Panic attack là những cơn hoảng loạn khiến bạn bỗng nhiên run rẩy, khó thở, tim đập nhanh hay thậm chí là có những suy nghĩ tiêu cực. Vậy panic attack là gì mà có thể ảnh hưởng tới cả thể chất và tinh thần của bạn như vậy?

Các cơn panic attack đôi khi xuất hiện bất ngờ khiến bạn có những triệu chứng khó chịu như run rẩy, ớn lạnh, đau bụng, hụt hơi hay tim đập nhanh. Nếu muốn cải thiện những dấu hiệu tiêu cực này, bạn hãy tìm hiểu panic attack là gì.

Bạn đang xem: Panic attack là gì

Panic attack là gì?

Panic attack là cơn hoảng loạn bất ngờ xảy ra khi không có một mối đe dọa hoặc nguy hiểm rõ ràng nào xuất hiện. Trong một số trường hợp, bạn có thể nhầm lẫn các triệu chứng của cơn hoảng loạn này với cơn đau tim. Bạn có thể trải qua một hoặc nhiều cơn hoảng loạn.

Nếu không được điều trị, chứng panic attack sẽ khiến bạn sợ hãi những nơi công cộng do các cơn hoảng loạn tái đi tái lại. Đây có thể là dấu hiệu bạn mắc chứng rối loạn hoảng loạn. Một số dấu hiệu bạn có thể bị rối loạn hoảng loạn là:

Trải qua các cơn hoảng loạn thường xuyênThay đổi lối sống hoặc hành vi do sợ phải trải qua một cơn hoảng loạn nữaCó một nỗi sợ hãi dai dẳng rằng mình có thể sẽ gặp thêm một cơn hoảng loạn khác

Triệu chứng panic attack

*
*

Cơn hoảng loạn kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, dẫn đến phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy” hay còn gọi là “fight or flight response”. Các triệu chứng có thể xuất hiện dần dần và đạt đỉnh điểm sau khoảng 10 phút. Bạn có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau đây:

Run rẩyKhó thởBốc hỏaỚn lạnhThở gấpKhó nuốtĐau ngựcBuồn nônĐau bụngĐổ mồ hôiThở hụt hơiTim đập nhanhNgứa ran hoặc têCảm thấy muốn xỉuCảm thấy cái chết sắp đến

Trong một số trường hợp, bạn có thể có cảm giác nỗi sợ hãi tột độ rằng mình sẽ gặp một cơn hoảng loạn khác. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đã bị rối loạn hoảng loạn.

Các cơn hoảng loạn không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại có các triệu chứng tương tự như các tình trạng sức khỏe nguy hiểm khác như đau tim. Nếu bạn gặp các triệu chứng của panic attack, hãy đi khám sớm để loại trừ các khả năng mình mắc các bệnh nguy hiểm này.

Tác nhân gây cơn hoảng loạn

*
*

Nguyên nhân chính xác gây panic attack vẫn chưa rõ ràng. Trong một số trường hợp, các cơn hoảng loạn có liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm thần tiềm ẩn như:

Rối loạn hoảng sợSợ không gian rộng hoặc các nỗi sợ khácRối loạn lo âu toàn thể (generalized anxiety disorder – GAD)Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (obsessive compulsive disorder – OCD)Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (post-traumatic stress disorder – PTSD)

Tình trạng căng thẳng cũng có thể góp phần gây ra cơn hoảng loạn. Ngoài ra, bạn cũng dễ bị panic attack hơn nếu có các yếu tố sau:

Mất người thânTừng bị lạm dụng thời thơ ấuCó thành viên gia đình cũng gặp các cơn hoảng loạnTrải qua một thay đổi lớn trong cuộc sống như có conLàm việc hoặc sống trong tình trạng căng thẳng cao độTừng trải qua một sự việc đau buồn như tai nạn giao thông nghiêm trọng

Chẩn đoán cơn hoảng loạn

Để chẩn đoán cơn hoảng loạn, bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn về các triệu chứng và tiền sử bệnh lý. Sau đó, bạn cũng có thể sẽ phải tiến hành kiểm tra thể chất hay làm xét nghiệm để loại trừ khả năng mình bị đau tim dẫn đến các triệu chứng panic attack. Bác sĩ có thể sẽ sử dụng điện tâm đồ để đo chức năng điện của tim.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ hormone tuyến giáp. Sự mất cân bằng nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến khả năng điều hòa nhịp tim.

Điều trị panic attack

*
*

Nếu cơn hoảng loạn có liên quan đến các bệnh lý về tâm thần, bạn có thể sẽ cần gặp các bác sĩ chuyên gia thần kinh để chữa trị. Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, bác sĩ có thể khuyến nghị bạn kết hợp thuốc, trị liệu và thay đổi lối sống để kiểm soát các triệu chứng.

Chữa trị bằng thuốc

Bác sĩ có thể sẽ kê một hoặc nhiều loại thuốc sau:

• Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI): Loại thuốc này bao gồm fluoxetine (Prozac), paroxetine (Paxil và Pexeva) và sertraline (Zoloft). Những loại thuốc này ít tác dụng phụ nên thường được dùng làm thuốc điều trị bước đầu.

• Các thuốc benzodiazepine: Loại thuốc này bao gồm alprazolam (Niravam, Xanax), clonazepam (Klonopin) và lorazepam (Ativan). Đây là những thuốc ức chế hệ thống thần kinh trung ương và có tác dụng an thần nhẹ. Những loại thuốc này có thể được dùng trong giai đoạn cấp tính của cơn hoảng loạn.

• Thuốc chẹn beta: Loại thuốc này bao gồm carvedilol, propranolol và timolol. Thuốc có thể làm giảm các triệu chứng liên quan đến cơn hoảng loạn như đổ mồ hôi, chóng mặt và nhịp tim đập nhanh.

Xem thêm: Ceo Là Gì – Tổng Giám đốc điều Hành

• Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc và norepinephrine (SNRI): Venlafaxine hydrochloride (Effexor XR) là đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn sử dụng để điều trị rối loạn hoảng sợ và có thể giúp ngăn ngừa cơn hoảng loạn.

Thử các hình thức trị liệu

Nếu bạn bị rối loạn hoảng sợ hoặc các bệnh tâm thần khác, bác sĩ có thể khuyến nghị bạn thử một số hình thức trị liệu tâm lý như trị liệu hành vi nhận thức.

Thay đổi lối sống

Bạn có thể thực hiện một số cách giúp giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể để giảm tỷ lệ gặp cơn hoảng loạn. Một số cách bạn có thể thử là ngủ nhiều và duy trì hoạt động thể chất. Các cách kiểm soát căng thẳng khác là thở sâu hoặc thư giãn cơ cũng có thể có ích. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh hoặc hạn chế rượu bia, caffeine và các chất kích thích khác.

Cách phòng ngừa cơn hoảng loạn

Hầu hết các cơn hoảng loạn xảy ra bất ngờ nên rất khó phòng ngừa. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số cách để tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ bị hoảng loạn như sau:

• Ăn uống cân bằng: Bạn hãy ăn đầy đủ các nhóm chất protein, chất béo và carb trong bữa ăn. Khi đủ dinh dưỡng, bạn không những khỏe về thể chất mà tinh thần cũng vững vàng hơn.

• Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động rèn luyện thể chất rất tốt cho sức khỏe tinh thần. Bạn hãy cố gắng sắp xếp tập luyện khoảng 30 phút mỗi ngày để giảm căng thẳng và làm việc hiệu quả hơn.

• Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ sẽ giúp bạn tỉnh táo và bình tĩnh hơn. Vậy nên, bạn hãy cố gắng ngủ 7 – 8 tiếng mỗi tối để cơ thể được nghỉ ngơi.

• Giảm căng thẳng: Có rất nhiều cách để giảm thiểu căng thẳng bạn có thể thử để ngừa cơn hoảng loạn như nghe nhạc, thiền, massage… Bạn có thể lựa chọn hình thức phù hợp với mình để giải tỏa tâm trạng hoảng loạn.

Khi đã biết panic attack là gì, bạn sẽ có thể tự trấn tĩnh bản thân khi bất ngờ gặp bị hoảng loạn, run rẩy, khó thở, buồn nôn… Tuy nhiên, bạn cần đi khám nếu những cơn hoảng loạn này xảy ra quá thường xuyên và nghiêm trọng nhé.

Xem thêm: Code First Là Gì – Bạn đã Biết Entity Framework Chưa

Như Vũ | HELLO BACSI

Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Chuyên mục: Hỏi Đáp