TÌM HIỂU VỀ TIÊU CHUẨN NTSC VÀ PAL

NTSC và PAL cả 2 đều là tiêu chuẩn video được sử dụng rất rộng rải trên toàn thế giới. Tuy nhiên mỗi khu vực lại sử dụng một chuẩn khác nhau, lý do vì sao thì bạn có thể xem ở phần dưới mình sẽ trình bày cụ thể hơn.

Bạn đang xem: Pal là gì

Hai tiêu chuẩn NTSC và PAL được thấy ở truyền hình Analog, nếu để ý các đầu ghi camera sẽ để 2 chuẩn này cho bạn chọn. Tùy vào từng khu vực lãnh thổ mà bạn chọn cho hợp lý nhé.

*

1. NTSC là gì?

NTSC là viết tắt của cụm từ National Teltevision System Committee đây tiêu chuẩn video tương tự được sử dụng ở Bắc Mỹ và hầu hết Nam Mỹ. Ở tiêu chuẩn NTSC có tối đa 30 khung hình ảnh được truyền đi trong mỗi giây. Mỗi khung hình được tạo bởi 480 dòng quét đơn.NTSC có độ phân giải là 480 TVL (480 dòng quét đơn), và sử dụng tỷ lệ 60 trường xen kẽ mỗi giây

2. PAL là gì?

PAL (Phase Alternating Line) là tiêu chuẩn video được dùng phần lớn ở Châu Âu, châu Á. Chuẩn PAL có tần số quét ngang là 50Hz (tương đương 25 khung hình/s). Mỗi khung hình được tao ra bởi 576 dòng quét.

3. Sự khác nhau giữa NTSC và PAL.

Tổng lượng thông tin/giây là bằng nhau trong cả hai chuẩn này. Khi analog video được số hóa, số lượng điểm ảnh lớn nhất có thể tạo được dựa trên số TV line có thể được số hóa. Trong khi chuẩn NTSC, kích cỡ hình ảnh được số hóa lớn nhất là 720×480 pixels thì với PAL, kích cỡ này là 720×576 pixels (D1). Độ phân giải được sử dụng thường xuyên nhất là 4CIF 704×576 PAL / 704×480 NTSC.

Độ phân giải 2CIF là 704×240 (NTSC) hoặc 704×288 (PAL) pixels có nghĩa là chia số dòng quét ngang cho 2. Trong hầu hết các trường hợp, mỗi dòng quét ngang biểu diễn gấp đôi, hay còn gọi “dòng quét gấp đôi”, khi hiển thị trên một máy giám sát để giữ đúng tỷ lệ trong hình ảnh. Đây là một cách để giải quyết vấn đề hình ảnh chuyển động bị mờ trong quét xen kẽ.Đôi khi, một phần tư của hình ảnh CIF được sử dụng, thường được gọi tắt là QCIF (viết tắt của Quarter CIF).

*

Sự khác biệt giữa PAL và NTSC bắt đầu sâu xa từ hệ thống năng lượng mà thế giới đang sử dụng. Ở Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và một số quốc gia ở Châu Mỹ sử dụng hệ thống điện có tần số 60Hz, vì lý do về kỹ thuật xử lý thông tin số dải truyền đi phụ thuộc vào tần số của dòng điện. Vì vậy tín hiệu được xử lý và truyền đi thành 60 dải trong một giây (thông thường còn gọi là tần số quét ngang 60Hz).

Chúng ta biết hầu hết các công nghệ truyền hình hay video đều sử dụng công nghệ Interlace Scan (công nghệ quét dòng xen kẽ) để tạo nên một hình ảnh hoàn thiện. Do tốc độ quét quá nhanh nên 2 dải quét này người ta coi nó tạo thành một khung hình. Vì vậy với 60 dải được truyền đi trong giây tạo thành 30 khung hình trong một giây. Đó cũng chính là nguyên do tạo nên 30 khung/s cho chuẩn NTSC.

Xem thêm: Repo Là Gì – Hợp đồng

Còn hệ PAL thì sao ?, chúng ta biết ở các nước Châu Âu, một số nước Châu Á trong đó có Việt Nam chúng ta sử dụng hệ thống điện có tần số là 50Hz, bằng cách giải thích tương tự như trên hệ PAL sẽ có số khung truyền đi trong một giây là 25 khung/s.

4. NTSC và PAL cái nào tốt hơn?

Rõ ràng với 576 dòng quét và 480 dòng quét thì hệ PAL cho chúng ta hình ảnh sắc nét hơn hẳn hệ NTSC. Nhưng với 30 khung/s so với 25 khung/s thì hệ NTSC cho chúng ta hình ảnh mượt hơn rất nhiều.

Một điều chúng ta nên chú ý là khi chuyển hình ảnh từ NTSC sang PAL hình ảnh sẽ bị mờ hơn so với khi xem nguyên bản. Bởi kích thước khung ảnh phóng lên sẽ bị giãn ra, do vậy chất lượng sẽ kém hơn.

Còn chuyển từ PAL sang NTSC có thể gây ra hình ảnh bị giật, do số khung/s của PAL ít hơn NTSC.

Ngoài tần số quét ngang còn có tần số quét dọc, chính vì vậy tạo nên kích thước khung hình của hai hệ này cũng khác nhau, vì vậy khi xem chúng ta vẫn thường thấy một số hiện tượng co hình (không full màn hình) ở một số bộ phim hay một số kênh truyền hình.

5. Nên chọn PAL hay NTSC

Đến đây chúng ta đã phần nào hiểu tại sao ở Việt Nam bạn nhất thiết phải chọn hệ PAL mà không phải là NTSC rồi phải không. Không phải nguyên do thiết bị của chúng ta quyết định mà là do lưới điện của chúng ta !!!

Tần số 50Hz ký hiệu là F tức là mỗi 1/50 giây thì dòng điện lại quay trở về trạng thái trước đó. Đó gọi là chu kỳ (T) được tính bằng giây với công thức ( T=1/F).

Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu được NTSC và PAL cũng như cái nào tốt hơn cài nào và vì sao lại chọ NTSC mà không chọn PAL và ngược lại.

Xem thêm: Thuốc gentrisone là thuốc gì ? công dụng & liều dùng hello bacsi

Rất mong nhận được các comment các góp ý chân thành từ các bạn cũng như quý khách hàng.

Chuyên mục: Hỏi Đáp