Dù có thể phải đánh đổi bằng tính mạng, nhiều người trẻ liều lĩnh vẫn bị lôi cuốn bởi vũ điệu mạo hiểm của nghệ thuật đỉnh cao – Parkour.

Bạn đang xem: Parkour là gì

Các màn Parkour ấn tượng “Tín đồ” của bộ môn Parkour vượt qua chướng ngại vật hay khoảng không bằng những chuyển động nhanh nhẹn, khéo léo như chạy, leo trèo, nhảy, nhào lộn.

Parkour (tên khác là Freerunning hay Art du deplacement) có thể được xem là môn thể thao mạo hiểm mang tính nghệ thuật.

Các “tín đồ” của bộ môn này – nam được gọi là “Traceur”, nữ là “Traceuse” – vượt qua chướng ngại vật hay khoảng không bằng những chuyển động nhanh nhẹn, khéo léo như chạy, leo trèo, nhảy, nhào lộn…

Tất cả thiết bị hỗ trợ mà người tập cần là áo, quần thoải mái và đôi giày có độ bám tốt hoặc thậm chí là chân trần. Điều đặc biệt là không có luật lệ nào cho sự di chuyển, cũng như các động tác trong Parkour.

Ra đời từ những đêm không ngủ của đứa trẻ 7 tuổi

Theo Urbanfreeflow, huấn luyện viên quân sự người Pháp Georges Hébert (1875-1957) là người đặt nền móng đầu tiên cho môn Parkour. Ông là “cha đẻ” của phương pháp vượt chướng ngại vật cổ điển được lấy cảm hứng từ kỹ năng phản xạ khéo léo của những người bản địa ở châu Phi.

Trong Thế chiến I và Thế chiến II, các bài giảng về kỹ năng đi, chạy, nhảy qua các vật cản, leo trèo, thăng bằng… của Hébert được phát triển rộng và trở thành hệ thống giáo dục thể chất chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo Quân sự Pháp.

Sau này, Parkour được phát triển bởi hai người Pháp gốc Việt – cha con nhà Belle.

Sinh ra trong chiến tranh tại Việt Nam, Raymond Belle (1939-1999) bị tách khỏi mẹ, tới trại huấn luyện quân sự cho trẻ em mồ côi ở Đà Lạt sau khi cha chết trong Chiến tranh Đông Dương.

Để vơi đi những mất mát thời thơ ấu và trở nên cứng rắn hơn, cậu bé 7 tuổi đã bí mật tập luyện theo các phương pháp vượt chướng ngại vật vào ban đêm. Ngoài ra, Raymond còn thử thách khả năng chịu đựng, sức mạnh và sự linh hoạt bằng các động tác do mình tự sáng tạo.

*
Hai cha con Raymond Belle (trái) và David Belle là những người sáng tạo ra môn Parkour. Ảnh: Parkourworld360, WorldPress.

Trở về Pháp, Raymond tiếp tục học tại trường quân sự. Ông được tuyển vào Quân đoàn cứu hỏa đặc nhiệm Paris năm 19 tuổi.

Raymond Belle sử dụng thuật ngữ “Le parcours” để gọi tất cả các bài tập của mình như leo núi, nhảy, chạy, cân bằng… Cậu thiếu niên David Belle (hiện 44 tuổi) – con trai Raymond – đã bị cuốn hút vào các chuyển động này từ nhỏ và quyết định bỏ học để tập trung luyện tập.

David luôn khắc ghi lời dạy của cha rằng rèn luyện thể lực không phải trò đùa, mà giúp mình tồn tại và bảo vệ người thân.

Năm 11 tuổi, sau khi chuyển tới sống tại xã Lisses, tỉnh Essonne miền bắc nước Pháp, David Belle gặp gỡ 8 chàng trai có chung niềm đam mê. Họ tự đặt ra thử thách khá khắc nghiệt như nhịn ăn, uống trong lúc tập, ngủ dưới nền đất lạnh mà không đắp chăn…

Sau buổi trình diễn công khai gây tiếng vang cả tích cực lẫn tiêu cực vào năm 1997, 9 chàng trai thành lập nhóm và lấy tên là Yamakasi (người đàn ông cường tráng). Thành viên Sébastien Foucan đề xuất gọi bộ môn mà nhóm mình đang theo đuổi là “Art du déplacement” (nghệ thuật của chuyển động), theo Angle.

Trong khi Yamakasi với các màn trình diễn đẹp mắt bắt đầu nổi tiếng trên sóng truyền hình của nhiều quốc gia cuối những năm 1990, David Belle và Sébastien Foucan rời nhóm do mâu thuẫn nội bộ, cũng như tham vọng cá nhân.

David trở thành diễn viên đóng thế và quyết định đổi tên bộ môn của mình từ “Parcours” thành “Parkour” theo gợi ý của một vị đạo diễn. Năm 2009, ông cho ra mắt cuốn sách cùng tên để chia sẻ về con đường mình đã chọn.

Đến nay, Parkour được luyện tập rộng rãi bên ngoài nước Pháp, trong đó có Việt Nam (du nhập từ năm 2007).

9X liều mạng nhảy qua hai tòa nhà 25 tầng Max Cave (24 tuổi, đến từ Anh) khiến dân mạng ngỡ ngàng khi liều mình nhảy qua tòa nhà chọc trời cao 25 tầng ở Hong Kong.

“Chơi parkour không khác gì tự sát”

Gây chấn thương từ mức độ nhẹ đến nặng, thậm chí tử vong là rủi ro thường gặp trong môn này. Bởi vậy, nó bị cấm ở nhiều nơi trên thế giới như thị trấn Horsham (Anh) hay thành phố New York (Mỹ).

Một động tác sai hoặc cách tiếp đất không đúng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Chỉ cần gõ từ khóa “Parkour Accident” (tai nạn trong môn Parkour) vào ô tìm kiếm, Google lập tức trả về gần 500.000 kết quả.

Các bác sĩ ở Thụy Điển đã phải sử dụng 19 miếng titan, 38 chiếc đinh vít và 21 mũi khâu để tái tạo khuôn mặt, cùng 14 mũi khâu cố định hàm cho Robert Stafsing. Anh này nhập viện sau khi thực hiện một pha nhào lộn thảm họa giữa hai mái nhà vào tháng 10/2012.

Do có bước đà không tốt, nên thay vì tiếp đất an toàn trên nóc của ngôi nhà bên cạnh, Robert đã va đập mạnh vào phần rìa mái và rơi thẳng xuống đất, bất tỉnh. Khoảng 50 ca phẫu thuật ở vùng mặt là cái giá phải trả cho một phút sơ sảy của chàng trai.

Không được may mắn như vậy, tháng 6/2012, một thiếu nữ người Nga (không được cho biết tên) đã tử nạn ngay lần đầu trải nghiệm môn Parkour. Traceuse này đã leo lên nóc tòa nhà Số 8 (thành phố St. Petersburg) cao 18 m để nhảy xuống nóc nhà đối diện, cao 14 m. Khoảng cách giữa hai nóc nhà lên tới 7 m.

Xem thêm: Hình Trụ Là Gì – Hình Trụ Và Khối Trụ Tròn Xoay Là Gì

Cái chết của thiếu nữ đã làm dấy lên lo ngại về môn Parkour trên toàn nước Nga. Lực lượng cảnh sát đã được huy động tới canh gác trên các nóc nhà cao tầng để tránh những cái chết thương tâm tương tự, theo Daily Mail.

Tháng 3/2016, thiếu niên tên Tolya (13 tuổi, đến từ Nga) thiệt mạng bởi cố thể hiện mình là một traceur cừ khôi. Theo cảnh sát thành phố Saratov, nạn nhân rơi từ tầng 9 của một tòa nhà bỏ hoang sau khi cùng nhóm bạn thực hiện các màn nhào lộn mạo hiểm, cũng như treo mình lơ lửng bên ngoài lan can.

Cuối tháng 11/2016, “thần đồng cờ vua” nước Nga – Yuri Eliseev (20 tuổi) – rơi từ tầng 12 của tòa chung cư tại thủ đô Moscow khi cố nhảy từ ban công nhà mình sang nhà hàng xóm.

Theo Russiannews, Yuri là fan hâm mộ bộ môn Parkour. Cái chết của anh một lần nữa đánh lên hồi chuông báo động về tình trạng nhiều người trẻ ở Nga bất chấp tính mạng để tham gia thú chơi mạo hiểm này.

*
Robert Stafsing phải trải qua khoảng 50 ca phẫu thuật để tái tạo khuôn mặt sau một pha Parkour thất bại. Ảnh:MiBrujula.

Nhiều chuyên gia nhận định giới trẻ đang mạo hiểm mạng sống của mình để “sống ảo”, cũng như được tung hô trên mạng xã hội. Họ đánh giá việc tham gia bộ môn này, đặc biệt tại những nơi có độ cao chóng mặt, không khác gì tự sát.

Tranh cãi khi Parkour trở thành môn thể thao

Trước hiện trạng số vụ tử vong do Parkour ngày càng tăng, lực lượng cảnh sát tại nhiều nơi trên thế giới đã tìm phương án để cảnh báo mọi người.

Tháng 9/2016, cảnh sát tại thị trấn Darlington (Anh) đăng tải lên Facebook đoạn video ghi cảnh một chàng trai suýt rơi từ trên cao xuống sau cú nhảy từ mái ngôi nhà đối diện. Anh ta may mắn không bị thương, song phải sửa lại phần mái nhà bị hỏng, theo Guardian.

“Thiếu chút may mắn nữa thì hành động của nam chính trong clip đã kết thúc trong bi kịch. Nhiều bạn trẻ nghĩ họ ‘bất khả chiến bại’ và thường không lường đến hậu quả. Hãy chia sẻ và giữ mình an toàn”, cảnh sát nhắn nhủ.

Sau khi clip về một nhóm thanh thiếu niên thực hiện những màn nhào lộn “dựng tóc gáy” trên nóc tòa nhà 8 tầng và một trường học lan truyền trên mạng xã hội, cảnh sát ở thị trấn Tenby (Anh) cũng tiến hành đặt biển cảnh báo tại tất cả công trình cao tầng trong khu vực.

Họ coi Parkour là một hoạt động nguy hiểm có thể gây thiệt hại về cả người và tài sản. Chính quyền hạt Pembrokeshire cũng đã ban hành một cảnh báo tương tự.

Những động thái này được đưa ra ngay cả khi parkour chính thức được công nhận là môn thể thao tại Vương quốc Anh hôm 10/1, Guardian đưa tin.

Theo đó,Vương quốc Anh chính thức có cơ quan quản lý cấp quốc gia và có thể áp dụng kinh phí Nhà nước để hỗ trợ sự phát triển của Parkour. Quyết định này hiện vẫn gây không ít tranh cãi.

*
Cảnh sát thị trấn Tenby, Anh đặt biển cảnh báo nhằm ngăn chặn các “tín đồ” của môn Parkour lui tới các công trình cao tầng. Ảnh: Tenby-today.

“Đây là sự công nhận tuyệt vời dành cho môn thể thao bắt đầu như trò chơi của trẻ con với bạn bè gần 30 năm trước”, ông Sébastien Foucan – Chủ tịch của Parkour Vương quốc Anh, một trong những người chơi môn này đầu tiên – tuyên bố.

Bà Tracey Crouch – Bộ trưởng Thể thao Anh – bày tỏ sự hài lòng với động thái này và khẳng định parkour là một sự lựa chọn đầy sáng tạo.

Theo ông Eugene Minogue – Giám đốc điều hành Parkour Vương quốc Anh, môn thể thao mới này sẽ được đưa vào chương trình học thể chất ở tất cả cấp học tại Anh quốc.

Ở một lập trường khác, Chris McGovern – Chủ tịch của tổ chức giáo dục Campaign for Real Education – nhận định quyết định công nhận Parkour là môn thể thao chính thức là một thảm họa.

“Chúng ta cần thúc đẩy thể thao trong trường học, song đưa Parkour vào không phải phương án tốt. Phát triển thể thao mạo hiểm có thể dẫn tới những rủi ro khôn lường cho học sinh, cũng như khiến các bậc phụ huynh lo lắng”, ông nói.

Đại học Cambridge cũng lên án cho những traceur bởi hành động xâm lấn tài sản, cũng như gây nguy hiểm cho cộng đồng và chính bản thân, Telegraph đưa tin.

Xem thêm: Annealing Là Gì – Những Dịch Vụ Nhiệt Luyện Hiện Pro

Mark Toorock – traceur người Mỹ – khẳng định chấn thương, tai nạn rất hiếm xảy ra trong môn Parkour bởi người tham gia có khả năng làm chủ tốt chuyển động của tay và chân. Tuy nhiên, ông Lanier Johnson – Giám đốc điều hành của Viện Y học Thể thao Mỹ – cho biết nhiều rủi ro đã không được báo cáo lên các cơ quan chức năng.

Chuyên mục: Hỏi Đáp