Tại Sao Sức Khỏe của Xương Lại Quan Trọng?

Xương hỗ trợ và cho phép chúng ta di chuyển. Xương bảo vệ bộ não, trái tim và các cơ quan khác trên cơ thể chúng ta tránh bị tổn thương. Xương của chúng ta cũng lưu trữ các khoáng chất như canxi và phốt pho, giúp giữ cho xương của chúng ta được khỏe mạnh và đồng thời xương giải phóng các khoáng chất này vào cơ thể khi chúng ta cần cho những mục đích sử dụng khác.

Bạn đang xem: Osteoporosis là gì

Chúng ta có thể làm rất nhiều việc để giữ cho xương của chúng ta khỏe mạnh và cứng cáp. Ăn các thức ăn giàu canxi và vitamin D, thường xuyên tập thể dục và có các thói quen tốt cho sức khỏe sẽ giúp xương của chúng ta được khỏe mạnh.

Nhưng nếu chúng ta không ăn đúng cách và không tập đủ các loại bài tập thể dục phù hợp thì xương của chúng ta có thể trở nên yếu đi và thậm chí là bị gãy. Các xương bị gãy (còn được gọi là gãy xương) có thể đau và đôi khi cần phải phẫu thuật để lành lại. Xương gãy cũng có thể gây ra các vấn đề kéo dài về sức khỏe.

Tuy nhiên tin tốt đó là không bao giờ là quá muộn để quý vị chăm sóc cho xương của mình.

Các Bảng Hữu Ích

*

Chứng Loãng Xương Là Gì?

Có nhiều loại bệnh về xương. Bệnh phổ biến nhất là chứng loãng xương (osteoporosis, phát âm là AH-stee-oh-por-OH-sis). Khi bị loãng xương, xương của chúng ta trở nên yếu đi và có nhiều khả năng bị gãy hơn. Những người bị loãng xương thường bị gãy xương nhất là ở cổ tay, cột sống và hông.

Xương của chúng ta hoạt động. Mỗi ngày, cơ thể chúng ta hủy đi xương cũ và tạo ra xương mới vào đúng vị trí. Khi chúng ta càng lớn tuổi, lượng xương bị phá hủy nhiều hơn lượng xương được tạo ra để thay thế. Khi chúng ta già đi thì việc mất đi lượng xương nhất định là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu chúng ta không thực hiện các bước để giữ cho xương được khỏe mạnh thì chúng ta có thể mất quá nhiều lượng xương và mắc chứng loãng xương.

Nhiều người có xương yếu và thậm chí không biết đến điều này. Đó là bởi vì chứng mất xương thường xảy ra trong một thời gian dài và không gây đau đớn. Đối với nhiều người thì xương gãy là dấu hiệu đầu tiên cho thấy họ mắc chứng loãng xương.

*

Những Ai Bị Mắc Chứng Loãng Xương?

Có rất nhiều điều có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng loãng xương của quý vị. Những điều này được gọi là “các yếu tố rủi ro”. Một số yếu tố rủi ro là những việc mà quý vị có thể kiểm soát được và một số việc nằm ngoài tầm kiểm soát của quý vị.

*

Những yếu tố rủi ro mà quý vị có thể kiểm soát:

Chế độ ăn. Nạp quá ít lượng canxi có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng loãng xương của quý vị. Không nạp đủ lượng vitamin D cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của quý vị. Vitamin D rất quan trọng bởi vì vitamin D giúp cơ thể sử dụng lượng canxi trong chế độ ăn của quý vị.Hoạt động thể chất. Không tập thể dục và không hoạt động trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng loãng xương của quý vị. Cũng giống như cơ bắp, xương trở nên cứng cáp hơn—và luôn cứng cáp hơn—khi tập thể dục thường xuyên.Trọng lượng cơ thể. Cơ thể quá gầy khiến quý vị có nhiều khả năng mắc chứng loãng xương hơn.Hút thuốc. Hút thuốc có thể khiến cơ thể quý vị không sử dụng được lượng canxi trong chế độ ăn của quý vị. Ngoài ra, phụ nữ hút thuốc sẽ xuất hiện thời kỳ mãn kinh sớm hơn những phụ nữ không hút thuốc. Những việc này có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng loãng xương của quý vị.Rượu. Những người uống nhiều rượu có nhiều khả năng mắc chứng loãng xương hơn.Thuốc. Một số thuốc có thể gây mất xương. Những loại thuốc này bao gồm một loại thuốc có tên gọi là glucocorticoids (phát âm là gloo-ko-KOR-ti-koids). Glucocortiocoids được cấp cho những người bị bệnh viêm khớp, hen suyễn và nhiều bệnh khác. Một số loại thuốc khác giúp ngăn chặn cơn co giật và điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung (endometriosis, phát âm là en-do-me-tree-O-sis), một căn bệnh của tử cung và ung thư cũng có thể gây mất xương.

Các yếu tố rủi ro mà quý vị không thể kiểm soát:

Tuổi tác. Nguy cơ mắc chứng loãng xương của quý vị tăng lên khi quý vị già đi.Giới tính. Quý vị có nhiều nguy cơ mắc chứng loãng xương hơn khi quý vị là phụ nữ. Phụ nữ có xương nhỏ hơn so với nam giới và quá trình mất xương diễn ra nhanh hơn nam giới do quá trình thay đổi hooc-môn diễn ra sau thời kỳ mãn kinh.Dân tộc.

Xem thêm: Tải Game Lái ôtô – Trò Chơi Lái Xe ô Tô 3d Tay đua Miễn Phí

 Phụ nữ da trắng và phụ nữ Châu Á có nhiều khả năng mắc chứng loãng xương nhất. Phụ nữ gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng như phụ nữ Châu Mỹ gốc Phi cũng có nguy cơ, nhưng ít hơn.Tiền sử gia đình. Có thành viên ruột thịt trong gia đình mắc chứng loãng xương hoặc bị gãy xương cũng có thể làm tăng nguy cơ của quý vị.

*

Tôi Thực Sự Có Nguy Cơ Mắc Chứng Loãng Xương Không?

Bởi vì càng ngày càng có nhiều phụ nữ mắc chứng loãng xương hơn so với nam giới, nhiều nam giới nghĩ rằng họ không có nguy cơ mắc bệnh này. Nhiều phụ nữ gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha và phụ nữ Châu Mỹ gốc Phi cũng không quan tâm đến xương của họ. Họ tin rằng chứng loãng xương chỉ là một vấn đề xảy ra với phụ nữ da trắng. Tuy nhiên, căn bệnh này thực sự là nguy cơ đối với nam giới và phụ nữ lớn tuổi dù có nguồn gốc nào.

Ngoài ra, những người có một số nguồn gốc dân tộc nhất định có thể có nhiều khả năng mắc các vấn đề sức khỏe khác mà làm tăng nguy cơ mất xương hơn so với những người khác. Nếu quý vị mắc một trong các vấn đề sức khỏe dưới đây, hãy trao đổi với bác sĩ của quý vị về sức khỏe của xương quý vị:

Nghiện rượuChán ăn tâm lýHen suyễn/dị ứngUng thưBệnh CushingTiểu đườngChứng tăng năng tuyến cận giápChứng tăng năng tuyến giáp
Bệnh viêm đường ruộtKhông dung nạp lactoseBệnh luputBệnh gan hoặc thậnBệnh phổiĐa xơ cứngViêm khớp dạng thấp

Làm Thế Nào Để Tôi Biết Được liệu Tôi Có Bị Loãng Xương Hay Không?

Vì chứng loãng xương không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi xương gãy, điều quan trọng là hãy trao đổi với bác sĩ của quý vị về sức khỏe của xương quý vị. Nếu bác sĩ của quý vị cảm thấy rằng quý vị có nguy cơ mắc chứng loãng xương thì bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra mật độ xương. Kiểm tra mật độ xương đo độ cứng cáp-hoặc độ đậm đặc-của xương quý vị và kiểm tra xem liệu quý vị có mắc chứng loãng xương hay không. Điều này cũng có thể cho quý vị biết quý vị có những nguy cơ bị gãy xương nào. Các bài kiểm tra mật độ xương được thực hiện nhanh chóng, an toàn và không gây đau đớn.

Tôi Có Thể Làm Gì để Xương Của Tôi Được Khỏe Mạnh Hơn?

Không bao giờ là quá sớm hoặc quá muộn để chăm sóc xương của quý vị. Các bước sau đây có thể giúp quý vị cải thiện sức khỏe xương của mình:

Thực hiện chế độ ăn cân bằng giàu canxi và vitamin D. Các nguồn canxi dồi dào bao gồm các sản phẩm bơ sữa có hàm lượng chất béo thấp và các loại đồ ăn và thức uống có bổ sung canxi. Các nguồn vitamin D dồi dào bao gồm lòng đỏ trứng, cá nước mặn, gan động vật và sữa có vitamin D. Một số người có thể cần dùng các loại bổ sung dinh dưỡng để nạp đủ lượng canxi và vitamin D. Các biểu đồ dưới đây cho biết các nguồn thực phẩm bổ dưỡng chứa canxi cũng như lượng canxi và vitamin D cần thiết cho quý vị mỗi ngày. Trái cây và rau củ cũng cung cấp các chất dinh dưỡng khác mà đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe của xương.

Các Nguồn Canxi

 

Đậu phụ (tăng cường canxi)Sữa đậu nành (tăng cường canxi)Loại rau lá xanh (ví dụ như, bông cải xanh, cải Brussels, mù tạt xanh, cây cải lá xoăn)Bắp cải Trung Quốc hoặc rau bó xôiHạt đậu/rau đậuBánh TortillasCá mòi/cá hồi ăn được xươngTômNước cam ép (tăng cường canxi)Bánh PizzaBánh mìQuả hạch/hạnh nhânSản phẩm bơ sữa (ví dụ: sữa, pho mát, sữa chua)

*

Lượng Nạp Canxi và Vitamin D Khuyến Nghị

Nhóm theo giai đoạn cuộc đờiCanxi (mg/ngày)Vitamin D (IU/ngày)
Trẻ sơ sinh 0 đến 6 tháng200400
Trẻ sơ sinh 6 đến 12 tháng260400
1 đến 3 tuổi700600
4 đến 8 tuổi1000600
9 đến 13 tuổi1300600
14 đến 18 tuổi1300600
19 đến 30 tuổi1000600
31 đến 50 tuổi1000600
Nam giới từ 51 đến 70 tuổi1000600
Phụ nữ từ 51 đến 70 tuổi1200600
Trên 70 tuổi1200800
14 đến 18 tuổi, mang thai/cho con bú1300600
19 đến 50 tuổi, mang thai/cho con bú1000600

Định nghĩa: mg = milligam; IU = Đơn Vị Quốc Tế

*

Hoạt động thể chất nhiều. Cũng giống như cơ bắp, xương trở nên cứng cáp hơn khi tập thể dục. Các bài tập thể dục tốt nhất để xương khỏe mạnh là bài tập thể lực và tăng sức chịu nặng, như đi bộ, leo cầu thang, nâng tạ và khiêu vũ. Cố gắng dành ra 30 phút để tập thể dục mỗi ngày.Sống một lối sống lành mạnh. Không hút thuốc và nếu quý vị chọn uống rượu thì đừng uống quá nhiều.Trao đổi với bác sĩ của quý vị về sức khỏe của xương quý vị. Hãy xem xét các yếu tố rủi ro với bác sĩ của quý vị và hỏi bác sĩ xem liệu quý vị có cần kiểm tra mật độ xương không. Nếu quý vị cần thì bác sĩ của quý vị có thể kê đơn thuốc để giúp ngăn ngừa mất xương và giảm các nguy cơ gãy xương của quý vị.Ngăn ngừa té ngã. Té ngã có thể khiến xương bị gãy, đặc biệt là ở người bị loãng xương. Nhưng hầu hết hành vi té ngã có thể được phòng ngừa. Kiểm tra những mối nguy hiểm như thảm trơn trượt và chiếu sáng kém trong nhà của quý vị. Hãy đi khám mắt thường xuyên. Cải thiện khả năng giữ thăng bằng và sức bền bằng cách đi bộ mỗi ngày và tham gia các lớp học như thái cực quyền, yoga hoặc khiêu vũ.

Tôi Sẽ Cần Dùng Thuốc cho Xương của Tôi Phải Không?

Có nhiều loại thuốc để giúp ngăn ngừa và điều trị chứng loãng xương.Có những loại thuốc giúp ngăn ngừa và điều trị loãng xương. Những loại thuốc này bao gồm bisphosphonates; chất chủ vận/chất đối vận estrogen (còn được gọi là chất điều biến thụ thể estrogen chọn lọc hoặc SERM); calcitonin; hormone tuyến cận giáp; liệu pháp estrogen; liệu pháp hormone; và một chất ức chế phối tử RANK (RANKL) được phê duyệt gần đây. Bác sĩ có thể muốn quý vị dùng thuốc nếu xét nghiệm mật độ xương cho thấy xương của quý vị yếu và quý vị có khả năng bị gãy xương trong tương lai. Bác sĩ của quý vị có nhiều khả năng sẽ kê toa thuốc nếu quý vị có những lo ngại khác về sức khỏe làm tăng nguy cơ gãy xương, chẳng hạn như có xu hướng té ngã hoặc trọng lượng cơ thể thấp.

Tôi Có Thể Tham Gia một Công Trình Nghiên Cứu Bằng Cách Nào?

Viện Y Tế Quốc Gia (NIH) thực hiện các công trình nghiên cứu trên toàn quốc mà những người tham gia là các tình nguyện viên. Những nghiên cứu này giúp phát hiện các yếu tố rủi ro và phương pháp điều trị mới để điều trị chứng loãng xương và các bệnh khác.

Có nhiều lợi ích khi tham gia một công trình nghiên cứu, chẳng hạn như nhận dịch vụ chăm sóc y tế có liên quan miễn phí và trong một số trường hợp, được trợ giúp đi lại và các chi phí khác. Ngoài ra, các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu được một nhóm chuyên gia khám và thường là những người đầu tiên nhận được các phương pháp điều trị mới trước cộng đồng chung. Nhiều tình nguyện viên tham gia nghiên cứu đơn giản bởi vì họ muốn giúp những người khác cùng bị mắc bệnh giống họ cả ở hiện tại và tương lai.

Các thông tin thêm về nghiên cứu sẵn có từ các trang web sau:

Mọi Người Có Thể Tìm Thêm Thông Tin Về Sức Khỏe Của Xương Ở Đâu?

Để biết thêm thông tin về chứng loãng xương và sức khỏe của xương, hãy liên lạc với bất kỳ tổ chức nào sau đây:

Trung Tâm Tài Nguyên Quốc Gia ~ Chứng Loãng Xương và các Bệnh về Xương Liên Quan của NIHViện Quốc Gia về Bệnh Viêm Khớp, Bệnh Cơ Xương và các Bệnh về Da Trung Tâm Thông TinViện Y Tế Quốc Gia

Nguồn Thông Tin Khác

Tổ Chức Loãng Xương Quốc Gia
Quý Vị Có Mắc Chứng Loãng Xương hay Bệnh Trạng Liên Quan Không?

Quý vị có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu thêm về những bệnh trạng này.

Để biết thông tin về các dự án nghiên cứu trên toàn quốc, hãy gọi:

Cung Cấp Thông Tin cho Quý Vị

Ấn phẩm này chứa các thông tin về các loại thuốc được sử dụng để điều trị tình trạng sức khỏe được thảo luận ở đây. Khi thực hiện ấn phẩm này, chúng tôi đã đưa vào các thông tin cập nhật (chính xác) nhất mà chúng tôi có. Nhưng đôi khi, có các thông tin mới về thuốc được phát hành sau ấn phẩm.

Để biết về các cập nhật và nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bất kỳ loại thuốc nào mà quý vị đang dùng, vui lòng liên lạc:

Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ

Để biết thêm thông tin về các loại thuốc cụ thể, truy cập Drugs
FDA là danh mục có thể tìm kiếm các sản phẩm thuốc được FDA phê duyệt.

Để biết về các cập nhật và nếu có thắc mắc về các số liệu thống kê, vui lòng liên lạc

Trung Tâm Thống Kê Y Tế Quốc Gia thuộc Các Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật

Sứ mệnh của Viện Quốc Gia về Bệnh Viêm Khớp, Bệnh Cơ Xương và các Bệnh về Da (NIAMS), một bộ phận trong Viện Y Tế Quốc Gia (NIH) thuộc Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh là sẽ hỗ trợ nghiên cứu về các nguyên nhân, biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh viêm khớp, bệnh cơ xương và các bệnh về da; đào tạo các nhà khoa học cơ bản và lâm sàng để thực hiện nghiên cứu này; và phổ biến thông tin về tiến trình nghiên cứu các căn bệnh này. Trung Tâm Thông Tin thuộc Viện Quốc Gia về Bệnh Viêm Khớp, Bệnh Cơ Xương và các Bệnh về Da là dịch vụ công cộng do NIAMS tài trợ cung cấp thông tin y tế và các nguồn thông tin. Có thể tìm thêm thông tin trên trang web của NIAMS tại Bone Health for Life (in vietnamese bằng tiếng Việt).

Các bản sao bổ sung của ấn phẩm này sẵn có tại:

Viện Quốc Gia về Bệnh Viêm Khớp, Bệnh CơXương và các Bệnh về DaTrung Tâm Thông TinViện Y Tế Quốc GiaTrung Tâm Tài Nguyên Quốc Gia ~ Chứng Loãng Xương và các Bệnh về Xương Liên Quan của NIH

Trung Tâm Tài Nguyên Quốc Gia ~ Chứng Loãng Xương và các Bệnh về Xương Liên Quan của NIH (NIH ORBD~NRC) cung cấp cho bệnh nhân, các chuyên gia y tế và cộng đồng liên kết quan trọng tới các nguồn lực và thông tin về các bệnh chuyển hóa xương. Sứ mệnh của NIH ORBD~NRC là nhằm mở rộng nhận thức, nâng cao kiến thức và sự hiểu biết về cách phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị những bệnh này cũng như các chiến lược để đối phó với bệnh.

Trung Tâm Tài Nguyên Quốc Gia ~ Chứng Loãng Xương và các Bệnh về Xương Liên Quan của NIH được hỗ trợ bởi Viện Quốc Gia về Bệnh Viêm Khớp, Bệnh Cơ Xương và các Bệnh về Da với sự đóng góp của:

Viện Y Tế Quốc Gia (NIH) là một đơn vị thuộc Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh (HHS) Hoa Kỳ.

Xem thêm: Garena Liên Quân Mobile

Quý vị muốn yêu cầu chúng tôi gửi cho quý vị các ấn phẩm về tình trạng rối loạn xương qua đường bưu điện? Truy cập mẫu yêu cầu trực tuyến của chúng tôi.

Chuyên mục: Hỏi Đáp