạn giao hàng: hop dong thue nha
Giao hàng vào một ngày chính xác; ví dụ: On Jan. 18th, 1999.
Vì vậy, thời gian giao hàng ít khi được quy định vào một ngày nhất định, trừ trường hợp hàng thuộc loại khẩn cấp, có giá trị nhỏ và khách thường mua một loại hàng quen thuộc nào đó.
Người ta thường quy định thời hạn giao hàng theo những cách sau:
Giao hàng trong một khoảng thời gian nào đó: phòng nhân sự
Thời hạn giao hàng được qui định theo những cách:
From (June 16th, 1999) To (July 16th, 1999).
Hoặc in July 1999
Giao hàng theo một mốc quy định nào đó
Trên hợp đồng ghi theo một trong những cách sau:
Not later than July 31st 2006
To be effected latest to July 31st 2006
Thời hạn giao hàng được quy định theo một điều kiện nào đó
Ví dụ:
While 30 days after L/C issued date
Within 30 days after effective date of this agreement
Giao hàng ngay lập tức (Prompt/ immediately)
Giao hàng càng sớm càng tốt (as soon as possible)
2.Đàm phán về điều kiện giao hàng trong hợp đồng ngoại thương
Cần Xác định địa điểm giao hàng (place of shipment): các bên phải thống nhất quy định địa điểm giao hàng cho người vận tải, cho người mua theo một trong những cách sau:
– Địa điểm giao hàng được ghi rõ trong hợp đồng. Cách này ít dùng
– Địa điểm giao hàng theo Incoterms kèm theo điều kiện giá cả.
Ví dụ: Giá lạc nhân xuất khẩu: USD 540/MT FOB Sài gòn 2000
Giá phụ liệu may áo sơ mi nhập khẩu: USD 0.75 / Yard CFR HCMC port- 2000.
+ Quy định về phương thức giao hàng : Gồm các nội dung
– Có cho phép chuyển tải hay không( Transhipment)
Nếu từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng có ít nhất là 2 phương tiện vận tải được sử dụng, thì trường hợp này được gọi là chuyển tải. Trên hợp đồng sẽ ghi chú: dạy kế toán online
+ Allowed: được phép (chuyển tải)
+ Hoặc Not Allowed/prohibited: không được phép (chuyển tải) hay Cấm (chuyển tải)
Căn cứ theo hải trình của tàu và lượng hàng hoá chuyên chở để chấp nhận hàng có được phép chuyển tải hay không.
– Giao hàng toàn bộ hay giao hàng từng phần (Partial shipment)
– Giao hàng một lần hay giao hàng nhiều lần (Shipment by Instalment)
+ Nếu lô hàng được chấp nhận giao nhiều lần thì ghi:
Shipment by Instalment: Allowed – được phép (giao hàng nhiều lần).
+ Nếu lô hàng được chấp nhận giao hàng từng phần thì ghi:
Partial shipmen: Allowed – được phép (giao hàng từng phần).
+ Nếu phải giao hàng một lần thì chọn một trong các cách ghi:
– Total shipment.
– Partial shipment: Not allowed.
– Partial shipment: Prohibited.
Việc chấp nhận giao hàng nhiều lần hay một lần phải được cân nhắc sao cho phù hợp với khả năng cung cấp hàng của NB; nhưng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận hàng của NM. Mặt khác còn phải xem xét điều kiện cảng biển có cho phép hay không (nếu giao hàng theo phương thức vận tải biển). Đặc biệt chi phí cho việc giao nhận hàng hoá phải được đặt trong điều kiện tốt nhất.
Xem thêm: Sinh Năm 2005 Mệnh Gì – Tuổi Ất Dậu Hợp Tuổi Nào, Màu Gì, Hướng Nào
+ Thông báo về việc giao nhận hàng hoá (Note of shipment):
Tuỳ theo điều kiện giao hàng mà một bên đối tác phải thông báo với bên kia về những vấn đề có liên quan:
NM (người mua) thông báo cho NB (người bán)
+ Tên tàu, số hiệu của tàu, tên người vận tải, địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng…(nếu mua hàng theo điều kiện nhóm F).
NB phải thông báo cho NM: toàn bộ những thông tin về việc giao hàng:
+ Kết quả giao hàng
+ Số lượng và chất lượng hàng thực giao
+ Ngày xếp hàng lên tàu
+ Ngày được cấp B/L và số của B/L
+ Ngày tàu khởi hành từ cảng đi và dự kiến ngày tàu đến cảng dỡ hàng
+ Tên tàu, số hiệu và quốc tịch tàu (nếu giành quyền vận tải)…
VD:
Một hợp đồng mua bán thép vụn quy định:
Trong điều khoản GIAO HàNG của hợp đồng mua/bán giữa NM là Việt Nam và NB là Hồng Kông có ghi:
SHIPMENT:
Latest date of shipment: Mid. Mar, 98 (L/C must be received by the Seller not later than Mar. 07, 08).Partial shipment: not allowed.Transhipment: not allowed.Port of Shipment: any New Zealand Port.Port of Destination: Hochiminh City Port, VietnamNotice of Shipment: within 5 working days after the departure date of cargo
vessel, the Seller shall notify by fax to the Buyer following shipping particulars:
– Vessel’s name and nationality – Contract No.
– Total amount of contract – B/L No. and B/L date.
– Port of loading and port of destination.
– Date of shipment – ETD and ETA.
FAX TO BUYER THE COMPLETED DOCUMENT.
Chú ý: khi mua bán hàng hoá với số lượng lớn, phải thuê tàu chuyến, các bên còn phải thống nhất với nhau thêm về điều kiện thuê tàu và phương thức giao hàng. Những nội dung này phải thống nhất với nội dung ghi trên hợp đồng thuê tàu được ký kết giữa người vận tải và người thuê tàu.
VD: hợp đồng XK 20.000 tấn gạo từ Việt Nam đi ấn Độ, theo điều kiện FOB cảng Sài Gòn, trong điều khoản Giao hàng có ghi:
Loading terms:
At the loading port, the cargo will be loaded at the rate of 2,000MT per weather working days of 24 consecutive hrs, Sundays and Holidays excepted even if used (WWDSHEXIU). If the NOR is presented before noon, laying time to commence at 13:00 o’clock at the same day. If the NOR tendered in afternoon but during office Hrs (from 1.30 P.M to 4.30 P.M), the laytime to commence from 8:00 on the next working day. Dunnage to be for Buyer’s/Shipowner’s account.
Demurrage/Despatch as per Charter Party.
Tại cảng bốc hàng, hàng hoá sẽ được bốc lên tàu theo tỷ lệ 2.000 tấn/ngày theo điều kiện WWDSHEXIU. Nếu bản thông báo tàu đã sẵn sàng đến trước 12h trưa thì thời gian xếp hàng lên tàu được tính từ 13 giờ cùng ngày. Nếu bản thông báo tàu đã sẵn sàng đến sau 12h trưa nhưng trong giờ làm việc (Từ 1giờ30 đến 4giờ40 buổi chiều), thời gian xếp hàng lên tàu sẽ được tính từ 8 giờ sáng của ngày làm việc kế tiếp. Vật chèn lót được tính cho người mua hoặc chủ tàu.
Điều kiện thưởng, phạt như trong hợp đồng thuê tàu.
Về điều kiện giao hàng phải nói rõ:
+ Cảng đi, cảng đến
+ Thời gian giao hàng
+ Quy định rõ giao hàng từng phần hay toàn phần
+ Cho phép chuyển tải hay không chuyển tải (nên chọn cho phép chuyển tải)
+ Thông báo trước khi giao hàng
+ Thông báo giao hàng
Mong rằng chia sẻ trong bài viết này hữu ích với bạn!
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – đơn vị đào tạo thực tế, chuyên sâu về xuất nhập khẩu.
Xem thêm: Tử Vi Tuổi 1992 Năm 2021 – Tử Vi Tuổi Nhâm Thân 2021
Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học xuất nhập khẩu logistics tại trung tâm XNK Lê Ánh.
Chuyên mục: Hỏi Đáp